Thiên
Nhiên Cổ Phật
天心純善原靈明 Thiên tâm thuần thiện nguyên linh minh
然性落塵失本根 Nhiên tánh lạc trần thất bổn căn
古風頹廢理序亂 Cổ phong đồi phế lí tự loạn
佛道振興綱常倫 Phật đạo chấn hưng cương thường luân
三寶點開無縫鎖 Tam bảo điểm khai vô phùng tỏa
曹兒沾潤皇母恩 Tào nhi triêm nhuận Hoàng Mẫu ân
明明白白一條路 Minh minh bạch bạch nhất điều lộ
師挽眾徒齊歸根 Sư vãn chúng đồ tề quy căn
Sư
Tôn là Thiên Nhiên Cổ Phật, đã từng hóa thân Tế Công Hoạt Phật vào cuối thời
nhà Tống, nhưng vào năm thứ 15 niên hiệu Quang Tự đời nhà Thanh ( năm 1889
dương lịch ) lại đảo trang giáng thế lần nữa, sinh ra trong một gia đình dòng
dõi thư hương. Sư Tôn họ Trương ( Cung Trường Tổ ), tên Khuê Sanh, tự là Quang
Bích, nguyên quán ở Lỗ Tây, là người thôn Song Lưu Điếm, thành Nam Hương, huyện
Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông. Tên thụy của ông cụ thân sinh là Ngọc Tỉ, bà cụ thân mẫu
là Kiều Thị, gia đình kinh tế khá giả.
Khi
Sư Tôn giáng sinh, do Thiên Đàn ở Bắc Kinh bị cháy, do đó mà phía bắc sông
Hoàng Hà, nửa bầu trời trở thành hồng quang phổ chiếu, và nước đục quanh năm của
sông Hoàng Hà hôm đó bỗng trở nên trong veo có thể nhìn thấy tận đáy; trăm
nghìn năm nay căn cứ theo lịch sử ghi chép, mỗi khi sông Hoàng Hà trở thành
trong veo là có Thánh Nhân giáng sanh tại trần gian, nên có thể nói Sư Tôn là một
vị “ Thiên sanh Thánh Nhân ”.
Từ đời
Minh đến đời Thanh, Thiên Đàn là nơi tế trời của các vị vua. Trong bài cơ của Đức
Vô Cực Chí Tôn, hậu thiên Sư Tôn, cũng như tiên thiên Tế Công Hoạt Phật, đều là
Hỏa Đức Tinh Quân phân linh giáng phàm.
Hôm
đó, những đám mây đỏ ( Ráng ) phủ khắp bầu trời, trên không của thành Tế Ninh
thảy đều là kim quang chói lọi làm hoa cả mắt, mọi người mang cái tâm trạng
kinh ngạc hiếu kì bàn cãi thảo luận với nhau về cảnh sắc kì dị này; từ nơi xa
xăm lại nghe thấy có người gõ cái thanh la hô to rằng : “ Sông Hoàng Hà trong
veo rồi, Sông Hoàng Hà trong veo rồi ”
“
Sông Hoàng Hà mỗi lần trở nên trong veo chắc chắn có Thánh Nhân giáng thế ”
“ Tốt
quá rồi, những tháng ngày khổ sở của chúng ta có lúc thoát li rồi ! ”
Đây
quả là một ngày cát tường; con sông Hoàng Hà nước đục quanh năm bỗng nhiên trở
nên trong vắt đáng yêu, còn cảnh tượng hồng quang chiếu sáng tứ phương cũng là
cảnh tượng kì dị mà mọi người chưa từng thấy qua; đấy là hiện tượng cát tường;
vào cái thời đại quan liêu hủ bại, các cường quốc xâm chiếm cuối đời nhà thanh ấy,
hiện tượng này đã cho mọi người sự kì vọng mong đợi về một đấng cứu thế, đấy
chính là ngày 19 tháng 7 năm kỷ sửu, năm thứ 15 niên hiệu Quang Tự ( là năm
1889 dương lịch ).
Trong
luồng kim quang bao phủ khắp trời, đột nhiên một đạo từ quang cát tường phóng
hướng đến Trương phủ của Thành Nam hương, huyện Tế Ninh. Vị phu nhân hiền thục
đoan trang bên trong Trương Phủ trải qua những cơn đau từng cơn từng cơn một đã
hạ sinh một đứa bé trai; đứa bé trai này đem lại cho họ niềm hoan hỷ và kinh ngạc
vô hạn. Tướng mạo của cậu ta bất phàm, đầu vuông đỉnh bằng, Nghiêu mi Thuấn mục
( tướng mạo đế vương ), đôi mắt sáng trong có hai con ngươi; sóng mũi cao rất
thẳng; trên toàn gương mặt có một thứ vẻ sáng sủa thánh khiết chẳng cách nào diễn
tả được, vả lại trong lòng hai bàn tay có nốt ruồi đỏ như châu sa - tả nhật (日), hữu
nguyệt (月);
hai chân cũng có nốt ruồi đỏ như châu sa.
Đứa
bé sơ sinh tuấn tú phi phàm này chính là Sư Tôn thân gánh sứ mệnh phổ độ Tam
Tào ! Thiên Nhiên Cổ Phật giáng thế.
Trương
Phủ là một gia tộc hiển quý nhiều đời thuộc giòng dõi thư hương; Trương phụ (
ông cụ thân sinh ) cũng là bậc sĩ phẩm cách cao thượng rất có học vấn. Từ sau
khi có đứa con trai tài năng xuất chúng này, Trương phụ mỗi ngày đích thân giảng
dạy cho thi thư ( thi kinh, thư kinh, tứ thư ngũ kinh ), kì vọng mong đợi con
trai trở thành người hữu dụng.
「瞻彼淇澳,菉竹猗猗;有斐君子,如切如磋,如琢如磨,瑟兮 ,赫兮暄兮;有斐君子,終不可諠兮。」
“chiêm bỉ kì Áo, lục trúc y y. Hữu phỉ quân tử,
như thiết như tha, như trác như ma. Sắt hề giản hề, hách hề huyên hề. Hữu phỉ
quân tử, chung bất khả huyên hề”
( Kinh
Thi nói rằng: " Trông kìa trên khúc quanh của sông Kỳ, tre xanh tốt rườm rà, [Nước Vệ] có người quân tử thanh tao, như cắt như giũa thật chăm chỉ, như dùi như mài thật tinh tế. Trang trọng
nghiêm túc, xiết bao uy nghi. Vinh diệu
rạng rỡ thay! [Nước Vệ], có người quân tử, mọi người mãi mãi không quên ". )
「大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。」
“ Đại
học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện ”
Từng
từ một vang rền, khắc một cách vững chắc trong tâm trí non trẻ của Sư Tôn. Mỗi
lần đọc, tâm linh non trẻ của cậu bèn một lần lại một lần bị những bậc thánh hiền
này lay động nhiếp phục; còn trong quá trình giảng dạy tứ thư ngũ kinh, Trương
phụ cũng dần dần cảm nhận được đứa con trai này của ông có trí tuệ siêu phàm và
sứ mệnh cứu thế, do đó mà càng chẳng dám lơ là chểnh mảng, tận tâm chịu đựng mọi
vất vả để chỉ dạy cho cậu.
Cầu
Đạo
Xuân
đi thu đến, nóng đi lạnh đến, chuyển mắt một cái thì Sư Tôn non trẻ đã trở
thành người trưởng thành. Cậu có trí thông minh sáng suốt bẩm sinh, bản tánh
trung hậu, tướng mạo đường đường ( trang nghiêm đoan chánh ), dáng đi với nghi
thái uy nghiêm trang trọng như bậc đế vương, tự nhiên chớ chẳng cứng nhắc, quả
thật là một thanh niên phong độ bất phàm, siêu trần xuất thế. Những kinh điển
Thánh Hiền mà phụ thân đã truyền dạy thì cậu đều đã tinh thông thuần thục. Sự
lĩnh ngộ và trí tuệ của cậu cũng khiến cho Trương phụ vô cùng hài lòng.
Nam
nhi chí tại bốn phương. Vào cái năm 22 tuổi, Sư Tôn rời khỏi Tế Ninh đi đến Thượng
Hải, đi theo Cô Dượng làm chức quân quan ở Thượng Hải; thế nhưng cuộc sống quân
đội chung quy rốt cuộc chẳng phải là khát vọng chí hướng của cậu, do đó mà
trong lòng cậu từ đầu đến cuối vẫn có nỗi ưu sầu mơ hồ chẳng rõ. Chẳng bao lâu
sau, quê nhà truyền đến tin phụ thân bị bệnh nặng nguy cấp; Sư Tôn nước mắt
không ngừng tuôn xuống, lập tức từ chức về quê, Trương Phụ thì không may chẳng
bao lâu sau đã qua đời.
蓼蓼者莪,匪莪伊蒿。哀哀父母,生我劬勞!
蓼蓼者莪,匪莪伊蔚。哀哀父母,生我勞瘁!
瓶之罄矣,維罍之恥。鮮民之生,不如死之久矣!
無父何怙?無母何恃?出則銜恤,入則靡至。
父兮生我,母兮鞠我。
撫我畜我,長我育我,顧我復我,出入腹我。
欲報之德,昊天罔極!
南山烈烈,飄風發發。民莫不榖,我獨何害?
南山律律,飄風弗弗。民莫不榖,我獨不卒。
Lục
lục giả nga , phỉ nga y hao . Ai ai phụ mẫu , sinh ngã cù lao !
Lục
lục giả nga , phỉ nga y úy . Ai ai phụ mẫu , sinh ngã lao tuỵ !
Bình
chi khánh hĩ , duy lôi chi sỉ . Tiển dân chi sinh , bất như tử chi cửu hĩ !
Vô
phụ hà hỗ ? vô mẫu hà thị ? xuất tắc hàm tuất , nhập tắc mỹ chí .
Phụ
hề sinh ngã , mẫu hề cúc ngã .
Phủ
ngã súc ngã , trưởng ngã dục ngã , cố ngã phục ngã , xuất nhập phúc ngã .
Dục
báo chi đức , hạo thiên võng cực !
Nam
sơn liệt liệt , phiêu phong phát phát . Dân mạc bất cốc , ngã độc hà hạt (hại)
?
Nam
sơn luật luật , phiêu phong phất phất . Dân mạc bất cốc , ngã độc bất tốt .
Dịch nghĩa :
Rau
nga cao lớn lại biến thành cỏ hao. Ôi!
Ôi! Cha mẹ sinh ta khổ nhọc vô cùng.
Cỏ nga cao lớn lại biến thành cỏ úy. Ôi! Ôi! Cha mẹ sinh ta cực nhọc gầy yếu.
Bình rượu nhỏ đã cạn rồi, bình rượu lớn có lỗi.
Sống một thân trơ trọi chẳng bằng chết cho vẹn. Không cha biết cậy vào ai? Không mẹ biết nương vào ai? Ra không quên được bi thương, vào thì không có người thân.
Cha hề sinh ta, mẹ hề dưỡng ta. Vuốt ve ta, cho ta bú. Nuôi ta lớn, dạy dỗ ta. Trông nom ta, nâng đỡ ta. Ra vào bồng ẵm ta. Ơn sâu muốn đáp đền, thật bao la như trời xanh.
Cỏ nga cao lớn lại biến thành cỏ úy. Ôi! Ôi! Cha mẹ sinh ta cực nhọc gầy yếu.
Bình rượu nhỏ đã cạn rồi, bình rượu lớn có lỗi.
Sống một thân trơ trọi chẳng bằng chết cho vẹn. Không cha biết cậy vào ai? Không mẹ biết nương vào ai? Ra không quên được bi thương, vào thì không có người thân.
Cha hề sinh ta, mẹ hề dưỡng ta. Vuốt ve ta, cho ta bú. Nuôi ta lớn, dạy dỗ ta. Trông nom ta, nâng đỡ ta. Ra vào bồng ẵm ta. Ơn sâu muốn đáp đền, thật bao la như trời xanh.
[Thi
Kinh: tiểu nhã]
Dịch thơ :
Cỏ
nga cao lớn,
Không
phải cỏ nga, mà cỏ hao
Thương
thay cha mẹ,
Sinh
ta khổ đau.
Cỏ
nga cao lớn,
không
phải cỏ nga, mà cỏ úy.
Thương
thay cha mẹ,
Sinh
ta khổ lụy.
Bình
đựng rượu trống không,
Nhục
cho chén rượu nồng.
Những
người cô độc sống,
Không
bằng sớm chết đi.
