Nguyệt Tuệ Bồ Tát


 Nguyệt Tuệ Bồ Tát

Sư Mẫu là Nguyệt Tuệ Bồ Tát giáng thế, tức là Nguyệt Quang Bồ Tát giáng thế đời mạt pháp mà trong kinh Phật đã nói.

Sư Mẫu họ Tôn, tên Tố Trinh, là người Sơn Đông, huyện Đơn, đản sanh vào trước dân quốc năm thứ 17 ( tây nguyên năm 1895, ngày 28 tháng 8 ).

Vào dân quốc năm thứ 19 ( năm 1930 ), tại Lư Hội Bát Quái ở Sơn Đông, phụng mệnh của đức Vô Cực Chí Tôn, cùng lãnh thiên mệnh với Sư Tôn, cùng gánh vác chức trách phổ độ Tam Tào ( thiên tào, nhân tào, địa tào ), nam nữ cùng độ, là tổ sư đời thứ 18 hậu đông phương của Nhất Quán Đạo, Bạch Dương nhị tổ. Trong hai thời kì Thanh Dương và Hồng Dương, người tu hành đa số là càn đạo ( nam giới ), còn khôn đạo ( nữ giới ) rất ít. Nay thời kì phổ độ Bạch Dương, khôn đạo tu đạo nhiều hơn hai thời kì trước, đó cũng nhờ ơn của Sư Mẫu vậy.

Tiết trung thu năm 1947, Sư Tôn bệnh nặng. Sư Mẫu khẩn cầu Lão Mẫu, nguyện đem tuổi thọ của mình chuyển sang cho Sư Tôn để gia tăng thêm tuổi thọ cho Sư Tôn, thế nhưng số trời đã định, Vô Cực Lão Mẫu dẫn Sư Tôn về cõi Vô Cực Lí Thiên vào đêm trung thu năm đó. Trọng trách phổ độ Tam Tào từ đó chuyển dời đến trên thân của Sư Mẫu, do một mình Sư Mẫu gánh vác trọng trách phổ độ thâu viên.

Vào năm 1948, xung đột Quốc-Cộng càng lúc càng kịch liệt. Sư Mẫu có huệ nhãn, biết được Trung Hoa sắp lâm vào cảnh đấu tranh tàn sát chưa từng có, nên nói cùng chúng đại đệ tử rằng : “ Các con phải bố thì tất cả những gì đã có, và phải đi càng xa càng tốt. Đài Loan là một bồng lai tiên đảonơi đó rất nhiều người có căn tu, các con hãy qua đó để độ những người có duyên.

Nhiều người biết được sự tiên tri của Sư Mẫu, nên từ giã gia đình, vượt biển sang Đài Loan khai đạo. Chúng tiền bối ban đầu đều nghĩ rằng, chỉ sang Đài Loan một vài năm, đợi khi đạo vụ phát triển rồi sẽ trở về Hoa Lục. Không ngờ sau cuộc chiến ở Hoa Lục, Thống Tướng Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Quốc Dân Đảng rút quân sang Đài Loan, nhân dân hai miền mất đi liên lạc từ đó.

Năm Dân Quốc thứ 38 ( năm 1949 ), Đại Lục bị chiếm đóng, Sư Mẫu đã từng đến Hồng Kông tạm trú.

Năm Dân Quốc thứ 39 ( năm 1950 ), lại do lo lắng tưởng nhớ các đồ nhi, Sư Mẫu lại quay lại Đại Lục muốn cùng tồn vong với các đồ nhi. Sau đó do Đảng Cộng Sản Trung Quốc quấy nhiễu không ngừng, các Tiền Hiền dốc hết sức cầu Sư Mẫu, mới triển chuyển qua Macao, Hồng Kông đến Đài Loan.

Vào năm Dân Quốc thứ 43 ( năm 1954 ) Sư Mẫu đến Đài Loan ( do Hàn Đạo Trưởng nghênh tiếp ), cư trú tại Đài Trung.

Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc sau khi triệt thoái sang Đài Loan, trong khoảng thời gian đầu, tình hình chính trị ở trong một trường hợp đặc biệt. Về mặt trị an, chính phủ Quốc Dân Đảng cấm ngặt mọi hoạt động tôn giáo. Do đó bước đầu việc truyền đạo gặp nhiều khó khăn, lại thêm sự hiểu lầm và sự xuyên tạc của những giáo phái khác, chính phủ ra lệnh bắt bớ và bỏ tù những người truyền đạo. Cho nên thời gian sống tại Đài Loan, Sư Mẫu đều ở ẩn, mọi việc đều giao cho Hàn Đạo Trưởng xử lý. Vì để gánh đỡ cái kiếp quan khảo của đạo trường mà Sư Mẫu cấm túc tự giam cầm mình, và trăm bệnh cùng lúc phát sanh; cả đời ngài đã dốc hết mọi tâm sức để cứu độ chúng sanh, chẳng từ mọi gian khổ vất vả, mãi đến chết mới thôi. Sư Mẫu viên tịch vào tiết Thanh Minh năm 1975 tại Đài Loan, hưởng thọ 81 tuổi, được Vô Cực Lão Mẫu sắc phong là Trung Hoa Thánh Mẫu, chôn cất tại Đào Viên, làng Đại Khê.

Sư Mẫu tịch đúng vào tiết Thanh Minh năm 1975cùng ngày với Tổng Thống Đại Loan Tưởng Giới Thạch. Hôm đó mưa liên miên suốt ngàycơn mưa kéo dài qua ngày thứ hai. Khác hẳn với ngày thường, bầu trời hai hôm đó thật là thê lương ảm đạm, hình như trời đất đều đau lòng, bi thương tiễn đưa hai vĩ nhân, một Thánh, một Phàm cùng nhau rời khỏi cõi trần. Đài phát thanh và đài truyền hình đều ngưng hẳn tất cả những chương trình ca vũ nhạc kịch và quảng cáo trên đài, thay vào đó là những bản nhạc sầu tấu bằng nhị hồ, tiêu và sáo được truyền đi trên các làn sóng, nghe thật não nùng bi thương. Các trường học và những nơi giải trí đều đóng cửa.

Qua ngày thứ hai, báo chí Đài Loan đều đăng tải mục tin : mực nước của hồ Nhật Nguyệt ( một danh làm thắng cảnh ở Đài Loan ) dâng cao chưa từng thấy trong lịch sử Đài Loan. Ôi ! Trời đất đều tỏ lòng thương tiếc cho vị Thiên-Nhân-Sư đã rời khỏi cõi trần.

Hành nghi của Sư Mẫu
Đích thân may áo cho đồ nhi
Màn đêm của đầu đông buông xuống; ánh trăng lặng lẽ nghiêng soi trước cửa sổ. Tiếng côn trùng kêu rả rích trầm bỗng đây đó vang xa. Trong màn đêm tĩnh mịch yên ổn thư thái này, một đôi bàn tay ấm áp đang may áo, ngập tràn từ bi yêu thương giữa mỗi đường kim sợi chỉ.

Chiếc áo bào này là may cho Tam Tài bên mình Sư Tôn. Vị Tam Tài này do từ nhỏ đã theo bên mình Sư Tôn, do đó mà Sư Tôn đối đãi cậu ấy như đứa con trai của mình vậy, buổi sáng cùng nhau bàn đạo, đêm về cũng cùng ngủ cạnh nhau. Còn Sư Mẫu đối với đồ nhi càng là quan tâm yêu thương bảo vệ chu đáo vô cùng, chưa từng vì bản thân mình là vị Tổ Sư thân gánh vác thiên mệnh mà có cái tâm tự tôn tự đại, trái lại còn thân thiết khiêm hòa lễ nhường, vào những lúc thời gian dư rỗi sau bàn đạo, vẫn thường vì các đồ nhi mà may vá áo.

Nghĩ đến mùa đông khắc nghiệt lạnh thấu xương, chiếc áo bào này có thể đem lại chút ấm áp cho đồ nhi, trên gương mặt từ bi hòa nhã của Sư Mẫu lộ ra một thứ tình yêu vô tư của bậc bồ tát. Tất cả chúng sanh đều như con cái của ngài vậy, nơi trần thế khốn khổ, ngài nguyện dốc cạn sinh mệnh của bản thân, vì chúng sanh đem lại một chút quang minh ấm áp.

Vị Tiền Nhân đến nay đã hơn 80 tuổi, vẫn thận trọng trân trọng cất giữ chiếc áo bào mà Sư Mẫu đã đích thân may cho này. Tuy rằng đã trải qua vô số những sự cố, những biến hóa vô thường của thế sự, chiếc áo bào này sớm đã cổ lổ quá thời, đã không còn hợp trào lưu thời đại nữa, thế nhưng nó lại ngầm chứa tâm huyết và tình yêu bất tử của Sư Mẫu.

Đi về hướng Đông Nam
Vào khoảng Dân Quốc năm 30 ( năm 1941 ), Hàn Lão Tiền Nhân dẫn theo 22 vị Tiền Hiền chuẩn bị hướng về phía Tây An khai hoang, thế nhưng khi bẩm báo với Sư Mẫu thì Sư Mẫu lại bảo với họ rằng : “ chớ có đi hướng về phía Tây Bắc, hãy đi hướng về phía Đông Nam mà khai hoang, nơi đó có rất nhiều các nguyên linh phật tử lương thiện đang chờ các con đi độ ”.

“ Đông Nam ? đấy chẳng phải là cái hoang đảo ấy Đài Loan đó sao ! ”. Mọi người khi nghe đến Đông Nam đều ngẩn người ra sửng sốt kinh ngạc. Ấn tượng mà “ Đài Loan ” cho người ta lúc bấy giờ chính là một hòn đảo hoang dại chẳng có người quản và trải qua sự thống trị của Nhật Bản đã lâu. Thứ ngôn ngữ mà mọi người nói chẳng phải là tiếng nhật thì là tiếng Mân Nam, còn họ thì đều là những người phương bắc đích thực, một câu tiếng Mân Nam cũng chẳng biết nói ! Vả lại rời khỏi mảnh đất có quan hệ mật thiết với họ, vượt qua đại dương đi khẩn hoang, nỗi quyến luyến chẳng nỡ xa rời đối với đất đai và nỗi e sợ xa lạ đối với Đài Loan ấy khiến cho họ vô cùng do dự, nhưng Sư Mẫu lại càng nói một cách kiên quyết rằng : “ các con hãy đi về hướng Đông Nam, sẽ có quá trình trải nghiệm gian khổ 10 năm, thế nhưng chỉ cần các con có tâm, cố chịu khổ qua 10 năm này thì đạo vụ sau này sẽ bàn được một cách rất hoành triển. Nếu như các con sau 10 năm vẫn chưa có bàn được mở rộng, thì có thể quay lại tìm Sư Mẫu, chứng minh rằng thiên mệnh của Sư Mẫu vô hiệu ”.

Dựa vào câu nói này của Sư Mẫu, Hàn Lão Tiền Nhân dẫn theo 16 vị Tiền Hiền chỉnh trang xuất phát, nối tiếp nhau vượt biển đến Đài Loan. Tuy rằng tiền đồ giống như biển lớn mênh mông chẳng thể biết trước, thế nhưng họ vẫn dũng mãnh tiến lên, vượt qua những cơn sóng cả thịnh nộ của eo biển, đã đến được Đài Loan chốn hoang dã xa xôi chưa được khai hóa, bắt đầu khẩn hoang gieo giống. Quả nhiên đúng như là điều mà Sư Mẫu đã dự đoán, các Tiền Hiền bàn đạo quả thật sự là trong tình trạng vô cùng gian nan khốn khó, ngôn ngữ chẳng thông, hoàn cảnh khốn khó xa lạ, lại thêm không lâu sau Đại Lục bị chiếm đóng, việc chi viện kinh tế hoàn toàn bị cắt đứt, càng là gian khổ vạn phần; khi hơi có được một chút sự đột phá thì lại gặp phải ải khó quan khảo.

Thế nhưng dựa vào niềm tin kiên định của họ đối với Sư Mẫu, bất luận là con đường gồ ghề gian nguy hiểm trở khó đi như thế nào, bất luận gặp phải biết bao nhiêu những gian nan hiểm trở, họ vẫn canh tác từng cái cuốc từng miếng đất, rốt cuộc họ đã phát hiện ra rằng Đài Loan quả thật là một bảo đảo xinh đẹp, ruộng đất tươi tốt màu mỡ, ngũ cốc phong thu.

Hồi tưởng lại lịch sử của gần 40 năm, không thể không thán phục sự tiên tri nhìn thấy trước của Sư Mẫu. Trước khi Đại Lục bị chiếm đóng, ngài đã đem từng đồ nhi một đuổi ra khỏi Đại Lục, bảo họ đến Đài Loan, Đông Nam Á, Mĩ …, các nơi khai hoang hạ chủng; con cháu Viêm Hoàng ( người Hán ) chẳng có ai là không yêu thương nồng nhiệt quốc gia địa thổ của mình cả, rời bỏ gia đình, xả bỏ sự nghiệp là nỗi thống khổ khổ sở vô cùng đau xót biết bao, nhưng nếu không phải là sự anh minh sáng suốt tầm nhìn xa rộng của Sư Mẫu thì nay đạo mạch làm sao có thể truyền khắp năm châu được ? làm sao có thể phát triển mạnh mẽ hưng thịnh tại Đài Loan ? những người trung quốc tại đài loan, những kiều bào trung quốc tại hải ngoại ngày nay làm sao có thể đắc đạo ?

Còn nhìn từ một góc độ khác thì Đại Lục của eo biển bờ đối diện, 40 năm nay Nhất Quán Đạo vẫn cứ bị siết chặt cấm đoán; nếu chẳng phải là sự tiên tri tiên kiến của Sư Mẫu, thì đạo mạch dưới sự ngăn chặn đàn áp của đảng cộng sản trung quốc, e rằng sớm đã hoàn toàn biến mất, chẳng còn sót lại chút gì.

Nay có tin tức qua lại của eo biển bờ bên kia rằng, những Tiền Hiền trong những năm đó có người bị giam giữ cải tạo lao động vài chục năm dày vò đến chẳng còn ra hình dáng con người, có người bị cưỡng bức nhét thịt, còn những người gánh kiếp gặp nạn càng là đến mức tính đếm không xuể, Sư Mẫu làm sao chịu đựng nổi nỗi đau xé lòng này đây ? chẳng trách Sư Mẫu suốt ngày khóc rơi nước mắt; Bồ tát và chúng sanh vốn là một thể, huống chi là tình cảm Sư đồ như tình mẹ con vậy.

Trong tâm trạng cảm xúc hoài niệm Sư Mẫu, vẫn cứ là đặc biệt cảm kích câu nói này ! “ hãy đi về hướng đông nam ”. Nếu chẳng phải là câu nói này, thì Đài Loan hôm nay vẫn là một khoảnh hoang mạc linh tánh, còn chúng ta cũng vẫn cứ lưu lạc trong biển khổ chẳng cách nào đắc đạo.

Tự giam mình trong quãng đời còn lại
Tại NewYork có một nhà nghệ thuật người đài loan dựa vào việc tự nhốt giam mà nổi tiếng, đại khái là vào khoảng năm 1978 ! Anh ta đã xây một nhà tù ở khu Soho, NewYork; sau khi dưới sự kiến chứng kí dấu niêm phong của luật sư, anh ta tự giam cầm mình trong nhà tù gỗ mà mình đã xây dựng, chẳng có lời nói, thư báo, ti vi … tất cả những sản phẩm văn minh, để qua một loại cuộc sống hoàn toàn cách tuyệt với đời, lâu đến một năm.

Có người tưởng rằng anh ta đang kháng nghị nền văn minh hiện đại, có người tưởng rằng anh ta bắt chước các tăng lữ bế quan tự mình phản tỉnh, cũng có người cho rằng anh ta hoàn toàn là tự ngược đãi bản thân … tuy rằng đủ thứ cách nói tạp loạn không nhất trí, nhưng điều mà không thể phủ nhận là hành vi này của anh ta đã gây chấn kinh giới nghệ thuật thế giới, mãi cho đến nay vẫn chưa khiến người ta quên lãng. Trước kia khi học nghệ thuật, cũng đã từng bội phục sâu sắc về dũng khí kháng nghị và bản lĩnh bền bỉ của anh ta phải sống một năm một cách trầm tĩnh cô độc, bởi vì cái giá phải trả cho cuộc thử nghiệm này là chẳng cách nào dự đoán trước được; có lẽ là sinh mệnh trong sự tự giam cầm thì sẽ như thế mà khô kiệt, có lẽ sẽ dẫn đến thần trí suy sụp, có ai dám nắm bắt chắc chắn được ?

Đấy đã là việc của rất nhiều năm về trước; nhiều năm sau mới biết rằng tại Đài Loan cũng đã từng có một người, không chỉ tự giam cầm bản thân một năm, mà là hơn 20 năm. Ngài ấy đã âm thầm chịu đựng sự cô độc hiu quạnh này nhưng lại rất ít người biết đến; ngài ấy chính là Sư Mẫu kính yêu của các đệ tử Bạch Dương ! Nguyệt Tuệ Bồ Tát.

Là hơn 30 năm về trước đấy ! Lúc bấy giờ các tín đồ Nhất Quán Đạo dần dần nhiều thêm, chẳng những bị các phương chú ý, còn bị các tôn giáo liên hợp lại dùng các thủ đoạn bài xích, đủ thứ những báo cáo không thật khiến cho đạo trường bị siết cấm việc truyền đạo. Lúc bấy giờ ( vào dân quốc năm thứ 43 ), Sư Mẫu mới đến Đài Loan; sau khi ngài đi phỏng vấn thăm hỏi những tiền hiền các nơi, được biết những gian khổ khốn khó của Nhất Quán Đạo truyền đạo tại Đài Loan mà lòng đau như cắt. Ngài đến thế gian là để cứu rỗi những nỗi thống khổ của chúng sanh, là vì để độ chúng sanh liễu thoát sanh tử; các đệ tử Nhất Quán Đạo đều là những đồ nhi yêu dấu của ngài. Tấm lòng từ bi của ngài chẳng nỡ nhìn thấy các đồ nhi yêu dấu phải chịu khổ, càng chẳng nỡ nhìn thấy các đạo trường mà phải khắc phục đủ thứ những khốn khó mới xây dựng nên lại bị hủy diệt hoàn toàn trong thời gian ngắn ngủi, do đó mà Sư Mẫu khẩn cầu trời phật từ bi rồi bèn đến Phật đường khấu đầu và nói một cách bi thiết rằng : “ Chúng sinh có kiếp nạn, hãy để con một mình gánh lấy, nếu phải nhốt thì nhốt con được rồi, đừng có nhốt đồ nhi của con, nếu phải chịu sự giày vò thì giày vò mình con được rồi, đừng có giày vò các đồ đệ của con ! ”

Từ đấy, Sư Mẫu bèn ẩn cư ở miền trung, cả năm tự giam mình chuộc tội thay cho chúng sinh, chân chẳng bước ra khỏi cửa, giam cầm trong nhà ngục dùng sự từ bi xây dựng nên, và cũng từ đó mà thân thể vốn dĩ khỏe mạnh của Sư Mẫu bắt đầu chịu đủ thứ những nỗi đau khổ xâm lấn tấn công mà ngày dần suy kiệtThế nhưng cũng là sau khi Sư Mẫu đã nói câu nói này, đủ thứ những quan khảo  cố ý gây khó cũng đều đã hóa giải đi trong vô hình, đạo lại có thể tiếp tục bàn được nữa; một đại kiếp quan khảo này bèn như thế do Sư Mẫu một mình đã gánh vác. Kinh Duy Ma Cật nói rằng :  “ Bồ Tát vì bi mẫn chúng sinh lưu chuyển sinh tử mà vào biển sinh tử, có sinh tử tất có bệnh, nếu chúng sinh rời khỏi được bệnh, thì Bồ Tát không còn bệnh trở lại ”, nguyên nhân bệnh của bồ tát là hoàn toàn do tâm đại bi mà khởi, cũng giống như một vị trưởng bối vậy, đứa con bị mắc bệnh rồi thì cha mẹ cũng cùng sanh bệnh, duy chỉ có con khỏi bệnh hoàn toàn rồi thì cha mẹ mới có thể khỏi bệnh.

Sư Mẫu chính là một vị bồ tát như thế, vì chúng sanh mà vào nơi sanh tử, vì để khiến cho đạo mạch được kéo dài mở rộng tiếp, thà tự giam cầm bản thân, vì để giải thoát những nỗi đau khổ của các đồ nhi chúng sanhNgài thà rằng vì chúng sanh mà gánh vác những khổ nạn cực lớn như núi đá, ngày lại qua ngày, năm lại qua năm. Sự trưởng thành của đạo trường đổi lại bước đi ngày càng loạng choạng của Sư Mẫu, sự thịnh vượng lớn mạnh của đạo trường đổi lại thân thể ngày càng suy nhược của Sư Mẫu.

Hồi tưởng lại xa xăm xem nhà lao mà đã giam cầm Sư Mẫu là một nhà lao như thế nào ? chẳng có song sắt nhà tù, chẳng có gông cùm nhà tù, cũng chẳng có sự kiến chứng niêm phong của luật sư, chỉ là một bi nguyện, một lời hứa, sinh mệnh của ngài bèn đã tiến vào những năm tháng tự giam cầm dài lê thê vô tận, hơn 20 năm đau bệnh chẳng dứt, thậm chí quy không.

Một nhà nghệ thuật, vì lí tưởng nghệ thuật, vì để thành công thành danh, nhiều nhất cũng chỉ có thể giam cầm tự mình một năm, còn một vị bồ tát, vì một bi nguyện, nhưng lại có thể tự giam cầm bản thân hơn 20 năm, vả lại còn lâu năm chịu đựng những sự giày vò bệnh khổ, đem những nghiệp chướng của chúng sanh hóa thành những cơn đau bệnh gánh vác trên báo thân của bồ tát.

Sư Mẫu thậm chí chẳng thích muốn kể công, những đạo thân bình thường tưởng rằng Sư Mẫu là do sự suy nhược của cơ thể nhiều bệnh mà ẩn cư. Nếu như chẳng phải là có Tiền Hiền nghe thấy một câu nói có ý nghĩa sâu xa như thế của Sư Mẫu, và những ấn chứng của những ngày sau đó, Sư Mẫu có lẽ bèn đã như thế gánh kiếp chịu nạn một cách âm thầm mà chẳng có người hay biết.

Nhìn chăm chú xem lại tấm hình của Sư Mẫu, vẫn cứ có sự tự ti và hổ thẹn vô hạn; đôi mắt mẹ từ bi ấy của ngài dường như vì chúng sanh mà có những giọt nước mắt chảy mãi bất tận; vầng trán xinh xắn vẫn che lấp chẳng nổi tánh tình ngoan cường bền bỉ, ý chí kiên định, còn đôi môi khép chặt ấy bộc lộ sự nhẫn nhục im lặng mà gánh vác lấy trọng trách của người phụ nữ. Trong gương mặt trông như có vẻ bình phàm ấy ngưng tụ biết bao nhiêu sức mạnh không bình phàm ? trông vẻ như tấm thân mảnh khảnh yếu đuối, ngờ đâu lại gánh nổi trọng kiếp đại nạn của chúng sanh ? Chúng ta hiện nay ngồi hưởng đời người tu đạo dưới sự che chở của Sư Mẫu, làm sao có thể hiểu được sự gian khổ vất vả cấm túc gánh kiếp hơn 20 năm của ngài ? Kinh Hoa Nghiêm rằng : “ Lúc Bồ Tát chịu khổ thế cho chúng sanh như vậy càng tinh tấn hơn, chẳng bỏ chẳng tránh, chẳng kinh chẳng sợ, chẳng có nhàm mỏi. Cớ sao vậy ? Vì đúng như bổn nguyện : Quyết muốn đảm nhiệm tất cả chúng sanh khiến họ được giải thoát ”. Đấy chính là bức chân dung cả đời của Sư Mẫu; ngài chưa từng thị hiện thần thông để lấy lòng tin của người khác, mà chỉ là một lòng muốn gánh vác lấy những kiếp nạn của chúng sanh, hy vọng rằng đại đạo có thể phổ truyền, chúng sanh đều có thể thoát rời sanh tử.

Sự tự giam cầm hơn 20 năm đã đổi lại được đại đạo phổ truyền của hôm nay, cũng đã đổi về được vô số chúng sanh quay trở về lại bổn tánh. “ Một hạt lúa mì không rơi vào trong đất chết rồi thì vẫn là một hạt; nếu như là đã chết rồi thì sẽ kết ra rất nhiều hạt khác ”. Vì sự hy sinh cao cả và lòng từ bi của Sư Mẫu, mặc dù chính phủ Đài Loan có lệnh cấm không cho truyền Đạo, nhưng số người cầu đạo càng lúc càng nhiều, trên có quan lớn, giữa có các học-giả trí thức, dưới có tầng lớp lao động …Sau cùng Bộ Nội Vụ Đài Loan thông qua đạo luật cho Nhất Quán Đạo được tự do truyền đạo.

Cả một đời người của Sư Mẫu chính là giống như một hạt chủng tử bao hàm sức sống sinh mệnh lớn mạnh; tuy rằng sinh mệnh của ngài đã dập tắt, nhưng hạt giống mà ngài dùng sinh mệnh mình để gieo trồng đã đổi lấy được sự đâm chồi nảy nở trưởng thành của vô số sinh mệnh.

Sau 40 năm bị cấm cố, nay Đại Đạo đã được phổ truyền tại Đài Loan, lại từ Đài Loan truyền sang nhiều nước trên thế giới. Trên hàng chục triệu đệ tử, không phân biệt chủng tộc, màu da, đều được tắm gội dưới sáng sáng từ bi của Vô Cực Lão Mẫu ( đấng Vô Cực Chí Tôn ) , tất cả đều đội ơn của Sư Mẫu.

Một vạn cái khấu đấu
Đấy là vào khoảng Dân Quốc năm thứ 50 ( năm 1961 ), đúng vào lúc quan khảo Nhất Quán Đạo đang hưng mạnh nhất, lệnh cấm cấm hoạt động, giống như một cơn gió lạnh khắc nghiệt càn quét thổi cuốn đi các đạo trường thiên đạo; phật đường từng cái một bị đóng kín phong tỏa dưới sự giám sát chặt chẽ nghiêm khắc.

Phật đường của Thiên Đạo như một hàng sen tuyết trong bùn, lúc người ta chẳng chú ý đến, lặng lẽ trổ hoa tại mỗi ngóc ngách ẩm tối ô trược, khai hoa kết quả; không những bất chấp sự ô uế của ngũ trọc ác thế, mà còn tịnh hóa từng tấc một cõi Diêm Phù Đề. Thế nhưng cũng có lẽ là do “ ác nghiệp chung ” của nhân loại vậy ! Phật đường thanh tịnh ngờ đâu lại vô duyên vô cớ bị xem là khác loài, từng chỗ một bị kiểm tra cấm đoán. Rất nhiều Tiền Hiền chỉ vì sợ liên lụy đến các đạo thân nên chủ động ngưng việc truyền đạo. Những vị đạo thân thật chẳng dễ dàng gì mới lên được bờ ấy, sau khi phật đường đóng cửa thì đột nhiên mất đi chỗ nương tựa, lại rớt trở lại vào đầm lầy chìm nổi. Các Tiền Hiền tuy rằng đau lòng, thế nhưng cũng chẳng biết làm thế nào thì tốt.

Hôm đó, một tờ công văn lại gửi đến, nội dung chính là siết lệnh kiểm tra cấm chỉ một phật đường ở miền trung. Ơn trên trắc ẩn thương xót nên tờ công văn này ngờ đâu lại đến vào tay một đệ tử Nhất Quán Đạo. Anh ta tuy là một vị chủ quản nhỏ, thế nhưng quyền hạn của anh ta là chẳng cách nào cản được tờ công văn này, mà tờ công văn này chỉ cần lại truyền xuống thì là đơn vị chấp hành rồi. Nhìn chăm chăm vào tờ công văn, trong lòng anh ta nghĩ rằng : “ cánh cửa của Lí Thiên lại phải đóng thêm một cánh nữa rồi ! ”, trên trán của anh ta toát ra từng hạt từng hạt mồ hôi hột; mồ hôi lạnh trong lòng bàn tay cũng thấm ướt tờ công văn; điều mà anh ta có thể làm chỉ là bẩm báo lại với Tiền Nhân.

Biển khổ vô biên, sự ứng vận của Thiên Đạo là trân quý khó gặp biết bao. Chúng sanh thật chẳng dễ dàng gì có được chiếc pháp thuyền có thể chở qua đến bờ bên kia, nhưng mắt lại nhìn thấy pháp thuyền bạch dương vỡ vụn ra từng chỗ.

Các Tiền Nhân sắc mặt mỗi người đều trang trọng nghiêm túc đi tới đi lui thở dài, đặc biệt là cái phật đường này có thể nói là trung tâm mấu chốt của đạo trường miền trung, một khi đóng cửa thì đạo trường miền trung tức sẽ đối mặt với nguy cơ đình bãi, chẳng những chẳng cách nào tiếp tục bàn đạo độ người, mà sẽ còn biết bao nhiêu đạo thân do đó mà li tán chẳng chỗ an thân, lại quay về đời người lang thang sanh tử. Các Tiền Nhân tuy rằng lo lắng nhưng lại thỏa thuận với nhau là không thể để cho Sư Mẫu biết được, sợ rằng Sư Mẫu bận lòng quá độ mà bệnh tình nặng thêm.

Thế nhưng Sư Mẫu vốn thông minh bẩm sinh, sớm đã biết rõ các đồ nhi ai ai cũng tâm sự trùng trùng, qua không nổi sự truy hỏi của Sư Mẫu, các Tiền Nhân vẫn là chẳng chút che giấu nói ra hết toàn bộ; đôi mắt thâm thúy sâu sắc của Sư Mẫu ngấm ra hàng nước mắt long lanh; sau khi trầm mặc rất lâu rồi, Sư Mẫu thở dài tiếc nuối nói rằng : “ ta biết rồi, chỉ còn cách khẩn cầu Lão Mẫu từ bi thôi. ”

Đêm hôm đó, đại địa của thu tận đông tàn thê lương u tĩnh, trong ngôi phật đường sạch sẽ không bụi đã thắp lên một lò đàn hương; bậc Thánh Nhân của một thời đại đã có tuổi, tóc đốm bạc đang bệnh suy quỳ phục trước phật đường. Trên gương mặt cao tuổi của ngài có ý chí kiên định như bàn thạch ( khối đá lớn ) vậy, gương mặt thánh khiết dưới sự soi sáng của phật đèn giống như ánh sáng chói lọi của trăng sáng vậy. Vì để chống đỡ lấy kiếp nạn của chúng sanh, nguyện đốt cháy tận một chút những tia sáng cuối cùng. Trong đôi mắt ướt át của ngài tràn đầy những giọt lệ chưa rơi sắp rơi, trong lòng thầm cầu nguyện : “ những kiếp nạn của chúng sanh do một mình con đây gánh vác vậy ! ”


Mỗi khi đạo tràng gặp khảo, Sư Mẫu thường ăn ngủ không yên, một mình quỳ trước phật đường lạy cả vạn lạy, khẩn cầu Đức Vô Cực Chí Tôn giảm bớt khảo nghiệm, và nguyện thế chúng sanh chịu tội để mọi người sớm lên pháp thuyền, rời khỏi bể khổ. Sư Mẫu thường nói : " Các con nếu có điều gì sai lầm thì chỉ hại cho các con mà thôi. Nếu mẹ có việc gì không đúng thì làm lỡ cả Tam Tào đại sự, mẹ làm sao ăn ngon và ngủ yên cho được ".

Tấm thân nhỏ bé nhưng lại có sức mạnh từ bi lớn mạnh. Nhất khấu, tái khấu, tam khấu …. Một nghìn cái khấu đầu, hai nghìn cái khấu đầu … đại địa trầm mặc yên tĩnh đều đã giật mình tỉnh giấc; trong cõi Diêm Phù Đề u ám, có một ngọn đuốc trang nghiêm trong sáng đã soi sáng sự tăm tối vô biên. Thiên địa quỷ thần đều không thể kìm nén nổi rơi xuống những giọt nước mắt cảm động; một người con gái yếu đuối ngờ đâu lại muốn gánh lấy những tội nghiệp vô biên của chúng sanh ! Tám nghìn cái khấu đầu, chín nghìn cái khấu đầu …. Mỗi một cái khấu đầu đều là sự hồi hướng.

   Ông trời nói rằng : “ đấy là sự cộng nghiệp của chúng sanh, cần phải do chúng sanh cùng gánh lấy ”.

   “ Con cũng là chúng sanh, hãy để do con gánh lấy vậy ! ”, ngài âm thầm khẩn cầu.

Trời trầm mặc không lời, còn Sư Mẫu vẫn cứ khấu đầu một cách kiên định. Thời gian trôi qua trong lặng yên, trong sự bất tri bất giác, một luồng ánh sáng nhỏ nhạt phóng chiếu vào phật đường khói hương nghi ngút. Đại địa đã thức tỉnh lại, tiếng những con ve sầu, tiếng him véo von hót hợp tấu ra chương nhạc cảm ân. Sư Mẫu rốt cuộc đã nghe thấy thông điệp từ bi đến từ đáy lòng. Ngài biết rằng ơn trên đã bằng lòng chấp thuận sự khẩn cầu của ngài.

Khấu xong rồi một vạn khấu đầu, ngài thẳng chiếc lưng khớp xương không tốt, bước chân lảo đảo có chút loạng choạng; ngài chẳng cảm giác được cái eo của mình đã không còn thẳng như trước kia nữa, bước chân cũng không còn mạnh khỏe như trước, ngài cũng chẳng biết rằng tinh thần của mình đang hao tổn một cách kịch liệt nhanh chóng : điều mà trong lòng nghĩ là : “ phật đường có thể tiếp tục bàn xuống nữa rồi, lại có rất nhiều các nguyên linh phật tử có thể lên thuyền lên bờ rồi ”, một chút cũng chẳng cảm thấy thân tâm bệnh nặng lại gánh nhiều thêm một gánh nặng; gánh nặng của tờ công văn siết cấm ấy lại tăng thêm trên tấm thân mảnh khảnh yếu ớt của ngài.

Đức Tuệ Bồ Tát ( Tiền Nhân Trương Ngọc Đài ) đã từng hầu cạnh qua Sư Mẫu nhận chịu sự ảnh hưởng tấm gương mẫu mực của Sư Mẫu, trong quá trình bàn đạo của ngài, biết chữ không nhiều, rất ít giáo hóa bằng lời nói, ngoài thiên chất từ bi lương thiện của tự bản thân đối với chúng sanh ra, thì là thường vì chúng sanh mà khấu cầu, thường độc một mình ở phật đường khấu đầu vào nửa đêm, đấy là nền tảng căn cứ bàn đạo “ cầu ơn trên từ bi ” của ngài. Sự vô ngã tướng của ngài đã thành tựu sự tu trì của Bồ Tát, cũng để cho chúng ta nhìn thấy được sự tiếp nối phong phạm của Sư Mẫu. Đạo là do người cùng trời hợp bàn; khi có chỗ mà sức người chẳng thể làm được, thì chỉ có thành tâm khấu cầu.

Công văn chẳng có truyền xuống, phật đường cũng chẳng có bị kiểm tra cấm chỉ, trái lại các nhà cầm quyền của chính phủ đã phái các chuyên viên làm một cuộc tìm hiểu xác thực rõ ràng, xác định rằng phật đường chẳng phải là tà giáo theo như công văn đã nói, do đó mà đã giải trừ lệnh cấm. Tiền Nhân vô cùng mừng rỡ bẩm báo lại với Sư Mẫu, Sư Mẫu cũng chỉ là cười nhạt một cái rằng : “ chẳng có chuyện thì tốt rồi ”. Khi mọi người tắc lưỡi kinh ngạc tán thán, chỉ có vị Tiền Nhân theo hầu bên mình Sư Mẫu là nước mắt trong mờ lóng lánh treo nơi khóe mắt kìm nén không nổi mà rơi xuống, chỉ có cô ấy là biết được, đấy chẳng phải là kì tích, mà là một vạn cái khấu đầu của Sư Mẫu đã làm cảm động thiên địa thần minh.

Một lát dưa hấu

   
Có một lần nọ, ở trước tiệm cơm Viên Sơn nhìn thấy rất nhiều những vị Tăng Lữ bước xuống từ chiếc xe kiệu hào hoa chấp tay cúi chào lễ nhường hỏi han nhau, nhất thời không kiềm nổi điếng cả người, các Tăng Lữ xa hoa biết bao ! Sau đó gián tiếp được biết thì ra là một hội nghị quốc tế của phật giáo cử hành tại đây, xúc cảnh sinh tình mà nhớ lại một câu chuyện của Sư Mẫu.

Khoảng thời gian Sư Mẫu ẩn cư cấm túc, bất luận mùa đông hay mùa hè chân đều chẳng bước ra khỏi cửa. Có một mùa hè nọ, khí trời dường như nóng bức hơn mọi khi; mặt trời nóng rực giống như ngọn lửa dữ dội thiêu đốt đại địa. Hôm đó là một ngày nóng bức nhất của mùa hè năm ấy; trên bầu trời chẳng có nửa đám mây, khí trời nóng bức, cho dù là ngồi ở trong nhà cũng là mồ hôi ướt đẫm như mưa.

Sư Mẫu lau nhẹ mồ hôi trên trán, hỏi vị Tiền Nhân theo hầu bên mình rằng : “ Bây giờ một lát dưa hấu bên ngoài bao nhiêu tiền ? ”. Vị Tiền Nhân khéo thể ngộ được ý người, biết rõ Sư Mẫu tiết kiệm đã thành tánh, do đó mà một lát dưa hấu lúc bấy giờ rõ ràng là một đồng bạc, nhưng lại cố ý nói rằng : “ Một lát dưa hấu ạ ! chỉ mới có 5 hào thôi ”. Sư Mẫu khẽ nhíu mày một cái : “ 5 hào ư ? ta vẫn là uống miếng nước thì được rồi ! đều là tiền của chúng sanh cả ”.

Tiên Nhân đã vội khóc òa. Sư Mẫu đến Đài Loan nhiều năm rồi, mỗi ngày tiết kiệm từng cái ăn cái mặc, rất hiếm khi được thưởng thức qua dưa hấu, do đó bèn vội vàng tiến về phía trước mà nói rằng : “ Sư Mẫu, con ra tiền, tiền của con tự kiếm đấy, không phải là tiền của chúng sanh đâu ”, còn Sư Mẫu thì lại cười mà nói rằng : “ đồ nhi khờ, tiền của con lại còn chẳng phải là tiền của chúng sanh sao, tốt hơn vẫn là cho ta một ly nước lọc vậy ! ”. Tiền Nhân mỗi khi nói đến câu chuyện này vẫn cứ là khóc chẳng thành tiếng. Trong cái nóng khắc nghiệt chẳng có máy lạnh, chẳng có quạt máy ấy, duy chỉ có một lát dưa hấu mát lạnh có thể khiến cho ngài thấm mát vô song. Tiền Nhân hy vọng biết bao rằng Sư Mẫu có thể ăn vào lát dưa hấu này !

Sư Mẫu của chúng ta, vị tổ sư một đời của thiên đạo bạch dương chẳng nỡ tiêu 5 hào tiền của chúng sanh. Ngài cho chúng ta con đường trở về cõi nước phật, vì chúng ta mà gánh kiếp chịu nạn, nào ngờ đâu ngay đến một lát dưa hấu đều tiếc chẳng nỡ ăn. Trong lòng của ngài tất cả tiền tài đều là tiền của chúng sanh, mà tiền của chúng sanh chỉ có thể dùng để bàn đạo, độ người, còn bản thân mình thì tận hết khả năng có thể tiết kiệm từng cái ăn cái mặc.

Một đời của Sư Mẫu, thời niên thiếu bôn ba bận rộn bàn đạo, cuộc sống gian nan khốn khó li tán lang thang khắp nơi trong chiến loạn; những năm tuổi già tại Đài Loan lại cấm túc gánh đỡ kiếp, cả cuộc đời chẳng có ngày nào chẳng đang vì chúng sanh mà chịu khổ, như một người mẹ vậy, căn bệnh của mẹ đều do chúng ta mà khởi, tóc bạc của mẹ cũng đều vì chúng ta mà bạc, càng vì sự ngu mê của chúng ta khiến cho mẹ có những giọt nước mắt bất tận; ân đức như thế lẽ nào một lát dưa hấu có thể đền đáp ?

Vào thời niên thiếu truyền đạo ở Đại Lục, Sư Tôn, Sư Mẫu chẳng những không có xe kiệu, vả lại còn là đi bộ truyền đạo, đi từng thôn lạc lại tiếp từng thôn lạc, mỗi khi đến trước thôn rồi, họ vẫn cứ là lấy ra những chiếc bánh hấp ( không có nhân, hình nón ) cho vào miệng nuốt chửng để làm dịu cơn đói trước, đợi qua rồi thời gian dùng bữa của mọi người mới lại đi vào thôn để truyền đạo, duy chỉ sợ rằng truyền đạo vào thời gian dùng bữa sẽ đem lại sự bất tiện cho chúng sanh.


Cũng chính là do thân giáo ( dùng hành vi cử chỉ của mình làm tấm gương mẫu mực ) nghiêm cẩn như vậy, đến nay mỗi vị Tiền Nhân chẳng có ai là không thể vừa siêng năng vừa cần kiệm, cẩn thận tuân thủ thói quen sinh hoạt tiết kiệm của Sư Tôn Sư Mẫu; mỗi khi các Tiền Nhân nhìn thấy các món ăn trong phật đường quá mức nhiều phong phú thì bèn kiềm nén không nổi phải khiển trách gắt gao một phen, các đệ tử Thiên Đạo sao dám quên lãng gia phong giản dị mộc mạc tiết kiệm của Sư Tôn, Sư Mẫu !

Một chén cháo chén cơm đều nên nghĩ rằng nguồn đến chẳng dễ; lát dưa hấu chưa vào miệng này của Sư Mẫu là tiếng chuông cảnh tỉnh trong lòng của biết bao nhiêu các đệ tử Thiên Đạo, trong từng bữa ăn bữa uống đã giảm thiểu biết bao những nghiệp chướng do lãng phí mà tạo thành !

 Nhiều sự mầu nhiệm xảy ra trong thời gian Sư Mẫu truyền đạo tại Hoa Lục
Có một lần, Sư Mẫu mang bệnh nhưng vẫn đi truyền đạo, khi đi ngang qua một ngôi miếu, vị Tiên trong miếu biết Sư Mẫu là một Minh Sư của Tam Tào ( Thiên Tào, Nhân Tào, Địa Tào ) trong thời kì phổ độ, nên mượn đồng tử quỳ xuống tiếp Thánh-giá của Sư Mẫu, đồng thời luyện đan chữa bệnh cho Sư Mẫu và thỉnh cầu Sư Mẫu độ hóa. Uống xong đan của vị Tiên, cơn bệnh của Sư Mẫu khỏi hẳn; biết cơ duyên của vị Tiên đã đến, nên Sư Mẫu ở miếu điểm đạo cho vị Tiên này. Đó là một vị Tiên trong cõi Khí-Thiên do chính Sư Mẫu độ, được Vô Cực Lão Mẫu sắc phong là Giáo Hóa Bồ Tát.

Vào tháng 8 năm 1947, Sư Mẫu đi đến thị trấn Thành-Đô của tỉnh Tứ-Xuyên, và ở trọ tại Trương gia phủ. Một giếng cạn lâu năm của Trương gia phủ tự nhiên sinh ra nước ngọt.

Tháng 11 cùng năm, Sư Mẫu lần thứ hai đến trọ tại Trương gia phủ, một cây bông quế ở vườn sau khô héo đã lâu lại đâm chồi nẩy mầm trở lại. Trong đêm Sư Mẫu đến, mọi người trong phủ đều trông thấy một đạo hào quang màu trắng phát xuất từ phòng Sư Mẫu xông thẳng lên trời.
Nguyệt Tuệ Bồ Tát Nguyệt Tuệ Bồ Tát
910 1

Bài viết Nguyệt Tuệ Bồ Tát

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »