(
Nam Hải Cổ Phật từ bi )
Minh Châu, Tịnh Bình, muốn tỏ ngộ,
Minh
Sư tìm bái, ngộ huyền cơ,
Liễu
phất cam lộ, " từ bi " rưới,
Độ kỉ,
độ Nhân, lên " Giác " Bờ.
Mỗi
một trận tai kiếp giáng đến chốn nhân gian, Chư Thiên Tiên Phật đều xoay chuyển
trong âm thầm; nhưng do những nghiệp lực mà chúng sanh đã tạo quá nặng, vẫn là
sẽ gặp phải sự đòi báo của nghiệp lực.
Muốn
tránh cái vận mệnh bản thân chịu kiếp, bị sự đòi báo, thì duy chỉ có thanh khẩu
trường chay, giới sát phóng sanh, thế nhưng mà thanh khẩu trường chay, giới sát
phóng sanh chỉ làm đến sự “ ngưng nghiệp ”; muốn thật sự có thể ngưng nghiệp
thì là phải ngừng hẳn việc tạo nghiệp.
Nếu
như những nhân quả nghiệp lực mà trước kia đã tạo chưa có tiêu trừ, thì sẽ vẫn
gặp chịu những tai nạn, kiếp số.
Nếu
như có thể hiểu rõ ý nghĩa của thanh khẩu trường chay, giới sát phóng sanh, biết
làm đến sự ngưng nghiệp, lại nữa phải tích cực đi tiêu nghiệp, thì mới có thể
hoá giải những tai nạn của đời người.
Nghiệp
lực của hiền sĩ sẽ vướng trói cả đời của hiền sĩ, chính là cái gọi là chẳng có
nghiệp thì chẳng chuyển làm người. Do vậy chuyển kiếp làm người chính là những
chúng sanh mang nghiệp mà đến.
Nghiệp
lực nếu như không liễu kết, hễ một khi nghiệp lực hiển hiện trước mắt đòi báo,
bất kể là lúc bình thường thân thể của con khoẻ mạnh cường tráng thế nào đi nữa,
những việc mà bình thường con cảm thấy rất đơn giản có thể làm được, nhưng nghiệp
lực hễ đến rồi thì việc gì con cũng đều làm không nổi; thâm chí là ngay đến cả
cái năng lực nhặt đồ dưới đất cũng đều chẳng có, chớ có mà xem nhẹ nghiệp lực
nhân quả.
Khi
những năng lượng tiêu cực của con trội hơn những năng lượng tích cực, con phải
giảm nhẹ những năng lượng tiêu cực, tăng cường năng lượng tích cực, phải dựa
vào “ công đức ” để tăng cường năng lượng tích cực.
Các
Hiền Sĩ phải nhanh chóng phát nguyện hành công liễu nguyện, tiêu trừ nghiệp lực;
chớ có đợi đến khi sự việc phát sanh rồi mới đi làm, vậy thì đã quá chậm, quá
muộn rồi !
Vào
những năm tính sổ thời mạt hậu thì càng không thể lơ là xem nhẹ, phải làm các
công đức hồi hướng cho những món nợ nghiệp lực của bản thân, lại còn có gia
nghiệp, tổ nghiệp và tổ tiên, chẳng phải là chỉ giúp bản thân tiêu nghiệp, mà
còn phải giúp người nhà tiêu nghiệp. Hy vọng rằng các Hiền sĩ đều có thể bình
an vượt qua những năm tính sổ thời mạt hậu này.
Nguyện
lực mới có thể chuyển hoá nghiệp lực !
( Tiếng
lòng của Hoạt Phật Sư Tôn )
Hành
công liễu nguyện mới có thể bồi thường hoàn trả cho những món nợ túc nghiệp. Có
người thì sẽ có nghiệp, nghiệp có “ nghiệp của tự thân, nghiệp của gia đình ”
Nghiệp
lực vướng víu đeo bám là tư lương để tôi luyện con, để thành tựu con trở về trời.
Khi
nghiệp lực hiển hiện trước mắt thì phải kiên trì giữ niệm lành đi làm thì mới
có thể “ qua một ải, liễu một nghiệp ”.
Nghiệp
lực chẳng phải là thứ mà dùng tiền bạc, tài trí hoặc các biện pháp kĩ năng thì
có thể cải biến được đâu. Duy chỉ có thật thà mà “ hành công liễu nguyện ” thì
mới có thể hoàn trả bồi thường cho những món nợ nghiệp luỹ kiếp.
Nghiệp,
được tạo ra như thế nào vậy ?
Bệnh
khổ, làm sao mà mắc phải đây ?
Mọi
việc không thuận, là do đâu vậy ?
Đều
là những nghiệp báo từ 3 nghiệp “ thân, khẩu, ý ” và sự che giấu những tội lỗi
của bản thân tích luỹ mà ra. Tạo tác những việc xấu ác lâu rồi thì thân thể bèn
sẽ mắc bệnh. Nhân quả báo ứng là thứ vô cùng chính xác, chẳng phải là thứ hư giả.
Thời
mạt hậu ơn trên khai xá một thứ phương pháp chính là để Nguyên Nhơn đến “ thác
mộng ”, lấy việc thác mộng để cầu được công đức.
Các
vị tổ tiên, hoặc những người hữu duyên luỹ kiếp đều có được cơ hội đến thác mộng.
Hiền Sĩ nằm mơ thấy những người thân đã qua đời muốn làm “ sự hồi hướng công đức
”.
Ở trong
Uổng Tử Thành, mỗi vị Nguyên Nhơn đều hối hận không ngớt, hối hận sự vô tri của
bản thân lúc bấy giờ, tràn ngập những tiếng lòng bi ai và sám hối, thế nhưng đã
muộn màng rồi !
Các
thiện hồn ở trong “ Sở Nghe Kinh ” thì khá là hạnh phúc; họ khá ư là trân trọng
cái mối nhân duyên nghe kinh pháp này.
Nếu
như các con nằm mộng thấy bị truy đuổi trong giấc mộng, hoặc bị làm kinh hãi hoảng
sợ trong mơ, cảnh mộng bị rắn cắn, những cái này là “ sự thị hiện Duyên Nhơn
đòi gấp nhân quả ”, cần phải làm công đức hồi hướng thì mới có thể tránh kiếp tị
nạn.
Phát
nguyện mới có nguyện lực, mới có thể chuyển nghiệp lực của con. Nhân quả nghiệp
lực chỉ có “ phát thiện nguyện ” thì mới có thể bù đắp, hoá giải tiêu nghiệp.
Khi có khốn khó thì làm công đức hồi hướng; khi cầu Tiên Phật phù hộ cho thì tự
bản thân phải phát thiện nguyện. Chẳng phát nguyện thì ơn trên chẳng cách nào
trợ giúp cho con.
“
Nguyện lập ” của mỗi người thì mỗi người phải liễu, “ nghiệp lực ” cũng phải liễu.
Tu đạo tuy rằng có thể gặp dữ hoá lành, thế nhưng mỗi người có những nhân quả
nghiệp lực của bản thân, cái nên bồi thường thì vẫn là phải bồi thường, cái nên
trả thì vẫn là phải trả.
Nơi
tiêu nghiệp có hai chỗ : một là bệnh viện, một là đạo trường. Con sẽ chọn cái
nào ?
Hình icon Show icon