Không
cha cậy vào ai?
Không
mẹ tựa nơi đâu?
Đi
ra thì ngậm sầu,
Trở
về như chưa đến.
Cha
hề sinh ra ta,
Mẹ hề
dưỡng dục ta.
Vỗ về
yêu quý ta,
Nuôi
lớn khôn che chở.
Lại
chăm nom dòm ngó,
Ra,
vào ôm ấp ta.
Ơn
sâu muốn đáp đền,
Như
trời xanh bao la.
Núi
nam cao sừng sững,
Gió
mạnh thổi vù vù.
Người
không ai không may,
Riêng
ta sao phải hại!
Núi
nam cao chót vót,
Gió
mạnh thổi ào ào.
Người
không ai không may,
Riêng
ta không được mãi,
Nuôi
cha mẹ đến già.
Quang
cảnh thời thơ ấu phụ thân dạy cậu đọc tụng bài kinh thi này vẫn hiển hiện rõ
ràng ngay trước mắt, vô thường nhanh chóng, phụ thân mà cậu vô cùng yêu thương
ngờ đâu lại mất sớm khi còn đang độ tuổi trung niên.
Sau khi tự thân mình thể nghiệm nếm trải qua nỗi đau tang phụ, Sư Tôn quyết tâm ở bên cạnh mẫu thân để tận tâm hầu hạ, từ đấy cậu ở trong nhà theo mẫu thân quản lí gia nghiệp. Còn lúc này cũng chính là thời đại mà trung quốc rơi vào cuộc hỗn chiến ở thế bí. Triều đại Mãn Thanh thối nát hủ bại sau khi trải qua vài lượt đấu tranh phản kháng sinh tử, cuối cùng rốt cuộc đã diệt vong; Trung quốc tiến vào một thời đại dân quốc hoàn toàn mới.
Thời
đại dân quốc đối với “ Đạo ” mà nói, vừa đúng như ánh bình minh lúc tảng sáng
tràn đầy hy vọng. Đạo muốn phổ truyền : vào thời đại chế độ quân quyền ( chế độ
quân chủ ) là không thể được; duy chỉ có thời đại dân chủ thì đạo mới có thể tiến
vào cuộc phổ độ thâu viên. Lúc bấy giờ đại đạo dưới sự lãnh đạo của Lão Tổ Sư đời
thứ 17 đã dần dần rộng mở phổ độ, ngầm ( thầm, kín đáo ) độ những người hiền
lương ( người có tài hoa, có đức hạnh ).
Dân
quốc năm thứ tư, cũng là năm Sư Tôn 27 tuổi, Sư Tôn gặp một vị thầy họ Cảnh khắp
nơi truyền dương đạo Nhất Quán. Do ngài từ nhỏ đã uyên bác Tứ Thư Ngũ Kinh, tuy
rằng sau khi nghe Cảnh Truyền Đạo Sư giảng đạo Khổng Mạnh nghe xong thì rất
thích, vì hợp với quan niệm nhập thế cũng như xuất thế của mình, thế nhưng đối
với người tự xưng là Đạo Nhất Quán này, Sư Tôn vẫn chẳng dám nhẹ dạ vô đạo, do
đó bèn thỉnh mời Mẫu thân đi cầu đạo trước để rõ thực hư.
Mẫu
thân của Sư Tôn là Kiều Thị, là một vị từ mẫu đoan trang hiền thục, tánh tình
nhân từ ôn hòa. Sau khi bà cầu đạo, đã hiểu đạo Nhất Quán thật sự là đại đạo giải
thoát, không những có thể độ người liễu thoát khỏi sự sinh tử, càng là cái đạo
cứu nguy của toàn nhân loại, do đó bèn phó chúc dặn dò Sư Tôn mau đi cầu đạo.
Bà cụ về nhà cho Sư Tôn hay rằng : “ Đại đạo đang ứng vận, là chân lý chơn truyền
của tam giáo, chẳng những độ người thoát khỏi luân hồi, mà lại còn có thể siêu
bạt vong linh của thân nhân quá cố lên miền cực lạc nữa ”.
Nghe
cụ thân mẫu nói như vậy, Sư Tôn nghĩ thầm : “ đạo làm con phải lo tròn chữ hiếu,
công cha cao như núi Thái Sơn, sâu tựa biển cả, nay ta chưa báo đáp được thì
thân phụ đã rời khỏi cõi trần, nếu như gặp được Chơn đạo, có thể siêu độ anh
linh của thân phụ về miền cực lạc thì sau này ta sẽ xả thân vì đạo, độ hóa
chúng sinh. ”
Sư
Tôn theo cụ thân mẫu đến yết kiến Cảnh Truyền Đạo Sư, được thầy Cảnh truyền thọ
tâm pháp.
Hôm
đó, núi sông đại địa đều bừng tỉnh lại, núi và những cánh đồng trải dài một mảng
tươi xanh mới, con suối nhỏ chảy róc rách, tiếng chim kêu trùng rích ( gáy ) hưởng
ứng vang dội cùng núi sông, như đang hợp tấu một khúc nhạc trời.
Sư
Tôn đang quỳ trên bái đệm, nhìn chằm chằm vào ngọn phật đèn; ngọn lửa thần
thánh này khiến cho trong lòng ngài dường như đột nhiên tỉnh ngộ. Phật quang của
trí tuệ dẫn dắt lãnh đạo ngài đi qua giác địa của vô minh. Khi Minh Sư một chỉ,
ngài dường như giác ngộ được từ lâu xa đến nay bản thân mình đời đời kiếp kiếp
đang đến đến đi đi nơi Diêm Phù Đề độ hóa chúng sanh, nhưng lần này ngài cảm nhận
được dường như sứ mệnh mà mình gánh vác còn nặng nề hơn trước kia nữa.
Sau
khi đắc đạo, Sư Tôn mới thật sự triệt ngộ được tinh thần của đạo Thánh Hiền mà
mình từ nhỏ siêng đọc là nằm ở chỗ cầu đạo. Duy chỉ có cầu đạo mới có thể thật
sự phụng hành cái đạo của Thánh Hiền, cũng mới có thể vượt qua được biển lớn
sinh tử. Từ đấy, ngài quyết tâm tận hết năng lực của cả đời mình để kêu gọi thức
tỉnh những kẻ mê muội đang ngủ say nơi chốn nhân gian, cứu tế những chúng sanh
đang trầm mê chìm đắm trong biển khổ.
Do
đó, Sư Tôn bèn theo thầy Cảnh bôn ba truyền đạo, thế nhưng mỗi khi Sư Tôn tưởng
nghĩ tới phụ thân qua đời sớm vẫn chưa kịp cầu đạo thì nước mắt không kìm nén nổi
như mưa không ngừng tuôn xuống. Ngài quyết tâm muốn siêu bạt phụ thân, thế
nhưng lúc bấy giờ phải độ được một trăm người mới có thể siêu bạt phụ mẫu. Sư
Tôn tuy rằng đi khắp nơi độ người; mặc dù rất tinh tiến và tận tâm, nhưng cũng
chỉ độ được 64 người mà thôi. Vì không đủ công đức để siêu bạt cụ thân phụ, Sư
Tôn rất buồn. Sư Tôn nghĩ đến phụ thân chẳng biết đang chịu khổ ở nơi đâu,
trong lòng lo buồn nóng lòng như lửa đốt lộ ra trên gương mặt; thầy Cảnh nhìn
thấy vậy vô cùng cảm động. Vì để thành toàn lòng hiếu thảo của ngài, thầy Cảnh
đem lòng hiếu thảo của Sư Tôn báo cho Lộ Tổ hay, đích thân khấu cầu Lộ Tổ Lão Tổ
Sư đời thứ 17. Lão Tổ Sư tuy rằng vô cùng bằng lòng thành toàn, thế nhưng chẳng
dám tự mình tự tiện phá lệ, do đó cung thỉnh Lão Mẫu phê huấn. Lão mẫu cũng vì
sự thành tâm và lòng hiếu thảo của Sư Tôn mà cảm động, đồng thời cũng vì để
thay cho người đời rộng mở con đường có thể tận đạo hiếu, bèn vui vẻ ưng thuận
cho phép. Lão Mẫu giáng cơ viết rằng : “ Kể từ người này trở đi ( chỉ Sư Tôn )
, 64 công thì thêm 1 quả, từ nay về sau, những người thành tâm tu đạo, độ 64
người thì có thể siêu bạt một bậc phụ mẫu ”.
Những
người tu đạo từ xưa đến nay, thường vì cầu sự chứng ngộ của bản thân mà từ bỏ
gia đình, xả bỏ sự nghiệp, đem gia đình, phụ mẫu đặt sang một bên mà chỉ cầu sự
chứng ngộ của bản thân, nào biết rằng nhân đạo là gốc rễ của thiên đạo. Lòng hiếu
thảo của Sư Tôn đối với phụ thân, mẫu thân chính là một tấm gương tốt nhất cho
các đệ tử Nhất Quán của thời kì Bạch Dương.
Khảo
rớt các Tiền Hiền
Sau
khi thời tiết khắc nghiệt của mùa thu đã qua đi, thì lại là mùa cuối đông đến,
là lúc tuyết bay tới tấp. Dân Quốc năm thứ 9, thầy Cảnh quy không, Sư Tôn bi
thương quá độ chẳng nguôi; một ngày làm thầy suốt đời là cha. Ngài chưa từng
dám quên cái ân của Dẫn Bảo Sư. Sự quy không của thầy Cảnh khiến ngài như lại
tang phụ một lần nữa, đột nhiên mất đi chỗ nương tựa vậy.
Lộ Tổ
đời thứ 17 biết rằng Sư Tôn sẽ là người tiếp nối thánh nghiệp của thế hệ tiếp,
lại nghe nói Sư Tôn vô cùng cung kính thành tâm đối với đạo, lại còn là nhân
tài xuất chúng, xuất trần bất phàm, do vậy bèn sai người đi triệu Sư Tôn đến.
Tướng
mạo của Lão Tổ Sư trong sự uy nghiêm vẫn chẳng mất đi sự từ bi. Ngài nhìn thấy
vẻ mặt uy nghiêm viên mãn của Sư Tôn thì trong lòng rất vui, tâm nghĩ rằng : “
cậu ta chắc đã có thể gánh vác nhiệm vụ trọng đại rồi ”, do đó Lão Tổ Sư nói rằng
: “ thầy của con đã quy không rồi, con muốn theo ai bàn đạo đây ? ”. Sư Tôn nói
rằng : “ xin mời Tổ Sư chỉ thị, con nghe sự điều phái của Tổ Sư, bảo con theo
ai thì con sẽ theo người đó ”. Tổ Sư nói rằng : “ tốt, con hãy theo ta vậy ! ”
Từ đấy,
Sư Tôn bèn theo Lão Tổ Sư bàn đạo, bôn ba khắp nơi, khắp nơi cứu độ chúng sinh.
Còn Sư Tôn theo bên mình Lão Tổ Sư cũng cảm nhận được một cách nhạy bén phương
pháp giáo dục không lời – không nói nhiều, dĩ tâm ấn tâm của Lão Tổ Sư.
Đấy
là “ Đạo ” tại trung quốc lần đầu tiên phổ truyền; sự kì vọng mong đợi lũy kiếp
tu hành của vô số các nguyên linh phật tử chính là một thời khắc đắc đạo này. Mỗi
một người sau khi đắc đạo đều thật sự thể nghiệm được “ Đạo ” chẳng phải là
công phu ngoại vi, mà là từ tâm tánh đã cải biến một con người. Đạo càng truyền
càng rộng; những người đắc đạo cũng ngày càng tăng lên nhiều.
Thế
nhưng trong lòng của Lão Tổ Sư vẫn cứ mãi rất âu lo đối với việc truyền tổ vị,
bởi vì trong số 8 vị lãnh tụ lớn thì Sư Tôn là người trẻ tuổi nhất. Vả lại các
vị lãnh tụ lớn đều là công cao đức trọng; nếu như do Sư Tôn trẻ tuổi nhất tiếp
chưởng thiên mệnh, e rằng giống như Lục Tổ Huệ Năng mới đắc tổ vị chẳng cách
nào làm cho mọi người tin phục. Do vậy, Lão Tổ Sư tự âm thầm tính toán lên kế
hoạch, muốn khảo rớt hết từng người một những vị lãnh tụ này.
Lần
này, Lão Tổ Sư thị hiện bệnh nặng, vả lại là bệnh cổ họng bị tắc, chẳng cách
nào ăn cơm. Ngài nói rằng : “ tu đạo có ích chi ? ta mắc phải căn bệnh như thế
này, còn tu cái đạo gì nữa ? ”, mệnh lệnh cho các đệ tử mua thịt khai trai. Các
đệ tử ban đầu không dám, sau đó Lão Tổ Sư nói : “ các con chẳng tôn sư ! ”; các
đệ tử chẳng có cách nào khác chỉ còn cách mua về đem nấu chín; Tổ Sư lại mệnh
cho mọi người ăn : “ nếu có tội lỗi thì một mình ta gánh vác ! ”; các đệ tử có
một số người bèn đã ăn thật, cũng có số người không dám ăn, còn Sư Tôn Sư Mẫu
biết rằng là Tổ Sư đang khảo bèn âm thầm né tránh qua rồi.
Lại
có một lần, Lộ Tổ cố ý nói : “ Hiện tại chiến tranh đã kết thúc rồi, thái bình
thịnh thế, tu đạo đã kết thúc rồi, về sau khỏi phải tu nữa; chúng ta bây giờ có
thể tiệc thịt thịnh soạn để hưởng thụ khẩu phúc một phen, ăn ! ăn ! ăn ! hãy ăn
cho thỏa thích ! ”. Lộ Tổ cầm đũa lên, tự mình ăn trước rồi, , lại nói tiếp : “
ăn đi ! cứ việc ăn cho thỏa thích ! nói ăn thì ăn, còn chần chừ gì nữa ? ”. Các
đệ tử quả nhiên thấy Tổ Sư đều đã ăn rồi, khiến cho họ không còn nghi ngại e sợ
nữa, cũng bắt đầu ăn theo luôn.
Lộ Tổ
chính là hóa thân của Phật Di Lặc, do thiên mệnh phải được nối truyền, nên mượn
khảo này để thử thách các đệ tử; lẽ đương nhiên Lộ Tổ chưa hề ăn vào, Tổ đã hóa
đi, nguyên vẹn nhả trở ra,, mọi người không biết sự tình, đều bị lừa cả.
Lúc
đó chỉ có Sư Tôn Sư Mẫu, khước từ hoài mãi không chịu ăn, lại không dám chọc tức
Tổ Sư, chỉ còn cách viện cớ là đau bụng không có thèm ăn uống, một miếng cũng
không ăn. Tổ Sư giả vờ ra vẻ rất bực mình nói một cách giận dữ : “ bảo con ăn
thì con cứ ăn, sao con dám chống lại Sư mệnh ! ”
Sư
Tôn Sư Mẫu lập tức quỳ xuống nói rằng : “ xin Tổ Sư từ bi, đệ tử sao dám chống
lại mệnh, chỉ do thân thể không được khỏe, mong Tổ Sư thứ lỗi ”
Lộ Tổ
rằng : “ không ăn thì nói không ăn, còn nói nhiều thế làm chi. ”
Lộ Tổ
muốn khảo nghiệm trí tuệ và căn cơ của các đệ tử, kết quả là rất nhiều Đạo trưởng
và Tiền Nhân đều bị khảo ngã.
Các
đệ tử sau khi no nê một bữa, Lộ Tổ mới nói : “ căn cơ và trí tuệ của các con thật
là cạn, chịu không nổi một cái khảo nhỏ nhoi. Các con tu Đạo gì đây, luôn cả
tam quy ngũ giới cũng không biết; bây giờ đã khai trai phá giới rồi, toàn bộ phải
xuống âm sơn : vĩnh viễn không thể trở mình được, đã tạo xuống sai lầm to lớn,
một sẩy chân là trở thành mối ân hận thiên cổ ! ”
Các đệ tử nghe rồi giật mình, mặt tái hẳn đi, tức thì cả thảy quỳ xuống khóc đau đớn chảy nước mắt, hối hận không kịp, cầu xin rằng : “ xin Tổ Sư đại phát từ bi, xá tội, các đệ tử chúng con quá mê muội vô tư, tạo ra tội lớn ! ”. Lộ Tổ nói : “ Tất cả phải đến phật đường sám hối, nay chỉ có cầu xin Vô Cực Lão Mẫu từ bi xá tội, nhưng công quả ngày xưa đã không còn nữa, các con phải tu lại từ đầu. Ôi ! Thiên số khó thoát ”.
Những
đệ tử này chỉ biết tuân theo lời của Tổ Sư, mà chẳng biết rằng tu đạo phải nhận
lí quy chơn, mơ màng hồ đồ khai trai phá giới rồi, duy chỉ có Sư Tôn Sư Mẫu có
thể thấu triệt việc Tổ Sư thiết khảo mà dễ dàng qua ải rồi. Lộ Tổ cười một cách
hài lòng; ngài rốt cuộc đã đem những vị đại lãnh tụ lãnh đạo một phương này đều
khảo ngã cả rồi; có một đoạn này rồi, tương lai sau này khi Sư Tôn tiếp chưởng
Tổ vị sẽ không quá khó rồi. Đấy là thiên số, Sư Tôn Sư Mẫu là hậu học, phải khảo
ngã các Tiền Nhân thì mới có thể tiếp thiên mệnh, thừa vận đạo thống.
Lộ Tổ quy không vào mồng 2 tháng 2 năm thứ 14 Trung Hoa Dân Quốc ( năm 1925 ), hưởng thọ 76 tuổi. Sau khi Lộ Tổ viên tịch, thiên mệnh đạo thống giao cho em gái của Tổ Sư là Trần Sư Cô, là do Nam Hải Cổ Phật hóa thân, tạm chấp trưởng đạo thống 6 năm. Sau đó mới truyền cho Sư Tôn.
Ta
cũng là lần đầu tiên
Vào
khoảng thời gian Dân Quốc năm thứ 20 ( năm 1931 ) chính là thời đại Trung Quốc
đại lục chiến loạn lưu vong li tán, lòng người khủng hoảng, mạng người nguy cấp
khó bảo toàn, nhưng Sư Tôn vì cứu độ những chúng sanh khổ nạn nên cũng ứng vận
vào thời loạn thế. Thời loạn thế tất xuất hiện yêu nghiệt. Lúc bấy giờ, các
loai hiện tượng quái lực loạn thần ( những hiện tượng quái dị, bạo lực, loạn
nghịch, quỷ thần ) , những hiện tượng kì dị muôn màu muôn vẻ đầy khắp nhân
gian. Những người hoặc vật thần linh quái dị, những sĩ bối thần thông xuất hiện,
mà những người tu hành cũng thường hay đi theo một cách mê muội mù quáng. Thế
nhưng Sư Tôn từ lúc tiếp chưởng thiên mệnh đến giờ, vẫn thong thả từ tốn chưa
hiển hiện thần thông, chẳng những thế mà còn dặn dò các đệ tử chớ có xem bói
cát hung, chớ có học thuật chú tiên dược đủ thứ các thuật lưu động tĩnh; chỉ cần
dựa vào lương tâm mà làm việc, chớ có nghe tin những hiển dị hoặc chúng ( những
thần tích, công năng đặc dị, pháp thuật khiến cho chúng sanh mê hoặc, say mê những
công năng đặc dị mà xem nhẹ yếu chỉ chơn chánh của phật pháp ). Thế nhưng có một
số những đệ tử chấp trước hình tướng dần dần nhịn chẳng nổi tánh khí, có khi
nghe thấy ở chỗ nào đó có các thuật sĩ thần thông thì nhịn chẳng nổi rồi bỏ đi
theo họ mà rời khỏi Sư Tôn.
Có một
hôm, một vị đệ tử cuối cùng nhịn chẳng nổi đến trước Sư Tôn nói rằng : “ thầy
ơi ! thầy không hiện chút thần thông gì nữa thì chúng con đều sắp chịu không nổi
rồi, hai hôm nay lại có một vị đồng tu cải tông quy thuận đến cửa của các đạo
sĩ có thần thông rồi. Thầy chỉ là dạy chúng con độ người bàn đạo, thậm chí
không dạy chúng con đả tọa, chúng con như thế nào có giống người tu hành ? ”
Dung
mạo từ bi thanh tịnh của Sư Tôn ôn hòa cát tường như mặt trời ban mai mới mọc vậy,
thầy xe nhẹ râu trên mép một cái, nói rằng : “ Tam Tào đại sự, ta cũng là lo
bàn lần đầu tiên. Nếu như cậu ta cảm thấy ở bên đó tốt thì cứ tùy cậu ta đi vậy
! ”. Những vị tiền hiền đứng bên cạnh nghe thấy câu nói này đều không kìm nén nổi
vẻ xúc động. Họ đều biết rằng Sư Tôn tiền kiếp là Hàng Long Thiền Sư, một trong
thập bát La Hán, là Tế Công Hoạt Phật. Ngài ấy có thể nói là đời đời kiếp kiếp
đều đang độ chúng sanh, còn đối với Bạch Dương Kì Thiên Đạo ứng vận Tam Tào phổ
độ thì Sư Tôn cũng là bàn lần đầu tiên, đủ thấy rằng đại đạo ứng vận là cơ
duyên tốt nghìn kiếp khó gặp, vạn năm khó phùng đấy ! Quả thật là những người
tu hành từ xưa đến nay có thể đắc đạo vốn dĩ đã khó như lên trời, càng chẳng cần
nói đến việc có thể trên độ những khí thiên tiên khách hà hán tinh đẩu, dưới độ
các u linh quỷ hồn, giữa độ các thiện nam tín nữ trên đại địa.
“ Đạo
là trân quý khó gặp biết bao ! ” các Tiền Hiền không nén nổi sự tiếc nuối vì những
sư huynh đệ đã rời khỏi, và cũng vì bản thân mình chẳng có chấp mê nơi thần thông
mà cảm thấy vui mừng vinh hạnh.
Khảo
Tam Tài
Do
Sư Tôn ứng vận là vào đầu năm Dân Quốc, lúc bấy giờ bầu không khí ( phong tục )
tín ngưỡng dân gian Phù Kê cực thịnh hành; vì để tùy cơ ứng biến với bối cảnh
thời đại, nên Nhất Quán Đạo cũng có Tam Tài, mà Tam Tài vào lúc bấy giờ gọi là
“ Kê Sinh ”.
Kê sinh của Nhất Quán Đạo và những kê đồng bình thường của nhân gian là hoàn toàn khác nhau. Một mặt, các Kê Sinh của Nhất Quán Đạo là ăn trường chay, vả lại tuổi tác đều là trẻ con dưới 15 tuổi, thân hoàn toàn thanh tịnh; mặt khác, các Kê Sinh của lúc bấy giờ hoàn toàn đều là do Sư Tôn đích thân tự huấn luyện, mà Sư Tôn huấn luyện Tam Tài càng là nổi tiếng nghiêm khắc. Tất cả các Tam Tài đều phải qua Sư Tôn khảo thí thông qua mới có thể chính thức khai sa, còn người thi 3 lần chẳng qua được thì phải bị đào thải. Trí tuệ vượt trội hơn người của Sư Tôn triển lộ trong việc khảo Tam Tài, những việc khiến cho người ta tặc lưỡi kinh ngạc tán thán cũng đặc biệt nhiều.
Sư
Tôn khảo Tam Tài chẳng có một phương thức nhất định, có khi thì đơn độc khảo,
có lúc thì hàng trăm vị Kê Sinh cùng khảo; thông thường Sư Tôn thỉnh mời một vị
Tiên Phật đến phê huấn, hàng trăm vị Kê Sinh bèn ở trước mặt mọi người đồng thời
mượn khiếu phê huấn; phần lớn các Kê Sinh phê ra những bài huấn văn giống nhau
như đúc, thế nhưng vẫn cứ có một, hai Kê Sinh tâm thần không đủ ngưng tụ mà phê
ra bài huấn văn khác nhau, đương nhiên cũng sẽ bị đào thải rồi.
Có một
lần, hàng trăm vị Kê Sinh cùng khảo thí, Sư Tôn nói rằng : “ hôm nay chúng ta
thỉnh mời Nam Hải Cổ Phật đến phê huấn vậy ! ”, tức thời, trăm vị Tam Tài đồng
thời quẫy bút, thế nhưng trên thực tế thì Sư Tôn đã âm thầm tự mời Quan Pháp Luật
Chủ đến phê huấn. Ngài muốn xem xem những Tam Tài này có phải là đã đạt đến “
người trời hợp nhất ”, hay là dễ dàng bị một câu nói chi phối ảnh hưởng ?
Kết
quả là trong số hàng trăm vị Kê Sinh quả nhiên có rất nhiều bài là từ huấn của
Nam Hải Cổ Phật phê, nhưng chỉ có Kê Sinh mà thật sự chẳng có Ngã tướng đã phê
huấn của Quan Pháp Luật Chủ.
“ Tam
Tài là người có gánh đại nhiệm trọng trách, nếu như các con không thể hoàn toàn
một mảnh thiên tâm, mà vẫn còn có ý thức Tự Ngã ( cái Tôi ), thì có thể rước đến
Ma Vương mượn khiếu đấy ! ”
Một
đợt khảo ấy lại loại bỏ rất nhiều Tam Tài.
Những người đã thông qua được cuộc khảo nghiệm thì chính thức lãnh mệnh Kê Sinh. Những Tiền Hiền khai hoang vào lúc bấy giờ đều là một vị Điểm Truyền Sư dẫn theo một vị Kê Sinh đi khai hoang, do đó mà sứ mệnh và trách nhiệm của Kê Sinh đã gần như Điểm Truyền Sư, không thận trọng sao được ?
Định
kê thuật
Tế Nam của niên đại 20 giống như là một thế kỉ hoàn toàn mới vậy, Sư Tôn truyền thụ đạo nghiệp hoằng dương chân lí của Nho Thích Đạo; những nhân vật có tài năng, phẩm chất và danh tiếng các phương lại tề tụ dưới vị Minh Sư kì tài hiếm thấy đương đại, gây nên sự chú ý và cũng gây nên sự đố kị của nhiều người, đặc biệt là Sư Tôn dựa vào Kê Linh mà nổi tiếng, nhưng lại cũng do đó mà chuốc đến việc giáo chủ của một giáo môn khác tuyên ngôn muốn khiêu chiến với Sư Tôn. Vị Giáo Chủ này có một thứ pháp thuật thần kì, gọi là “ định kê thuật ”, thi triển loại pháp thuật này có thể khiến cho Kê Sinh vừa mới khởi Kê thì đã bất động, chẳng cách nào động đậy được, bất luận là phê huấn hay là kết duyên, tại hiện trường lúc bấy giờ sẽ giống như bị điểm huyệt chẳng thể động đậy được. Vị Giáo Chủ này đã liên sách với rất nhiều trụ trì chùa miếu một cách rất đắc ý. Ông ta nghe nói Sư Tôn dựa vào Kê Linh mà danh chấn Sơn Đông, bèn công khai điểm danh rằng : “ kế tiếp sẽ là phải đi phá Kê Sinh của Trương Thiên Nhiên ”. Cánh cửa của đạo trường là vì chúng sanh mà mở; cho dù biết rõ là họ đến để làm đảo loạn thì cũng không thể cự tuyệt, thế nhưng chơn đạo thì có Tiên Phật hộ pháp; đấy là chỗ mà các thuật sĩ chẳng cách nào quan sát nhìn thấy rõ ràng; mặc cho ông ta có dám to gan làm bừa đi nữa thì những vị tiên phật hộ pháp bên cạnh Thiên Mệnh Minh Sư lẽ nào cho phép ông ta làm bừa ?
Tế Nam của niên đại 20 giống như là một thế kỉ hoàn toàn mới vậy, Sư Tôn truyền thụ đạo nghiệp hoằng dương chân lí của Nho Thích Đạo; những nhân vật có tài năng, phẩm chất và danh tiếng các phương lại tề tụ dưới vị Minh Sư kì tài hiếm thấy đương đại, gây nên sự chú ý và cũng gây nên sự đố kị của nhiều người, đặc biệt là Sư Tôn dựa vào Kê Linh mà nổi tiếng, nhưng lại cũng do đó mà chuốc đến việc giáo chủ của một giáo môn khác tuyên ngôn muốn khiêu chiến với Sư Tôn. Vị Giáo Chủ này có một thứ pháp thuật thần kì, gọi là “ định kê thuật ”, thi triển loại pháp thuật này có thể khiến cho Kê Sinh vừa mới khởi Kê thì đã bất động, chẳng cách nào động đậy được, bất luận là phê huấn hay là kết duyên, tại hiện trường lúc bấy giờ sẽ giống như bị điểm huyệt chẳng thể động đậy được. Vị Giáo Chủ này đã liên sách với rất nhiều trụ trì chùa miếu một cách rất đắc ý. Ông ta nghe nói Sư Tôn dựa vào Kê Linh mà danh chấn Sơn Đông, bèn công khai điểm danh rằng : “ kế tiếp sẽ là phải đi phá Kê Sinh của Trương Thiên Nhiên ”. Cánh cửa của đạo trường là vì chúng sanh mà mở; cho dù biết rõ là họ đến để làm đảo loạn thì cũng không thể cự tuyệt, thế nhưng chơn đạo thì có Tiên Phật hộ pháp; đấy là chỗ mà các thuật sĩ chẳng cách nào quan sát nhìn thấy rõ ràng; mặc cho ông ta có dám to gan làm bừa đi nữa thì những vị tiên phật hộ pháp bên cạnh Thiên Mệnh Minh Sư lẽ nào cho phép ông ta làm bừa ?
Hôm đó khi mới bắt đầu mượn khiếu phê huấn thị thì vị Giáo Chủ này sử dụng ra bản lĩnh toàn thân, bắt đầu thi triển Định Kê Thuật của ông ta, khi ông ta “ Định ! ” ( Yên ) thì kinh ngạc phát hiện ra rằng Kê Sinh chẳng có bất động mà vẫn tiếp tục phê huấn một cách điềm tĩnh thong thả ung dung; khi ông ta vẫn chưa kịp hiểu rõ thì tiên phật hộ pháp đã hàng phục ông ta rồi. Mọi người chỉ thấy ông ta toàn thân rung rẩy quỳ xuống, hai tay tự vả vào mặt mình một cách không thể tự chủ kiểm soát được. Thì ra vị mà lâm đàn là pháp luật chủ, trên sa bàn mỗi từ mỗi câu đều chỉ trích nghiêm khắc vị thuật sĩ này dùng tà thuật loạn thế, tội lớn tày trời … mọi người không thể không trầm tư một cách nghiêm cẩn cung kính, tà thuật rốt cuộc khó mà chống lại Thiên Mệnh. Chơn đạo là trải qua được nghìn vạn sự tôi luyện; vị thuật sĩ này chẳng những không cách nào làm tổn hại một mảy may uy tín của Sư Tôn, trái lại còn khiến cho các đạo thân nhìn biết được lực lượng sức mạnh cực lớn có thể khắc phục bất cứ những khốn khó nào của “ Đạo ”. Câu chuyện này cũng bởi thế mà đã lưu truyền lại xuống.
Vô
pháp khả đắc
Người
ta vẫn cứ hay theo đuổi những năng lực phi thường, và cũng quả thật có một số
người có những tài năng đặc biệt kì lạ khác thường bẩm sinh vốn có, thế nhưng
siêu năng lực hoặc đặc dị công năng chẳng phải là tu hành, thậm chí có sự trở
ngại đối với việc tu hành.
Vào
thời đại Ngũ Tứ mà Sư Tôn truyền đạo, xã hội biến đổi lớn, nền văn hóa truyền
thống không ngừng bị thát phạt; khoa học giống như vị thần minh mới vậy, được
sùng bái, cung phụng; cho dù là vậy nhưng vẫn có rất nhiều hiện tượng tồn tại
mà khoa học chẳng cách nào giải thích nổi.
Ví dụ
như lúc bấy giờ có một vị bẩm sinh trời phú khác với người bình thường; anh ta
có đôi mắt nhìn thấu, hướng xuống có thể nhìn thấy được những thứ dưới mặt đất
3 thước, những việc phát sinh ở tường bên ngoài anh ta cũng nhìn thấy được,
trong túi của người khác có đựng những thứ gì ? bao nhiêu tiền ? anh ta đều biết
rõ như lòng bàn tay.
Khi anh ta nhìn thấy Sư Tôn tích tụ sự tu hành thâm hậu, càng tin tưởng rằng “ Đạo ” của Sư Tôn nhất định là nghìn năm khó gặp. Thế nhưng Sư Tôn bảo với anh ta rằng : “ cậu phải nghĩ kĩ càng, một điểm này điểm xuống thì năng lực kì lạ bẩm sinh thảy toàn bộ đều chẳng còn nữa ! Hãy về nhà suy ngẫm kĩ càng rồi lại đến ”
Vị
kì nhân này nói một cách tự tin chắc chắn rằng : “ thiên phú của con là do bẩm
sinh mà có, lại chẳng phải là đi tu luyện mà có được, không thể nào cầu đạo rồi
thì biến mất ! ”. Từ sâu tận đáy lòng anh ta thậm chí đoán rằng có lẽ sau khi cầu
đạo xong không chỉ mắt thông rồi, có lẽ không chừng lục căn thảy đều thông, thần
lực vô biên. Nghi thức truyền đạo bắt đầu rồi, ánh phật quang chói lọi, tựa hồ
như một đợt tẩy trừ tắm gội sạch sẽ trong lửa vậy; sự huy hoàng chói lọi trong
sinh mệnh của anh ta giống như băng tuyết tan chảy cạn kiệt dưới sự chiếu rọi của
ánh sáng mặt trời. Sự tái sinh của sinh mệnh biến anh ta trở lại thành một người
bình phàm.
Như
điều mà Kim Cang Kinh đã nói : Đức Phật dạy rằng: " Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta ở nơi
Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, nhẫn đến không có chút pháp chi có thể gọi là
được, đó mới gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác". Cầu đạo chẳng phải
là cầu nghìn môn vạn pháp, trái lại khiến cho chúng ta buông xuống tất cả mọi
chấp trước; những người có phẫn nộ thì buông xuống những phẫn nộ, có học vấn
thì buông xuống các học vấn, có thần thông thì buông xuống các thần thông … ,
Phật Đà chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác, là cái mà chúng ta mỗi người
vốn tự có, chớ chẳng phải là hướng ra ngoài tu mà có, cầu mà có được.
“ Đạo
” chẳng những không phải là dạy cho chúng ta thần thông, mà càng phá trừ tất cả
những Ngã Chấp, Pháp Chấp của chúng ta, giống như mục tiêu cuối cùng nhất của
Tâm Kinh : “ dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa ”, phải buông xuống tất cả mọi thứ,
phải vô sở đắc ( chẳng có chỗ đắc ) mới có thể thành Phật bồ tát.
Câu
chuyện này đối với các đệ tử Bạch Dương chúng ta có tác dụng cảnh giác lớn nhất.
Có rất nhiều người muốn từ trong việc tu trì tam bảo luyện ra cảnh giới hoặc thần
thông, đấy là điều tuyệt đối không thể được. Nếu như quả thật phát sinh, đấy nhất
định đủ tẩu hỏa nhập ma. Tổ Sư truyền cái “ Đạo ” này xuống chẳng những không
phải là dạy cho chúng ta thần thông, mà ngay đến cả những thần thông vốn có đều
trong lúc cầu đạo thảy đều mất hết trong vô hình; như thế mới có thể dùng cái
tâm bình đẳng tu đạo, ngộ đạo chẳng thiên chẳng lệch.
Vị
kì Nhân này lúc mới bị mất đi con mắt nhìn thấu thì quả thật đã khiếp sợ vô
cùng; thế nhưng dưới sự chỉ dạy dẫn dắt nhẫn nại của Sư Tôn, ông ấy đã dần dần
tìm được sự thể ngộ tu hành càng sâu sắc hơn, rốt cuộc cuối cùng đã hiểu rõ rằng
thần thông có thể làm mê loạn con mắt của chúng sanh, nhưng chẳng cách nào độ
hóa chúng sanh. Tuy rằng ông ta chẳng còn là một kì nhân tài hoa nữa, nhưng lại
trở thành một người tu đạo khiêm tốn, ôn hòa, khoan hậu vững chắc thiết thực.
Ngũ
Thông Tiên Nhân
Ở những
nơi núi thẳm đầm lớn nổi tiếng của Trung Quốc Đại Lục ẩn tàng rất nhiều những
người tu hành tu tiên luyện đan. Mục đích tu hành của họ vốn là muốn liễu thoát
sinh tử, thế nhưng do chẳng có Minh Sư xuất thế, do đó mà thường thường cứ tu
thành đủ thứ các loại thần thông. Tại một hang núi sâu nọ, có một vị Tiên Nhân
ngũ thông. Ông ta đã khổ luyện không biết bao nhiêu năm tháng, rốt cuộc đã luyện
thành ngũ thông. Ông ta có thể phi hành tự tại, có thể biết được quá khứ vị
lai; trên thì coi xét thiên phủ, dưới nghe thấy được u minh… trở thành một vị
Tiên Nhân ngũ thông chẳng hổ danh.
Thế
nhưng trong lòng ông ta mãi chẳng cách nào yên ổn tự tại, bởi vì “ Ngũ Thông ”
hữu lậu, chẳng thể liễu thoát sanh tử; một khi nhục thân bại hoại thì ngũ thông
cũng tiêu tan biến mất theo khói sương; đến lúc đó thì Vô Thường Đại Quỷ sẽ
gông cùm xiềng xích lại, ông ta bèn sẽ đáng thương giống như những người phàm tục
vậy !
Do
đó, ông ta tìm khắp Minh Sư muốn cầu Lậu Tận Thông, rốt cuộc Sư Tôn xuất thế, đại
đạo phổ truyền; Ngũ thông Tiên Nhân dốc hết thần thông của ông ta biết được Sư
Tôn đã là thân vô lậu. Ông ta không thể không năm vóc sát đất, cung kính phủ phục
sát đất lễ lạy trước mặt Sư Tôn.
“ Vì
sao ông đến đây ? ”, ánh mắt ấm áp của Sư Tôn như ánh mặt trời phổ chiếu.
“ Con
đây ngũ thông đều đã có đủ, duy chỉ cầu Lậu Tận Thông ! ”
“ Ngũ
Thông hữu tướng, nhưng Lậu Tận vô tướng, ông có xả bỏ được không ? ” Sư Tôn nói
một cách ngụ ý sâu xa.
“ Con
đây nơi chỗ sanh tử đã chẳng còn lưu luyến sâu sắc, vì để đắc được Lậu Tận, cái
gì cũng đều có thể xả ”. Ông ta tưởng rằng Sư Tôn muốn ông ta xả mạng để cầu Lậu
Tận.
“ Vậy
thì ông cầu đạo vậy ! ”. Ánh mắt từ mẫn và pháp âm trang nghiêm của Sư Tôn khiến
cho ông ta cảm động đến rơi lệ.
Trong
nghi thức truyền đạo, ông ta càng tin chắc rằng mình lúc này có thể lục thông đều
đầy đủ, bởi vì ông ta dùng thiên nhãn thông âm thầm nhìn thấy trong khói hương
nghi ngút những áng mây lành vén ra, từ trên trời các vị La Hán, Bồ Tát sắp ban
trấn đàn. Ông ta dùng thiên nhĩ thông nghe thấy chư phật của mười phương đồng
thời hiện ra tướng lưỡi dài rộng tán thán đại sự nhân duyên này; ông ta dùng
túc mạng thông không ngớt nhìn thấy Sư Tôn đời đời kiếp kiếp đều là vị Bồ Tát cứu
khổ độ chúng; trong sự kinh ngạc, ông ta dần dần tiến vào trạng thái quên Ngã (
cái Tôi ). “ Một sát na này rốt cuộc đã đến rồi ! ”. Khi Sư Tôn sắp vì ông ta
điểm đạo, ông ta ngập tràn niềm hoan hỷ tưởng rằng Sư Tôn sắp truyền Lậu Tận
Thông cho ông ta.
Một
chỉ của Minh Sư, ngũ thông thảy đều mất hết !
Ngũ
thông Tiên Nhân chỉ trong khoảnh khắc đã trở thành kẻ phàm phu chẳng có thần
thông. Ông ta vô cùng kích động, nghiến răng ken két “ hãy trả lại ngũ thông
cho tôi ! hãy tránh xa ngũ thông của tôi ra ! ”. Ông ta tưởng rằng Sư Tôn thí
triển pháp thuật đã thu mất ngũ thông của ông ta.
“ Ông
chẳng phải là sanh tử đều chẳng còn lưu luyến sâu sắc đó sao, cớ sao lại luyến
sâu ngũ thông vậy ? ”, Sư Tôn nói một cách hòa nhã từ bi.
“
……………. ”, nghĩ lại trước lúc cầu đạo tự bản thân mình đã mạnh miệng nói ra, ông
ta cứng họng nói chẳng ra lời, “ thế nhưng ……, tôi đã muôn vàn vất vả khổ cực,
dứt bỏ hết mọi phước báo trong cõi trần tục, khổ luyện nơi núi nhiều năm mới đắc
được một chút thành tựu này, nay đã mất đi những thứ này, tôi dựa vào cái gì
đây ? ”
“ Duy
chỉ có chơn đạo có thể dựa dẫm, mà chơn đạo chính là lương tâm của ông, chính
là sự từ bi hỷ xả. A La Hán sau khi đã trừ đi tam độc tham sân si, cái còn sót
lại chính là tứ vô lượng tâm từ bi hỷ xả, chính là giống như quặng vàng sau khi
luyện bỏ đi những tạp chất, chỉ còn lại vàng thật, do đó gọi là Lậu Tận Thông.
Cái mà tôi truyền cho ông chính là miếng “ vàng thật ” này, mà cái ông muốn cầu
chẳng phải cũng là cái này hay sao ? ”
Chú
giải : Ngũ thông
Cái
gọi là ngũ thông tức là 5 loại thần thông : thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông,
tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông. Người có 5 loại thần thông này
có thể biến hóa tự tại, quá khứ, vị lai chẳng cái gì là không biết. Thế nhưng
ngũ thông chẳng phải là dựa vào phật pháp tu hành mới phát khởi; Ma Vương, A Tu
La đều có ngũ thông; rất nhiều các tà sư ngoại đạo cũng có, do đó “ ngũ thông ”
chẳng thể đại biểu cho sự tu hành tốt; nếu như tâm thuật bất chánh thì trái lại
còn trở thành công cụ giúp kẻ xấu làm chuyện xấu.
Còn
cái gì là Lậu Tận Thông ? tâm tánh của chúng sanh vốn dĩ là phật, nhưng do tam
độc tham sân si che lấp mất, do đó mà chẳng sáng tỏ, gọi là hữu lậu, cũng giống
như một vật chứa đã có lỗ hổng, bất kể là chứa bao nhiêu nước vào thì đều rò rỉ
ra hết; duy chỉ có quét sạch tam độc mới có thể vô lậu ( chẳng có rò rỉ ), do
đó gọi là “ lậu tận thông ”.
Chiếc
khăn của người thợ rèn
Việc
truyền đạo lúc bấy giờ đang đúng vào thời kì khai hoang vô cùng gian khổ vất vả;
Sư Tôn thường trèo non lội suối, đi qua từng thôn từng thôn một để truyền đạo.
Có một lần nọ, họ ngang qua một thôn trang nhỏ, Sư Tôn muốn đi thăm một vị đạo
thân, anh ta là người thợ rèn bản địa ( nơi đó ).
Bên
trong cái tiệm thợ sắt ấy, lò lửa nóng hừng hực, những miếng sắt đã nung đỏ
cũng toát ra nhiệt độ cực cao khắp nhà; người thợ rèn là một người đàn ông thân
thể cao to cường tráng; đôi tay thô lớn mạnh khỏe giống như một đôi càng cua vậy,
mỗi một nện đều là tiếng leng keng có sức; dưới mái tóc loạn thưa là vầng trán
để lộ các đường gân xanh và mồ hôi tuôn xối xả như mưa; Sự chuyên chú vào công
việc của anh ta khiến anh ta chẳng chú ý rằng khách đến thăm đã tiến vào bên
trong nhà.
Khi
anh ta nhìn thấy Sư Tôn đến thăm, anh ta dáo dác nhìn xung quanh một cách hớt
hãi, muốn tìm một chiếc khăn tay sạch, thế nhưng trong ngôi nhà tranh đơn sơ
thô lậu ấy làm gì mà có chiếc khăn tay sạch sẽ nào ? người thợ rèn nghĩ ngợi một
cái, đem chiếc khăn quàng trên cổ nắm kéo lấy một cái, vò một cái trong thùng
nước dùng để rưới sắt, đưa cho Sư Tôn một cách cung kính. Những vị Tiền Hiền đi
theo Sư Tôn nhìn thấy chiếc khăn ấy, vừa đúng lúc muốn tiến về trước ngăn lại
thì đã không còn kịp rồi, Sư Tôn đã vui vẻ lau mặt và lau tay xong cả rồi. Các
Tiền Hiền nhìn ngó lẫn nhau chẳng biết nên làm thế nào, cứng cả lưỡi chẳng thốt
nên lời; chiếc khăn ấy do quàng trên cổ của người thợ rèn lâu năm đã mất đi màu
sắc vốn có, hiển hiện ra một thứ màu vàng ố nhạt. Trong lòng các Tiền Hiền nghĩ
rằng trên chiếc khăn ấy nhất định đã dính đầy mồ hôi.
Các
Tiền Hiền không nhịn nổi từng người một nhăn mày lại. Trong lòng của họ, Sư Tôn
là cao quý thánh khiết vô song; chiếc khăn tay không sạch sao có thể lau chùi
gương mặt từ bi của Sư Tôn ? Các Tiền Hiền mắt trừng miệng đơ ra, còn Sư Tôn đã
vào chuyện gia đình cuộc sống sinh hoạt thường ngày với người thợ rèn một cách
thân mật rồi.
Trong
con mắt của chúng ta, có lẽ đấy là một chiếc khăn tay đẫm mồ hôi ô uế, thế
nhưng trong con mắt của Sư Tôn thì lại là một chiếc khăn tay sạch sẽ nhất, bởi
vì nó bao hàm sự thành khẩn của người thợ rèn; những kẻ phàm tục chúng ta chỉ
nhìn thấy vẻ bề ngoài của chiếc khăn tay đen ố, còn Sư Tôn – hóa thân của Hoạt
Phật thì lại nhìn thấy một cái tâm sạch sẽ sáng ngời.
Vào
thời đại của Phật Đà, đã từng có một bà lão ăn xin nghèo khốn đến mức quần áo
chẳng đủ che thân, miếng ăn chẳng đủ lót bụng, cả ngày nằm ở những ngóc ngách u
tối của các đường hẻm. Bà ấy đem nước vo gạo hôi thối khó ngửi là thứ duy nhất
mà bà có đem bố thí một cách cung kính thành khẩn cho đệ tử lớn của Phật Đà là
Ca Diếp Tôn Giả, nhưng Ca Diếp Tôn Giả cũng uống một hơi sạch hết nước vo gạo ấy.
Thế giới trong đôi mắt của bậc giác ngộ đã chẳng còn có cái sạch sẽ, ô uế, chẳng giống với chúng ta chỉ nhìn thấy được cái đẹp, xấu, thơm, thối …. Tất cả mọi hình tướng trong con mắt của bậc giác đều là hư vọng không thật, như mộng, huyễn, bào, ảnh ( mộng, ảo, bọt, bóng ) vậy, duy chỉ có bổn lai diện mục của chúng sanh là cái mà bậc giác xem trọng trân quý ! cũng như sự thành khẩn cung kính lúc dâng chiếc khăn tay đen ố, sự thành tâm cung kính lúc bố thí nước vo gạo ấy.
Chớ
có hướng về ta khấu đầu
8
năm kháng chiến,Sư
Tôn bàn đạo trong biển lửa chiến tranh,không gián đoạn việc cứu độ chúng sinh,hiển
hóa vô số(Cầu
đạo có thể tránh kiếp nạn)。
Sư
Tôn bôn tẩu vất vả với chiếc xe gỗ nhỏ kéo bằng tay ở Đại Giang Nam Bắc ,mỗi
bước mỗi dấu chân ,trong
lòng chỉ có một tâm niệm, để đại đạo phổ truyền nơi nhân gian.
Từ
Sơn Đông đến Thiên Tân Thượng Hải, từ phương Bắc đến phương Nam……
Tám
năm kháng chiến đánh đến mức xác chết khắp nơi, nhưng Nhất Quán Đạo dưới sự
lãnh đạo của Sư Tôn Sư Mẫu thì vào lúc này lại truyền khắp Đại Giang Nam Bắc, từ
bắc đến nam mỗi tỉnh thành đều phân bố khắp các đệ tử Thiên Đạo cứu thế, còn
các đệ tử đi theo bên mình Sư Tôn cũng ngày càng không ngừng tăng lên. Trong
các đệ tử của Sư Tôn có những người thuộc các loại căn cơ khác nhau, những người
dựa theo bổn phận tu đạo thì đương nhiên là đa số, thế nhưng những người mà tập
khí rất sâu cũng không thể nói là không có, nhưng Sư Tôn vẫn cứ có thể điểm tỉnh
họ một cách đúng mực.
Hôm
đó, Sư Tôn vừa đang ở trong công quán xem xét kĩ lại tư liệu danh sách tiến cử
Điểm Truyền Sư; ngoài cửa bỗng có một đệ tử chạy vào; vị đệ tử này xưa nay vốn
thường dùng thái độ ứng phó qua loa cho xong, nổi tiếng là chuyên làm công phu
vẻ ngoài ( cử chỉ giả dối không thật ). Anh ta biết rõ rằng Sư Tôn Sư Mẫu xưa
nay không nhận sự lễ bái của đệ tử, thế nhưng vì để biểu thị sự kính ngưỡng của
mình cao hơn so với người khác, do đó mà mới tiến vào cửa thì đã phủ phục trên
đất hướng về Sư Tôn khấu đầu lễ bái. Sư Tôn liền vội xoay người sang một bên,
không tiếp nhận sự khấu bái của anh ta.
“ Lẽ
nào Sư Tôn đã nhìn thấu tâm sự của mình ? Sư Tôn tuyệt đối chẳng phải là một
người bình thường ”, trong lòng vị đệ tử đó bất giác trở nên hoảng loạn; lúc
bình thường tuy là miệng lưỡi khéo léo lanh lợi, nhưng giờ lại cúi đầu hổ thẹn
vô cùng chẳng nói nên lời; anh ta len lén ngẩng mắt lên, nhìn thấy trên gương mặt
uy nghiêm yên tĩnh của Sư Tôn tràn đầy vẻ ngời sáng an tường, ánh mắt từ mẫn của
Sư Tôn nhìn anh ta : “ chớ có hướng về ta mà khấu đầu, hãy khấu đầu thật nhiều
với Lão Mẫu ! ”
Câu
nói này khiến cho vị đệ tử này như mộng vừa mới tỉnh; vẻ ngoài cung kính mà nội
tâm chẳng thành thật chỉ là sự lừa dối giả dối; sự hư tâm giả ý chỉ có rời đạo
ngày càng xa chớ chẳng có ích gì.
Từ đấy
trở đi anh ta quyết tâm xả bỏ đi tất cả những công phu bề mặt hư dối, lấy sự
khiêm hòa lễ nhường, thành thật thành khẩn làm phương châm tu đạo.
Sư
Tôn lập xuống điển phạm này, đến nay các vị Tiền Bối trong đạo đều chẳng dám vượt
qua; không nhận sự lễ bái là chỗ khác biệt lớn nhất giữa các Tiền Bối Nhất Quán
Đạo và các Tăng Lữ trong chùa, cũng đã thực hành chân lí về phật tánh bình đẳng,
người người đều có thể thành phật; trên con đường thành phật chẳng có sự cao thấp,
người người đều bình đẳng.
Thiên
đỉnh địa lô
Vào
khoảng Dân quốc năm thứ 27 ( 1938 ) , trung quốc rơi vào thời đại hỗn loạn bất
an kịch liệt nhất. Cuộc kháng chiến chống Nhật triển khai một cách rầm rộ bùng
nổ; mạng người giống như các loài côn trùng vậy; Vì để cứu độ chúng sanh mà đạo
cũng hồng triển phát triển một cách nhanh chóng thần tốc ngay vào lúc này. Thế
nhưng phải truyền đạo trong chiến loạn thì đòi hỏi cần thiết phải có lòng tin
dũng khí hơn người và đạo tâm kiên cố chẳng đổi dời. Do đó, vì để tôi luyện
càng nhiều các đệ tử có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề thì Lão Mẫu từng lớp từng
lớp một lập lô hội để tôi luyện nhân tài; còn mục đích của việc lập Lô ( lò luyện
) là không ngoài việc dạy bảo chỉ đạo cho các đệ tử sám hối sửa lỗi, trừ đi các
nghiệp trước, tiêu trừ triệt để những thói hư tật xấu, thế nhưng phương pháp
thì là dựa vào vô số những căn cơ khác nhau của những người nhập lô.
Nhập
Lô ( vào lò luyện ) giống như luyện vàng vậy, nghìn nện trăm luyện, vô cùng
nghiêm khắc, thậm chí là có nỗi lo liên quan đến cả tính mạng. Thế nhưng hễ một
khi ra Lô Hội rồi thì người người đều như thoát thai hoán cốt ( thay đổi triệt
để ) vậy, nghiệp chướng toàn thân tiêu tán; mỗi người lập đại nguyện khai hoang
xiển đạo, năng lực gánh vác đều vượt trội hơn xưa nhiều.
“
Trên trời chẳng lưu một phật tử, tây thiên chẳng lưu một Bồ Tát, đều lâm phàm đả
bang trợ đạo ”. Mỗi một lần lập Lô thì Tiên Phật còn bận rộn hơn cả con người,
dùng tận hết các biện pháp để dẫn đạo những đệ tử này sám hối, sửa lỗi, khởi
tín, do đó mà đủ thứ những sự hiển hóa chẳng thể nghĩ bàn lưu truyền khắp nơi
vào lúc bấy giờ.
Thông
thường những người nhập Lô Hội đều bị nhốt trong căn phòng nhỏ; ăn những dưa cải
muối và bánh hấp giản thô nhất, ngồi những chiếc ghế dài bằng gỗ không có cái
dùng để tựa lưng, do đó nếu như là ngủ gật thì chẳng có ai là không va đụng đến
mức sưng u cả đầu, vả lại hễ có người phạm phải thói hư tật xấu, hoặc khởi lên
vọng tâm thì Tiên Phật tức khắc mượn khiếu, không phải là đáng bằng gậy thì là
hét mắng, những thói hư tật xấu của các lớp viên chẳng cách nào có thể che giấu
được dấu vết hình tích ( biểu lộ ra những động tác cử chỉ bên ngoài ) . Mỗi người
đều bồn chồn dè dặt cẩn thận, muốn giấu, muốn né tránh, muốn không sửa đổi đều
không xong. Nếu là những người mà nghiệp chướng nặng nề, hoặc là những kẻ đã từng
giết người thì cũng có các oan hồn đến mượn khiếu, đem những hành vi làm chuyện
bậy xấu trước kia của các lớp viên vạch trần phơi bày tỉ mỉ không bỏ xót, khiến
cho mỗi người không thể không tin rằng quả thật là có quỷ thần, có nhân quả
nghiệp báo mà chẳng dám làm trái ngược lại với thiên lí lương tâm nữa.
Vào
thời đại ấy, những trào lưu của các nước phương tây dùng thế áp đảo đã làm hủy
hoại nền văn hóa vốn có của trung quốc; những tư tưởng mới không ngừng phủ định
nền văn hóa cũ, đạo đức cũ, khiến cho Trung Quốc mê muội đánh mất đi mĩ đức
truyền thống; những phong tục tập quán dân gian thuần phác cũng dần dần đánh mất
đi; đặc biệt là những quỷ thần, nhân quả luân hồi xưa nay vốn dĩ có sự kiểm
soát khống chế thích đáng nhất những hành vi của con người thì lúc bấy giờ cũng
bị lấy lí do là “ mê tín ” mà bị cực lực gạt bỏ bài xích, do đó mà Tiên Phật
thường thường phải dùng rất nhiều những sự hiển hóa bất đắc dĩ để xoay chuyển
quan niệm của các lớp viên.
Có một
lần nọ, trong số các lớp viên nhập Lô, có hai người kiên trì “ vô quỷ thần luận
” ( luận thuyết chẳng có quỷ thần ) , Tiên Phật bèn đến mượn khiếu, chỉ vào hai
người này một cái, hai người này bèn hôn mê bất tỉnh; qua rồi một hai hôm vẫn
chưa tỉnh lại. Các lớp viên kinh hoàng thất sắc sợ xảy ra mạng người, bèn cùng
quỳ trước Phật khấu cầu Tiên Phật từ bi; sau khi khấu xong thì hai người bèn tỉnh
lại; thế nhưng điều khiến người ta dở khóc dở cười là linh hồn của hai người đã
bị đảo ngược qua lại; những biểu hiện tình cảm nét mặt, những động tác thân thể,
giọng nói của Trương Tam hoàn toàn biến thành của Lí Tứ, còn Lí Tứ thì đã biến
thành Trương Tam. Các lớp viên chỉ còn cách lại khấu cầu lần nữa, sau khi khấu
xong thì hai người này lại hôn mê bất tỉnh; khi tỉnh lại thì mới khôi phục lại
diện mạo vốn có ban đầu. Các lớp viên đều giương mắt kinh ngạc đơ cả lưỡi,
không thể không tin rằng quả thật là có chuyện quỷ thần, cũng chẳng còn dám có
niệm đầu khinh miệt bất kính đối với Tiên Phật.
Cũng
có một số người tuy rằng an chay, thế nhưng trong lòng thì lại nghĩ đến mùi vị
ngon của thịt, nhưng tâm niệm vừa mới nổi lên thì trong chén canh vốn dĩ hoàn
toàn chay tịnh lại quả thật nổi lên một miếng thịt. Còn có một số người vẫn còn
tham luyến mùi vị say người của rượu, trong khoảnh khoắc thì nước trong tay bèn
đã biến thành rượu nồng. Con người cứ ngỡ rằng những tà niệm trong tâm chỉ có bản
thân mình biết được, vả lại còn tưởng rằng chỉ là niệm đầu chẳng có gây tổn hại
gì, nào ngờ rằng tà niệm mới là nơi tụ tập của những tội ác. Sự hiển hóa của
Tiên Phật tuy rằng khiến cho họ hổ thẹn vô cùng, nhưng cũng thật sự thể ngộ được
cái chân lí “ vạn pháp duy tâm ”.
Ở
trong Lô Hội, việc lệ thường nhất chính là “ tỏ lộ sám hối ” của các lớp viên.
Cái gọi là tỏ lộ sám hối chính là nói ra những việc xấu mà bản thân mình kiếp
này đã làm qua nói ra trước mặt mọi người, sám hối từng cái từng cái một; mà
trong cuộc đời của mỗi người vẫn cứ không tránh khỏi có một số những chuyện
không thể nói với người khác, và ngỡ rằng là những lỗi lầm sai trái mà chỉ có bản
thân mình mới biết, do đó thường thường tâm nảy sinh ý định che giấu, thế nhưng
chỉ cần hễ có sự che giấu thì Tiên Phật bèn sẽ mượn khiếu để giúp họ nói ra : “
chỉ có thế thôi sao ? cậu vào ngày … tháng … năm … đã cưỡng hiếp một phụ nữ, cậu
quên rồi sao ? lại còn …. ” từng câu từng câu nói đến trên mặt của lớp viên lúc
trắng bệch lúc xanh xao.
Người
Trung Quốc thường nói rằng “ ngẩng đầu 3 thước có thần minh ” quả thật là một
chút cũng chẳng giả; con người thường thường cứ ngỡ rằng những gì mình làm thần
chẳng biết quỷ chẳng giác, lại chẳng biết rằng trên điện của Diêm Vương là một
nét cũng chối không xong !
Vì để
khiến cho những lớp viên này sau khi ra khỏi lớp có thể không vì nghiệp chướng
vướng mắc đeo bám mà buông bỏ việc bàn đạo, Tiên Phật thường thường dùng phương
thức đánh nghiệp chướng để liễu nghiệp chướng cho các lớp viên. Mỗi một lần lập
Lô vẫn cứ y như là phải đánh đến gãy rất nhiều một đống những chiếc đòn gánh.
Có một
lần Tiên Phật sau khi đem tội trạng của một lớp viên tính toán rõ ràng tường tận
thì hỏi anh ta rằng : “ con muốn liễu kết một lần cho xong hết rồi trở về cố
hương, hay là muốn từ từ liễu kết ? ”, vị lớp viên này lại kiên định nói rằng :
“ liễu kết một lần cho xong hết ! ”, quả thật một đòn giáng xuống thì đã bị
đánh chết rồi.
Thế
nhưng nguyên linh của lớp viên này tức khắc đã trở về đến phật đường của quê
mình, mượn khiếu khai sa, trần thuật lại nhân duyên trước sau; người nhà của
anh ta tuy rằng bi thương quá độ do mất đi người thân, nhưng cũng vì anh ta sớm
ngày thành đạo mà cảm thấy vui thay.
Lại
còn một lần nọ Quan Pháp Luật Chủ đến Đàn, lệnh cho các lớp viên càn đạo quỳ ở
trong sân, mỗi người tay cầm một nén nhang, đầu đội một chén nước. Vừa mới quỳ
ngay ngắn thôi thì sét đánh vang một tiếng thình lình, mạnh và vang lớn! Bầu trời
quang đãng đột nhiên vang lên tiếng sét đánh, khi còn chưa kịp nhìn xem chuyện
gì đang xảy ra thì cơn mưa lớn ào ào trút xuống. Các lớp viên nhìn hướng lên
trên, bầu trời ở xa thì là quang đãng, chỉ có bầu trời ở phía trên họ là trận sấm
lớn, mây đen che kín, sấm chớp lóe sáng tung nhảy; phần lớn mọi người đều kinh
khiếp ôm đầu chạy tứ tán, nhang cũng tắt rồi, chén cũng bể rồi : trong lòng hồi
tưởng lại vẫn còn khiếp sợ “ may là chưa có bị sét đánh chết ”. Thế nhưng vẫn
có những lớp viên lòng tin kiên định, mặc cho sấm chớp mưa đánh gió thổi cứ đan
xen nhau vẫn cứ là bất động. Không lâu sau mưa sét đã ngưng rồi, những người mà
vẫn còn quỳ trên đất, nhang trên tay mà lại chẳng bị ướt, khói nhang vẫn nghi
ngút bay lên, cái chén trên đầu cũng vẫn chưa bị cơn mưa ào ào như trút nước
đánh rơi. Quan Pháp Luật Chủ nói một cách tán thành rằng : “ hãy đem nước trong
chén uống cạn, có thể tiêu nghiệp chướng toàn thân ”. Những lớp viên vượt qua
chẳng nổi sự kinh hãi cũng hổ thẹn đỏ mặt đối với ý chí bạc nhược của chính
mình.
Những
thần tích hiển hóa của Lô Hội kể mãi chẳng hết, thế nhưng mục đích của những sự
hiển hóa này một mặt là Tiên Phật vì để chứng minh với chúng sanh rằng Sư Tôn
Sư Mẫu quả thật là những tổ sư mà thân gánh vác thiên mệnh, hoàn toàn giống như
lúc chúa Giê Su ứng thế cũng dùng đủ thứ những thần tích để nhiếp phục chúng
sanh. Một mặt khác thì là mượn vào những hiển hóa để dẫn đạo các đệ tử Thiên Đạo
sám hối, sửa lỗi và tăng tiến niềm tin đối với đạo. Lúc bấy giờ tại Thiên Tân
có Thuần Dương Lô ( lò luyện thuần dương ) , hơn 60 người nhập Lô; Tử Dương Lô
có hơn 4000 người; Bắc Kinh Thuận Thiên Đại Hội thì có 320 người; Tế Nam Lí Số
Đạo Giáo Hội có 150 người… tôi luyện ra không ít những đệ tử Thiên Đạo có lòng
tin kiên định, đi lại truyền đạo liên tục nhiều lần trong khói lửa chiến tranh
suốt khoảng thời gian 8 năm kháng chiến, chẳng sợ mọi sự ngang ngược hoành bạo,
chẳng sợ mọi khốn khó nguy hiểm.
Dân
Quốc năm thứ 29 ( năm 1940 ) , vào lúc Xuân Quý Đại Điển thì Sư Tôn đang ở
Thiên Tân. Lão Mẫu đến đàn lại lệnh lập Lô Hội để tôi luyện nhân tài, thế nhưng
Sư Tôn mắt nhìn thấy các đệ tử nhập Hội quá khổ, lại sợ rằng các đệ tử chẳng biết
nỗi khổ tâm của Tiên Phật mà chấp trước vào những hiển hóa, do đó lại một lần rồi
một lần khẩn cầu Lão Mẫu rằng : “ con gánh chẳng nổi trách nhiệm to lớn này,
xin Mẫu hãy miễn Lô Hội ”. Lão Mẫu biết được nỗi khổ tâm của Sư Tôn, bèn nói rằng
: “ được rồi, từ nay về sau trời đất làm đỉnh lô ( vạc lò ) , không lập Lô Hội
nữa ”
Ghi chú :
Lô Hội
( Lư Hội ) : là pháp hội do Chư Thiên Tiên Phật phụng mệnh của Vô Cực Lão Mẫu
thành lập để tôi luyện hỏa hầu của người tu hành ( Lư, Lô là lò ). Thời gian của
Lô Hội không nhất định, có khi một tuần, đôi khi một tháng. Người tham gia Lô Hội
đều do Tiên Phật tuyển chọn, một khi đã tham gia Lô Hội, mọi sự việc, từ việc
ăn uống đến giờ nghỉ đều tuân theo lệnh chỉ thị của Tiên Phật, và qua trung
gian của đồng tử, Tiên Phật mượn khiếu đến giảng đạo.
Nhận
lí quy chơn
Đã
vào cuối thu rồi, những cây dã đồng xanh tươi đã khô tàn héo rụng khắp mặt đất;
trong bầu không khí lạnh dữ dội tràn đầy nỗi buồn bã tịch mịch. Tâm tư nhạy bén
của Sư Tôn lờ mờ biết rằng những tháng ngày tương tụ hội hợp với các đồ nhi chẳng
còn nhiều nữa, và cũng biết xa rằng đại khảo sắp hiển hiện ra trước mắt rồi; do
đó Sư Tôn bèn triệu tập đồ chúng đến trước mặt, muốn lên một tiết học cho họ. “
Đồ nhi ơi ! bây giờ các con đều theo thầy tu, thế nhưng có một ngày thầy đi rồi,
các con muốn theo ai tu đây ? ”, Sư Tôn hỏi.
“
Theo Sư Mẫu tu ! ”, mọi người đồng thanh trả lời chẳng chút do dự.
“ Sau
khi Sư Mẫu quy không rồi, các con theo ai tu đây ? ”, Sư Tôn hỏi. Mọi người dường
như xưa nay chưa từng nghĩ qua vấn đề này, nhìn nhau chẳng nói lời nào, rốt cuộc
cũng có người đột nhiên đại ngộ nói rằng : “ theo sư huynh tu ! ”
“ Vậy
Sư Huynh cũng đi rồi thì sao ? theo ai tu đây ? ”
“
theo Đạo Trưởng tu ”, tiếng trả lời càng ít đi, vả lại càng do dự hơn.
“ Đạo
Trưởng cũng đi rồi thì sao ? ” Sư Tôn hỏi một cách thúc bách dồn dập.
Trong
một khoảng yên lặng hồi lâu, rốt cuộc cũng có người dồn dũng khí lên nói rằng :
“
Theo Tiền Nhân tu ! ”
“ Tiền
Nhân cũng đi rồi thì sao ? ” Sư Tôn lại hỏi.
“
Theo Điểm Truyền Sư tu ! ”
“ Nếu
như Điểm Truyền Sư cũng đi rồi thì sao ? ”
“
Theo Dẫn Bảo Sư tu ! ”
Sư
Tôn mỉm cười nói rằng : “ Dẫn Bảo Sư cũng đi rồi thì sao, theo ai tu ? ”
Tâm
của tất cả các vị Tiền Hiền đều bị hỏi đến mức thấp thỏm lên xuống không yên.
Nhiều năm nay đi theo Sư Tôn bàn đạo, phàm việc gì cũng thỉnh thị, phàm việc gì
cũng ỷ lại, chẳng có việc gì là Sư Tôn không thể giải quyết được, nhưng một câu
hỏi này đã hỏi ra sự bất an trong nội tâm của mỗi người.
“ Thầy
ơi ! rốt cuộc chúng con nên theo ai tu hành mới đúng đây, thầy hãy mau mau bảo
cho chúng con biết vậy ! ”, mỗi người đều hỏi một cách nóng lòng.
“
Theo ai tu cũng sai, phải nhận lí quy chơn ”
Câu
nói “ nhận lí quy chơn ” này của Sư Tôn giống như đánh và hét đúng lúc đúng cơ
( dùng gậy đánh hoặc dùng tiếng hét để dứt hẳn tư duy vọng tưởng, thúc giục người
học giác ngộ hoặc để xét nghiệm chỗ ngộ của họ ) vậy, đã đánh thức tỉnh mỗi người.
Vấn đề nghiêm trọng nhất của người tu đạo hàng trăm hàng nghìn năm nay không gì
hơn là “ nhận người tu ”; nếu nhận phải tà sư ( các thầy tà ) thì sẽ tu thành
ma đạo, trầm mê trong những quái lực loạn thần ( những chuyện quái dị, bạo lực,
loạn nghịch, quỷ thần … ) mà vẫn tự cho rằng mình đúng chẳng biết quay đầu; cho
dù là có thể nhận được Minh Sư, nếu chẳng thể nhận lí quy chơn, cứ mãi tu luyện
một cách mù quáng, trong cái thời đại mà nghìn ma vạn khảo vẫn khó mà bảo đảm
không bị khảo rớt khảo thoái lùi ! cũng giống như một câu nói “ mọi người hãy
ăn thịt ” của Kim Công Tổ Sư đời thứ 17 thì đã khảo rớt biết bao nhiêu người tu
hành rồi.
“ Nhận
lí quy chơn ” câu nói này từ đấy trở đi đã trở thành chuẩn tắc tu đạo của các đệ
tử Nhất Quán, do đó mà hiện nay Nhất Quán Đạo trong thế giới tôn giáo trở thành
đạo trường duy nhất chẳng có sự sùng bái cá nhân hay thần cách hóa người lãnh đạo.
Những người tu hành ai ai cũng lấy chân lí, lương tâm làm chỗ quy dựa tu hành,
lấy Minh Sư tâm đầu làm vị Minh Sư duy nhất.
Trung
thu chi biệt
Mùa
thu Dân Quốc năm thứ 36 ( 1947 ), mặt trăng dường như đặc biệt sáng tỏ khác thường.
Sư Tôn đã vẫy biệt núi Nga Thuận, đến Vương Gia Đường của Tứ Xuyên. Lúc bấy giờ
khi Sư Tôn chân trước bước vào vườn hoa Vương Gia Đường, trong khu vườn u tĩnh ấy
phát ra tiếng phịch, thì ra là một quả hình dạng trông rất kì quái đột nhiên
rơi xuống, rơi xuống trên những chiếc lá rụng cuối thu.
Sư
Tôn nhìn thấy cái quả kì lạ này thì trong lòng chẳng yên, biết là điềm bất
lành, trong lòng nổi lên một cảm giác sầu muộn u uất khó tả, kìm nén chẳng nổi
che mặt phát khóc. Thầy thở dài một tiếng mà nói rằng : “ đạo ta đã tận thay !
”, đấy là ngày 9 tháng 8, một ngày khiến người ta cảm thương; từ đấy bệnh tình
của Sư Tôn ngày càng thêm nặng. Sư Tôn dặn bảo các Tiền Hiền triệu tập các đệ tử
và các danh sĩ địa phương vào bữa trưa hôm trung thu.
Mắt
nhìn trung thu ngày càng đến gần, ngẩng mắt nhìn mặt trăng mỗi ngày càng tròn vằng
vặc đầy đặn, Sư Tôn dần dần liễu ngộ việc cớ sao mà lúc bấy giờ Lão Mẫu khăng
khăng kiên trì ý muốn để cho thầy và Sư Mẫu cùng lãnh thiên mệnh rồi. Nhục thân
ứng hóa của thầy chẳng phải là cái thân ở lâu bất tử, vả lại số trời sớm đã quyết
định, ánh sáng ấm áp dịu dàng của vầng trăng tròn ấy giống như vẻ mặt trang
nghiêm tựa trăng tròn của Sư Mẫu vậy !
Sư
Tôn chẳng nén nổi nước mắt cứ tuôn rơi; lũy kiếp đến nay thầy đã vô số lần hóa
thân độ chúng sanh; sanh tử đối với thầy mà nói vốn chẳng quan ngại; điều mà thầy
chẳng nỡ xả chính là Trung Quốc khổ nạn vẫn còn có rất nhiều chúng sanh vẫn
chưa đắc đạo; đây là lần đầu tiên của thầy có cơ duyên phổ độ chúng sanh, hy vọng
biết bao rằng có thể dẫn dắt lãnh đạo thêm nhiều một chút các chúng sanh bước
lên pháp thuyền. Con mắt xưa nay vốn sáng long lanh của thầy do tràn đầy nước mắt
mà không ngừng mơ hồ chẳng tỏ.
Trung
thu rốt cuộc cũng đã đến. Các đệ tử Thiên Đạo và các danh sĩ địa phương đều tề
tụ một đường; khi bữa ăn kết thúc, Sư Tôn nói một cách rất chân thành đầy ý
nghĩa sâu xa rằng : “ cuộc hội ngộ hôm nay đầy ý nghĩa sâu xa, khi xưa Khổng
Minh phò trợ nhà Hán hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi ”. Sư Tôn nói đến đây,
trong lòng ngập tràn nỗi niềm thê lương bi tráng vô song mà khóc chẳng thành tiếng,
chẳng cách nào tiếp lời. Mọi người tuy rằng không hiểu rõ sự cảm động đến rơi
nước mắt của Sư Tôn, thế nhưng cũng đều cảm nhiễm phải niềm bi thương của Sư
Tôn mà lệ nóng tuôn trào. Khi tiễn mọi người ra cửa, Sư Tôn quyến luyến chẳng rời,
một lần cuối dùng ánh mắt bi mẫn nhìn chằm chằm các đệ tử mà nói rằng : “ sau
này còn gặp lại ! ”, chẳng có ai hiểu rõ Sư tôn cớ sao lại nói câu này. Sau khi
mọi người đều đã tản đi, Sư Tôn bèn cảm thấy trong người vô cùng không khỏe;
các đệ tử vội vàng dìu đỡ Sư Tôn vào phòng nghỉ ngơi.
Trăng
sáng đã lặng lẽ lên cao. Mặt trăng của trung thu đặc biệt sáng tỏ, ánh sáng ấm
áp nghiêng chảy rót xuống đại địa, lát trải thành một mảng sáng rực màu trắng bạc;
còn trong khoảng không đêm tối tĩnh mịch, một sao băng xẹt qua khoảng không dài
muốn rơi xuống ở một nơi nào đó. “ Thời cơ đã chín muồi rồi ! nên là lúc ánh
sáng mặt trăng phổ chiếu đại địa rồi ! ”; vẻ mặt của Sư Tôn từ chỗ bi thương
chuyển thành sự an tường bình tĩnh, còn mạch đập cánh tay thì càng lúc càng yếu
ớt.
Sư Mẫu
khóc nức nở mất tiếng, lại quỳ trước Phật lần nữa đốt nhang cầu cúng rằng : “
cúi xin khẩn cầu Lão Mẫu từ bi, đứa con bất tài, phẩm hạnh không tốt này nguyện
chết thế cho Sư Tôn, nguyện đem hết thảy số thọ sang hết cho thầy, con ngu đần
chẳng có tài chẳng có đức, Tam Tào đại sự, trách nhiệm khó mà gánh vác nổi, khẩn
xin Lão Mẫu từ bi thành toàn cho đứa con ngu đần này, để thầy có thể hoàn thành
trách nhiệm trọng đại ”
Từ lúc Sư Tôn bệnh nặng đến nay, Sư Mẫu mỗi ngày đều cầu nguyện như thế; Người hy vọng biết bao rằng người bị bệnh là Người chớ không phải là Sư Tôn. Thế nhưng lần này Sư Mẫu khóc lóc bi thương khấu cầu, Lão Mẫu vì để an ủi Sư Mẫu và các đệ tử, nên lãnh đạo dẫn dắt quần tiên và thập đại danh y lâm đàn chỉ thị. Chư Thiên Tiên Phật an ủi mọi người, nói rằng bệnh thể chẳng có trở ngại gì đâu, nhưng trên thực tế thì quần tiên cùng đến là vì để tiếp giá Sư Tôn trở về Vô Cực Lí Thiên. Lúc ngưng kê Lão Mẫu thoái Đàn thì là vừa lúc 8 giờ đúng, họ mới phát hiện rằng Sư Tôn đã đột nhiên quy thiên.
Các
đệ tử quỳ trên đất đau buồn bi thương chẳng nguôi; họ chẳng tin rằng đấy là sự
thật, bởi vì Lão Mẫu đã từng đồng ý nhận lời qua với họ rồi ! thế nhưng sau khi
xem tường tận tỉ mỉ diệu huấn của Lão Mẫu thì mới biết rằng Lão Mẫu đã phê thị
rằng : “ Sư đồ phân li tại trung thu ”.
“
tương chí thất thất tứ thập cửu
Thiên
hôn địa ám vô tinh đẩu
Ngũ
ma hỗn thế kì dị hiện
Trung
nguyên phân qua vô huy trù
Lê
minh bi thống phụ tử tán
Biến
dã ai hồng nhân tâm cứu
Khoa
học lực phạp yêu thuật khởi
Thiên
môn vạn giáo tề xuất đầu
Bạo
phong quát lạc thụ hạ quả
Kiên
chí thủ đạo yếu thụ tu
Đại
can vấn loạn như mã vĩ
Đãn
khán nhĩ vãng hà xứ tẩu
Kim
tuế đinh hợi tam lục mãn
Hỏa
đức giao chỉ lí vực du
Tì
lô khai hoa khán kết quả
Sư đồ
phân li tại trung thu. ”
Nguyên
văn chữ Hán :
「將至七七四十九,天昏地暗無星斗,五魔混世奇異現,中原分瓜無揮籌,黎明悲痛父子散,遍野哀鴻人心疚,科學力乏妖術起,干門萬教齊出頭,暴風颳落樹下果,堅志守道要受羞,大干紊亂如馬尾,但看爾往何處走,今歲丁亥三六滿,火德交旨理域遊,毗盧開花看結果,師 徒分離在中秋。」
Tiếng
khóc than chấn động trời đất, nước mắt như mưa thu phất phơ từng giọt từng giọt,
sự lẻ loi tiêu điều của mùa thu lại càng thêm sâu.
Sự mỉm
cười một cái
Trong
sự khóc thương bi thống đến nghẹn lời, các đệ tử mặc chiếc thọ y cho Sư Tôn; diện
mạo trang nghiêm từ bi tường hòa của Sư Tôn viên mãn điềm đạm yên tĩnh như nước
đọng vậy, tuy đã quy không nhưng mềm mại an tường sống động như sống vậy. Có vị
đệ tử đột nhiên nghĩ rằng : “ sau này không gặp được Sư Tôn nữa rồi, chi bằng
chụp một tấm hình lưu niệm vậy ! ”, mọi người đều tán đồng vì Sư Tôn chụp ảnh
lưu niệm, do đó bèn cung kính khiêng Sư Tôn lên đài sen nhiếp ảnh.
Khi
người đệ tử chụp ảnh sắp nhấn màn trập ( lá chắn sáng ) thì phát hiện Sư Tôn
khe khẽ giương mở hai mắt, góc miệng cũng mang nụ cười. Anh ta ngỡ rằng Sư Tôn
lại sống trở lại rồi, thế nhưng Sư Tôn chỉ là không thay đổi bản sắc Tế Điên,
đùa một chút với các đồ đệ mà thôi.
Chụp
ảnh xong rồi, Sư Tôn lại khép hai mắt lại, chỉ để lại một di ảnh mỉm cười. Sư
Tôn đã từng hóa thân Tế Công Hoạt Phật vào cuối đời Tống, giả ngây ngô điên
khùng âm thầm độ những người hữu duyên, do đó mà sau khi quy không vẫn chẳng
thay đổi bản sắc, dùng sự mỉm cười một cái để làm khuây khỏa nguôi ngoai nỗi bi
ai đau xót chẳng muốn sống của vô số các đệ tử, thầy dường như đang nói rằng :
“ sinh tử đến đi là tự tại biết bao ? chớ có quá ư là chấp trước đấy ! ”
Tế
Công Hoạt Phật đã về rồi
Núi
sông cỏ cây ngậm lệ bi khóc, những lá khô trong gió thổ lộ hết nỗi bi sầu của
mưa thu gió thu người cực sầu. Bầu trời u ám với những cơn mưa liên miên, cảm
giác lạnh lẽo thấu xương, vạn vật đều vì nhân gian mất đi một đấng cứu thế mà mất
đi niềm vui. Người nhà của Sư Tôn và các đạo trưởng trong đạo trường, Tiền Nhân
…, đều vội đến Tứ Xuyên để thao bàn hậu sự.
Ngày
20 tháng 8, Sư Tôn đã quy không 5 ngày, vì để bàn lí hậu sự, Sư Mẫu thỉnh huấn,
Sư Tôn lâm đàn đã huấn thị chỉ dẫn rất nhiều lời, cuối cùng Sư Tôn giáng mộ chỉ
: “ Mộ trúc tây hồ bạn, kháo cạnh hoành tiều đường, bối phụ Nam Bình Sơn, hướng
Đông Sơn Phụng Hoàng, Tây Tử Hồ tại tả, hữu sơn danh Ngọc Hoàng ”
nguyên văn tiếng hoa :
「墓築西湖畔,靠近橫樵塘,背負南屏山,向東山鳳凰,西子湖在左,右山名玉皇」
Người
xưa truyền nói rằng Tây Hồ lấp lánh trong veo vốn là một viên minh châu sáng rực
rỡ, là do Ngọc Long, Kim Phụng ( rồng ngọc, phượng vàng ) đã mài giũa nhiều năm
mới tạo thành. Có lẽ là vẻ thanh tú mĩ miều trong suốt sáng ngời của nó đã khiến
cho Sư Tôn đặc biệt yêu thích vậy ! Tây Hồ Linh Ẩn Tự là quê hương của Tế Công
Hoạt Phật . Đã từng vào cuối đời Tống, Sư Tôn vì để cứu vãn quốc nạn của Đại Tống
mà ứng hóa độ thế, tục danh là Lí Tu Duyên, xuất gia tại chùa Linh Ẩn, sau đó
thông qua sự điểm hóa của Viễn Hạt Đường Trưởng Lão mới biết tiền thân là Tử Y
La Hán, Hàng Long Thiền Sư trong thập bát La Hán. Nay lại phải quay về chốn cũ
này rồi. Bốn phía xung quanh Tây Hồ là những dãy núi vây quanh, mặt hồ trong vắt
như gương. Tô Thức vào thời đại nhà Tống đã xây dựng Tô đê tại đây. Trong làn
sương ban mai, những cây liễu rủ cành bên bờ đê họ Tô phất nhẹ trên mặt nước tổ
chức thành một sự tĩnh lặng lay động lòng người; tư thái ung dung nhàn nhã của
những con diệc thỉnh thoảng bay qua chiếu bóng trên mặt hồ xanh biếc đã làm
tăng thêm chút đỉnh niềm vui của sinh mệnh trong sự trầm tĩnh. Có lẽ là Sư Tôn
muốn quay trở lại rồi !
Trong
không khí của Tây Hồ tràn ngập mùi thơm ngát nồng của hoa cỏ, chim hoàng anh
cũng uyển chuyển ca hót véo von. Linh cữu của Sư Tôn từ Tứ Xuyên triển chuyển vận
đến Hàng Châu, trước sau đã trải qua mười mấy ngày trời, khi đến Hàng Châu thì
đã là mồng một tháng 9 rồi. Từ sau khi linh cữu của Sư Tôn vận chuyển đến Hàng
Châu thì những người giữ miếu của các chùa chiền Hàng Châu không biết là đã
nhìn thấy những hiển hóa gì mà đều truyền tai nhau rằng : “ Tế Công Hoạt Phật
đã về rồi ! Tế Công Hoạt Phật đã về rồi ! ”; thành Hàng Châu chỉ trong chốc lát
bèn náo nhiệt hẳn lên; các chùa miếu nối tiếp nhau quét sơn chỉnh lí, và tiếng
tụng kinh suốt ngày không ngớt vang bên tai, bởi vì Tế Công Hoạt Phật đã trở về
rồi.
chùa Hổ Bào
Ngày
16 tháng 9, Tháp Tế Công của chùa Hổ Bào tại Hàng Châu khánh thành; bước chân
đi triều bái của các thiện nam tín nữ liên tục chẳng ngớt, vả lại còn nối tiếp
nhau mà truyền lời rằng : “ Tế Công Hoạt Phật đã giáng thế nhân gian nhiều năm,
nay viên tịch lại trở về đến Tây Hồ Hàng Châu rồi ”, thế nhưng trên thực tế thì
ở trong các chùa viện phật giáo vốn chẳng có hòa thượng nào viên tịch. Những
thiện nam tín nữa này cũng chẳng biết Tế Công Hoạt Phật rốt cuộc đã giáng thế ở
đâu ? thế nhưng lại có rất nhiều người cứ nối tiếp nhau nhìn thấy đủ thứ những
bóng dáng hình ảnh hiển thị ra của Tế Công Hoạt Phật, do đó mà những lời truyền
“ Tế Công Hoạt Phật đã trở về rồi ” càng truyền càng xa, các tín đồ đến triều
bái cũng càng ngày càng nhiều.
Hình icon Show icon