Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới - ( Giới Cáo Thứ Hai )


Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới

( Giới Cáo Thứ Hai )


Thiên-Đạo xiển phát Thánh mạch truyền
Sắc lệnh tam Phật bàn thâu viên
Không bái Thiên-Nhiên cầu Chân-Đạo
Ngàn đời vạn kiếp khó trở thân.

Lại khuyên răn, Nguyên-phật-tử, lắng nghe chân lý
Thời buổi này, kiếp tam-kỳ, đau khổ bất kham
Trời sắp già, đất sắp tàn, khí số sắp tận
Mẫu không nỡ, nhìn tai kiếp, làm hại thân con
Mở văn vận, thả đường giác, giáng hạ kim tuyến
Xiển Thiên-Đạo, tên Nhất-Quán, truyền khắp càn khôn
Sai Di Lặc, chưởng Thiên-Bàn, vạn bàng quy chánh
Mệnh Thiên-Nhiên, chưởng Đạo-Bàn, Linh-Diệu hoá thân 
Ban Di Lặc, chưởng sắc lệnh, muôn Thần trợ đạo
Sai Chư Phật, giáng cơ bút, Đại-Đạo tuyên truyền
Nơi Tiên-Thiên, Mẫu không giữ, Tiên Phật Thần Thánh
Chúng Bồ Tát, cùng Tiên-Chân, đầu thai xuống phàm
Trời đất lớn, sao lớn bằng, Thiên-Mệnh của Mẫu
Thuận thì hưng, nghịch thì vong, phân chia trời vực
Kỳ phổ-độ, chưa từng có, không tiền khoáng hậu
Chân kỳ duyên, từ vạn cổ, nay gặp thời cơ 
Trên độ Tiên, dưới độ quỷ, giữa độ thiện-tín
Thu ngàn môn, lẫn vạn giáo, cùng về cội nguồn
Truyền mạt-hậu, là Nhất-Quán, thiên cơ diệu huyền
Đắc nhất chỉ, mở khoá vàng, kim-thân hiển hiện
Truyền hợp đồng, về Linh-Sơn, lấy đó làm bằng
Kế điểm huyền, mở huệ nhãn, pháp môn Bạch-Dương
Sau cùng truyền, vô-tự-kinh, thông thiên thần chú
Niệm chân kinh, Tiên Phật Thánh, đến hộ thân con
Đắc Thiên-Đạo, được ghi danh, ở nơi Thiên-bảng
Nơi địa phủ, đã xoá tên, thoát khổ luân hồi
Sáng nghe Đạo, chiều được chứng, nhờ nơi nhất chỉ
Chỉ huyền quan, bảo vô giá, về thẳng Diêu-Lâm
Thượng thượng thừa, một bước siêu, cực kì giản dị
Thoát phàm-thể, thành Thánh-thể, cực lạc trường xuân
Đó chẳng phải, lời nói suông, có bằng có chứng
Lấy sắc thân, chứng minh được, Đại-Đạo chí tôn
Đông không cứng, Hạ không thối, dung nhan tươi tốt
Đó là vì, thoát da thối, chứng đắc kim-thân
Nếu không tin, gọi chân-linh, đến Đàn khả chứng
Mọi sự việc, đều chân thật, nào có dối hư 
Chân Thiên-Đạo, chân Thiên-Mệnh, tam-giới duy nhất
Có đạo-thống, Tổ Tổ truyền, cho đến thời nay 
Tổ mười tám, bàn thu-viên, Cung-Trường ứng vận
Tu tại gia, như xuất gia, Tăng-nhân trong nhà
Đến thời nay, chân cơ triển, truyền khắp thiên hạ
Chư Tiên Phật, chúng Thánh Thần, cùng giáng Đông-Lâm
Hiển mầu nhiệm, ở khắp nơi, người mê thức tỉnh
Hoặc giáng cơ, hoặc mượn khiếu, cứu độ chân linh
Lái pháp-thuyền, cứu cửu-nhị, lên bờ thoát khổ
Việc tam-thiên, do người hành, Trời nhờ người làm
Mọi người đều, phải ân cần, tận tâm tinh tiến
Thay thế Trời, tuyên hoá Đạo, trợ giúp Sư Tôn
Đạo nhờ người, mới phát triển, người cần Trời giúp
Trời người hợp, thật hoạt bát, dựng lập công huân
Nay đạo vụ, ở phương Bắc, lâu nay khai hoá
Khó tuyển được, người đại hiền, thật trong cái thật
Mẫu vì thế, mới phê sách, “ Huấn Tử Thập Giới ”
Nay thúc giục, con của Mẫu, cùng nhau hiểu lời
Tu Thiên-Đạo, không tách rời khai xiển độ hoá
Phát lòng từ, khuyên bảo người, chẳng chán chẳng mỏi
Lập chí hướng, không thối chuyển, đại nguyện xông trời, 
Đã lập nguyện, phải thực hành, sửa mình hoá người
Chỉ mang danh, không thực tiễn, chẳng chân tài học 
Nếu như thế, khó trở về, Cực-Lạc quê xưa
Hoặc chỉ là, mặt nạ giả, qua loa xong chuyện
Đến cuối cùng, tất rơi vào, bể khổ trầm luân
Lúc làm ngưng, lúc tiến thối, giữa chừng bỏ dở
Đánh tàn linh, áp âm sơn, khó được trở thân
Mẫu mong con, chúng phật tử, hãy sớm tỉnh ngộ
Dũng mãnh tiến, có thuỷ chung, chân quả tất thành
Ngoại công tròn, nội công đầy, mau mau độ hoá
Phẩm thượng thừa, sen ngàn cánh, lập tại phàm trần 
Dù con là, Đại-La-Tiên, Phật Tổ giáng thế,
Không chân công, chẳng thật thiện, khó về Diêu-Lâm
Nghe Mẫu khuyên, không thể lại không chịu phấn đấu
Nếu do dự, chậm một bước, khó lập công huân 
Là lãnh-tụ, là đàn-chủ, trách nhiệm trọng đại
Một người ngu, vạn người chìm, hại mình luỵ người
Người minh triết, có trí tuệ, lớn như biển cả
Khả dẫn Hiền, hoá độ Chúng, muôn người thành Chân
Nay bảo rõ, Bàn-sự-viên, Đàn-chủ, lãnh tụ
Mỗi người cần phát cương nghị, tinh tiến siêng năng
Dùng pháp nào, khả độ mê, rời khỏi bể khổ
Dùng pháp nào, khả giục người, cùng phát chân tâm
Tâm phải như, mây tuỳ biến, ý như nước chảy
Tuỳ cao thấp, tuỳ vuông tròn, có thể “duỗi co ”
Theo trào lưu, là tội lớn, lấy lý làm chuẩn
Quét tham sân, diệt si ái, thanh tịnh pháp-thân
Công càng cao, vị càng hiểm, phải luôn cẩn thận
Lên cực đỉnh, khi rơi xuống, vạn trượng vực sâu
Trèo càng cao, té càng nặng, đó là định lý
Kẻ thông minh, há có thể, làm việc ngu si
Sợ tam-uý, nghĩ cửu-tư, nói-làm sóng đôi
Tuân tam-tỉnh, giữ tứ-vật, mới xứng Hiền-chân
Tuân huấn hành, đăng Thánh-vực, Cực lạc trường hưởng
Không tuân thủ, mặc ý hành, địa ngục có phần
Lại phê thêm, một bài huấn, Phật-tử ghi nhớ
Tam-tài nghỉ, tĩnh toạ chút, Mẫu tiếp huấn văn.

Ngưng


Chú Thích :

Có thể duỗi co : nghĩa là có thể thích ứng với mọi cảnh ngộ, lúc gặp nghịch cảnh không như ý thì có thể nhẫn nại, khi gặp thuận cảnh đắc chí được toại nguyện thì có thể thi triển hoài bão.

Tam Uý :
Sách Luận Ngữ, Đức Khổng Tử nói : “ Người quân-tử có ba điều nể sợ: sợ Thiên-Mệnh của Thượng Đế, sợ Đại-Nhân, sợ lời nói của các bậc Thánh Nhân ”.

Cửu-tư :
Đức Khổng Tử rằng : “ Người quân tử có chín điều cần phải suy nghĩ : nhìn phải rõ, nghe phải hiểu, sắc mặt phải ôn hoà, diện mạo phải cung kính, lời nói phải trung thực, cẩn thận với việc làm, có nghi vấn thì phải hỏi, phải kiểm soát tốt tâm trạng cảm xúc của bản thân, thấy việc lợi thì nên nghĩ đến chữ nghĩa ”.

Tam Tỉnh :
Thầy Tăng Tử rằng : “ Ta một ngày làm ba việc phản tỉnh : làm việc cho người có lòng trung thành chăng ? kết giao với bạn bè có giữ được chữ tín chăng ? Những gì thầy đã dạy ta có ôn lại chăng ? ”

Tứ Vật
Không hợp lễ chớ nhìn,
Không hợp lễ chớ nghe,
Không hợp lễ chớ nói,
Không hợp lễ chớ động (làm).

Linh Diệu : Tức Linh-Diệu Thiên-Tôn. Thiên-Tôn là quả vị của đạo Tiên, như quả vị của Phật trong đạo Phật. Hàng-Long La-Hán, Tế Công Hoạt phật, Thiên-Nhiên-Cổ Phật đều do Linh-Diệu Thiên-Tôn hoá thân.

Đạo-thống : Đạo của Thượng-Đế là bất-nhị pháp môn, nếu không có Thiên-Mệnh của Thượng-Đế, dù là Phật-Tổ cũng không dám truyền. Đạo có đạo-thống, đó là Thiên-Mệnh lưu truyền của Thượng-Đế từ vị tổ này đến vị tổ kế tiếp.

Hội Ngọ sơ là thời kỳ phổ độ thứ nhất, Đức Phục-Hy ứng vận, kế là Đức Thần-Nông, Hiên-Viên Hoàng-Đế … truyền đến thời Khổng-Tử, Nhan-Hồi, Tử-Tư, Mạnh Tử, tất cả là 18 Tổ, gọi là tiền Đông-Phương 18 Tổ.

Đức Phật Thích-Ca cùng thời với Đức Khổng-Tử, ứng vận bên Tây-Trúc (Ấn Độ). Phật Thích-Ca truyền tâm pháp cho đại đệ tử Ca-Diếp, là vị Tổ thứ nhất của nhà Phật. Ca-Diếp truyền A-Nan là vị Tổ thứ hai, …truyền đến thời kỳ Tổ-Sư Đạt-Ma là vị Tổ thứ 28, gọi là Tây-Phương 28 Tổ. Đến đời Tổ-Sư Đạt-Ma, Thiên-Mệnh trở về Trung-Hoa, Đạt-Ma là vị Tổ thứ nhất, truyền tâm pháp cho Thần-Quang là vị Tổ thứ hai, Thần-Quang truyền cho Tăng-Xán là vị Tổ thứ ba, Tăng-Xán truyền cho Tổ thứ tứ là Đạo-Tín. Đạo-Tín truyền cho Tổ thứ năm là Hoằng-Nhẫn, Hoằng-Nhẫn truyền cho Tổ thứ sáu là Huệ-Năng. Đến thời kỳ Lục Tổ Huệ-Năng, Đạo giáng hoả-trạch, mãi cho đến Tam-Kỳ phổ độ, ba vị Phật ứng vận là Lộ-trung-Nhất Tổ-sư ( Tổ thứ 17 ), Sư-Tôn và Sư-Mẫu ( Tổ thứ 18 ). Đó là hậu Đông-Phương 18 Tổ. Tiền Đông-Phương 18 vị Tổ, cộng với Tây-Phương 28 vị và hậu Đông-Phương 18 vị, tất cả là 64 vị, hợp với 64 quẻ của Kinh Dịch.

Đạo giáng hoả-trạch : Hoả là lửa, trạch là nhà. Lửa là một yếu tố không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, nên mỗi căn nhà đều phải có bếp. Đạo giáng hoả-trạch tức là giáng từng nhà, ý chỉ mọi người đều có thể đắc đạo.

Hoả -trạch tăng-nhân là người xuất gia ở trong nhà. Đó là thời kỳ muôn nhà sinh Phật trong thời phổ độ Bạch-Dương.

Giáng cơ : Tiên Phật giáng cơ tại các chùa chiền, mượn cơ bút viết sách để khuyên đời gọi là phi loan. Nếu mượn khiếu của đồng tử trực tiếp nọi chuyện với người thì gọi là mượn khiếu.

Nguyên-chân : là chỉ chân linh của Nguyên-phật-tử.
Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới - ( Giới Cáo Thứ Hai ) Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới - ( Giới Cáo Thứ Hai )
910 1

Bài viết Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới - ( Giới Cáo Thứ Hai )

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »