Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới - ( Giới Cáo Thứ Ba )

Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới

( Giới Cáo Thứ Ba )

Duy Đạo độc tôn, Ngã độc tôn
Sinh, khắc, chế, hoá Mẫu phân thân
Tam giới thập phương Mẫu làm chủ
Dưỡng dục Thánh phàm một cội linh.

 
Hai giới cáo, Nguyên-phật-tử, sớm tỏ tâm tánh
Ngộ chân lý, nghiên cứu Đạo, chân không bất không
Có tức không, không tức có, có không : một gốc
Sắc là không, không là sắc, phi sắc phi không
Lúc ban sơ, khí chưa phân, một thể hỗn độn
Một khối Lý, tối mờ mịt, không không vị không thanh
Vô cực động hiện thái cực, âm dương phân định
Chia Tam-tài, phân tứ-tượng, lại hoá ngũ hành
Chia lục-hầu, liệt thất-chính, cửu-cung bát quái
Chia thuận nghịch, hiện tròn khuyết, muôn loài phát sinh
Luận ảo diệu, bàn hư vô, mấy ai hiểu thấu
Cổ linh quang, là chân lý, chí hư chí thanh
Chẳng âm dương, không đối đãi, bất tăng bất giảm
Lại vô hình, lại vô tượng, cũng chẳng ngoan-không
Không màu sắc, không nóng lạnh, không động không tĩnh
Nguồn vạn hoá, chân huyền cơ, ẩn chứa nơi đây
Tồn ẩn hình, vô sắc tướng, chí huyền chí diệu
Nhìn chẳng thấy, lắng chẳng nghe, bao la sắc không
Không biến động, không hiển rõ, vô vi sinh hoá
Chân-Chúa-Tể, là trung tâm, hoá dục muôn linh
Cao vô thượng, siêu cửu trùng, vượt ngoài Sắc Không
Sâu vô đáy, bao địa phủ, u minh thập điện
Quán càn khôn, thông tam giới, khắp chốn khắp nơi
Trời và đất, cùng vạn loài, rời Lý thành Không
Miễn cưỡng gọi, “Đạo”, “Chân Nhất”, hoá sinh vũ trụ
Đây vốn là, chơn cội nguồn, vô cực thường hằng
Đạo ở trời, trời trong thanh, bàn cờ xoay chuyển
Bố tinh đẩu, vận nhật nguyệt, một khí lưu hành
Đạo tại đất, đất ngưng kết, thành sông thành núi
Sinh muôn loài, dưỡng vạn vật, nhờ Nhất mà thành
Đạo nơi người, người được sống, có tri giác, động
Người có đạo, chẳng biết có, nên khó siêu sanh
Lý tam-giáo, chỉ có một, đều do Mẫu giáng
Người truyền Đạo, vốn là truyền, hư-vô-diệu-linh
Lão “Kim-Đan”, Phật “Xá-Lợi”, Nho là “Thiên-tánh”
Đều vốn là, một linh quang, cùng lý khác danh
Ngàn đời nay, pháp không hai, Đạo là duy nhất
Tiên Phật Thánh, truyền tâm-ấn, một cội đồng tông
Tỏ một pháp, biết vạn pháp, pháp pháp đều hiểu
Ngàn kinh Phật, vạn sách Thánh, một lý quán thông
Khi tam Thánh, trở về Trời, niết-bàn ngưng độ
Đường dây đứt, Đạo chẳng truyền, giáo tồn phương Đông
Cho đến nay, ba ngàn năm, không người rõ hiểu
Rẽ nhiều nhánh, vạn giáo triển, chân lý chưa minh
Nay đương lúc, khai phổ độ, phụng Thiên thừa vận
Trời khai tuyển, chọn anh-hào, dự hội Long Hoa
Trên tiếp nối, bí Vô-Cực, “áo chỉ” tam Thánh
Dưới hướng đạo, độ chúng sanh, pháp thuyền cùng đăng
Chân diệu-quyết, thượng thượng thừa, mấy ai hiểu rõ
Muốn tìm chân, cầu Cung-Trường, đại-đạo tất thành
Đắc Thiên-Đạo, mau hành công, mượn “giả” tu “thật”
Đạo tuy không, nhưng chẳng không, vạn hữu thành không
Cuộc đời người, như hạt gạo, trong lòng biển cả
Theo thuỷ triều, lên và xuống, chẳng phân được hướng
Tửu sắc tài, làm mê hoặc, Phật-tánh bổn lai
Tham thất tình, nhiễm lục dục, che lấp bổn tánh
Sóng “ biển dục ”, không ngừng nghỉ, ái tình xích chặt
Tham vinh hoa, luyến phú quý, mắc vòng lợi danh
Như điện chớp, lửa trong đá, sao khả vĩnh cửu
Như hoa đàm, chợt hiện, mất, nghiệt quả kết thành
Người mê muội, há ngộ được, cõi trần là giả
Ngộ nhận khổ, cho là vui, nào khác kiến ruồi
Thời gian đủ, một trăm năm : hơn ba vạn sáu
Nghĩ lại xem, có mấy khi, thân được ổn yên
Nhỏ rồi lớn, lớn rồi già, già rồi sẽ chết
Bao chua ngọt, cùng cay đắng, thật là thương tâm
Sanh lão bệnh, tử và khổ, ai khả thoát khỏi
Trong nháy mắt, trẻ thành già, tóc bạc cụ ông
Đến tay trắng, đi tay không, khó mang một đồng
Chỉ để lại, nấm mồ hoang, hồn xuống âm phủ
Dẫu vương tôn, hay công hầu, lỗi phạt công thưởng
Trả nhân quả, súc chuyển người, người chuyển súc sinh
Từ hội Dần, tính đến nay, năm đã vài vạn
Luân hồi khổ, mãi chẳng ngưng, thê lương khôn cùng
Rời xác này, vào xác nọ, thay tên đổi họ
Nam nhà Trương, nữ nhà Lý, tuồng tuồng thành không
Càng luân hồi, càng biến chuyển, tánh càng mê muội
Quên Tiên-thiên, Mẫu Vô Sanh, phú cho tánh linh
Tánh của người, Tiên-thiên giáng, Linh Sơn một mạch
Thánh không tăng, phàm chẳng giảm, Thánh phàm cùng tông
Người tỉnh ngộ, thành Thánh hiền, lên miền Cực-Lạc
Kẻ mê muội, là phàm phu, đoạ cõi u minh
Tiên Phật Thánh, đều người phàm, tu hành đắc chứng
Nào thấy ai, mới sinh ra, đã là Tiên Phật
Mẫu mong con, chúng nhi nữ, sớm tỏ giả thật
Bỏ đường mê, bái Chân-Sư, quy tông về nguồn
Phê đến đây, tam-tài mệt, ngừng nghỉ cơ bút
Để tam-tài, nghỉ lót dạ, Mẫu mới tái phê.
Ngưng


Chú Thích :

Áo-chỉ : Hàm nghĩa tinh thâm sâu xa khó hiểu

Không là thể của Sắc, thuộc vô hình. Sắc là phần hữu hình, là phần dụng của Không. Thể dụng không thể phân chia, nên gọi là thể dụng bất nhị.


Tam tài : Trời, đất và người

Hầu : 5 ngày là một hầu, một tháng có 6 hầu, một năm có 72 hầuThất-chính : Nhật, nguyệt, kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ

Cửu cung bát quái : Là vị trí của Lạc-thư phối hợp với bát quái

Bắc ( 1 ) phối quẻ Khảm
Tây-Nam ( 2 ) phối quẻ Khôn
Đông ( 3 ) phối quẻ Chấn
Đông Nam ( 4 ) phối quẻ Tốn
Giữa ( 5 ) không phối quẻ
Tây-Bắc ( 6 ) phối quẻ Càn
Đông-Bắc ( 8 ) phối quẻ Cấn
Nam ( 9 ) phối quẻ Ly.

Tam giáo : Thích giáo (đạo Phật), Đạo giáo (Đạo Lão hay đạo Tiên ), Nho giáo (đạo Khổng).

Tam giáo Thánh-Nhân : Đức Phật Thích-Ca, Đức Khổng-Tử, Đức Lão-Tử.

Khi các ngài ấy về trời, thì Đạo trở thành giáo, chỉ là giáo hoá, khuyên đời mà không truyền Đạo.
Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới - ( Giới Cáo Thứ Ba )  Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới - ( Giới Cáo Thứ Ba )
910 1

Bài viết Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới - ( Giới Cáo Thứ Ba )

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »