(
trích dẫn những lời từ bi trong bài thần thông và nghiệp lực trong quyển sách
Tu Là Chuyển Nghiệp của Hoà Thượng Thích Thanh Từ )
Khi
Phật cón tại thế, Tôn Giả Mục Kiền Liên sau khi chứng quả A La Hán, Ngài có đủ
lục thông. Song, đối với những vị chứng A La Hán như Ngài, Ngài là người ưu việt
hơn cả. Nên Phật nói Tôn Giả Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử
lớn của Phật. Vì thần thông siêu việt nên Tôn Giả có thể dùng thần thông đi từ
thế giới này đến thế giới nọ trong chớp mắt, hoặc dùng thần thông hóa hiện tùy
ý. Khi ấy Phật ngự trên một tầng lầu, dưới tầng trệt các tỳ kheo nói chuyện ồn
ào. Phật bảo Tôn Giả Mục Kiền Liên làm cho các tỳ kheo đó đừng làm ồn nữa. Tôn
Giả liền duỗi chân ra thì cái nhà xoay tròn, chư tỳ kheo hoảng hốt không dám
nói chuyện nữa.
Với
sức thần thông siêu việt như thế, vì lòng hiếu thảo Ngài dùng thiên nhãn thông
tìm trong lục đạo coi mẹ Ngài sinh ở đâu, Ngài thấy bà đang mang thân ngạ quỉ
khổ vô cùng. Ngài thương xót mẹ, nên đi khất thực được một bát cơm liền vận thần
thông đem đến dâng cho mẹ. Khi được cơm, tay trái bà bưng bát cơm, tay mặt bốc
cơm để vào miệng, cơm vừa tới miệng liền hóa thành lửa. Tôn Giả Mục Kiền Liên
thấy mẹ ăn cơm không được khổ sở vô cùng, Tôn Giả rơi nước mắt.
Chúng
ta đặt lại vấn đề, nếu thần thông của Tôn Giả Mục Kiền Liên siêu việt thì khi mẹ
Ngài ăn cơm, cơm hóa thành lửa, tại sao Ngài không dùng thần thông thổi tắt lửa
để mẹ Ngài dùng cho no lòng, mà lại đứng khóc? Vậy, quý vị nghĩ sao về thần
thông của Ngài và nghiệp ác mà mẹ Ngài gây ra? Để thấy, thần thông không cứu được
nghiệp ác của người thân. Nếu tu để có thần thông, mà không cứu được ai hết thì
có thần thông làm gì? Toàn chúng đệ tử Phật đều tôn xưng Ngài là người thần
thông bậc nhất. Vậy mà trước cảnh khổ đau bi đát của mẹ, Ngài không có một
phương tiện giải cứu, mà chỉ đứng khóc. Như vậy mới thấy thần thông không chi
phối được nghiệp lực. Hai cái khác biệt nhau rõ ràng. Thần thông không đưa người
đến sự an lạc vĩnh viễn mà cũng không giải cứu được ác nghiệp cho người đau khổ.
Vậy, tu thiết tha mong cầu chứng đắc thần thông? hay tu cốt để đoạn các nghiệp
ác, để tránh khỏi khổ đau đang chi phối cả kiếp người?
Sau
đó, Tôn Giả Mục Kiền Liên trở về thuật lại cảnh khổ của mẹ Ngài và cầu xin Phật
dùng phương tiện giải cứu. Phật dạy:
-Mẹ
người nghiệp ác quá nặng, sức người không thể cứu được. Người phải làm lễ Vu
Lan thiết đãi chư Tăng.
Sơn
lâm thiền định
Thọ
hạ kinh hành
Lục
thông La Hán
Nhờ
oai lực của các vị này cầu nguyện, thì mẹ ngươi mới thoát được kiếp ngạ quỉ.
Khi
đó, Tôn Giả Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật sắm sửa trai diên, thỉnh chư Tăng
đang thiền tịnh ở núi rừng, đang kinh hành dưới cội cây, là những bậc đã chứng
lục thông A La Hán cùng trợ lực cầu nguyện thì mẹ Ngài thoát kiếp nga quỉ. Vì
lý do Tôn Giả Mục Kiền Liên không đủ sức cứu mẹ, nên phải nhờ số đông chư Tăng
đã chứng A La Hán trợ lực mới cứu được mẹ Ngài.
Chính
sự kiện này mà về sau hàng Phật tử noi theo gương hiếu thảo của Tôn Giả Mục Kiền
Liên, là một bậc xuất gia tu hành chứng A La Hán, không quên công ơn cha mẹ, vẫn
nhớ và muốn đền đáp. Nên hàng Phật tử sau mùa an cư tự tứ của chúng Tăng, đều
làm lễ Vu Lan thỉnh chư Tăng cúng dường cầu siêu. Đó là việc làm đạo đức căn bản.
Tuy
nhiên chư Tăng hiện thời không phài là những bậc thiền định chứng lục thông A
La Hán như Phật đã dạy Tôn Giả Mục Kiền Liên thỉnh cúng dường, cầu nguyện cho
Ngài. Nên sự cầu nguyện của chư Tăng hiện thời không bảo đảm được như ý nguyện
của Phật tử. Nhưng tại sao mỗi năm vào rằm tháng bảy Phật tử tụ hội về chùa làm
lễ Vu Lan để làm gì? Điều này Phật tử nên hiểu cho tường tận.
Với
tấm lòng hiếu thảo của người Phật tử, mỗi khi nhớ lại gương sáng của đức Mục Kiền
Liên, là người đã cắt ái lìa thân xuất gia hành đạo, quên hết chuyện nhà mà vẫn
không quên ơn sanh dưỡng của cha mẹ, biết mẹ bị quả báo làm ngạ quỉ, tìm mọi
phương tiện cứu mẹ thoát khổ của kiếp ngạ quỉ. Theo gương hiếu thảo của Tôn Giả
Mục Kiền Liên, nên ngày nay Phật tử làm lễ Vu Lan để tỏ lòng hiếu thảo nhớ ơn
cha mẹ, và mong cứu cha mẹ thoát khỏi cảnh khổ. Đến chùa vì hiếu nghĩa, vì nhớ
ơn để cầu nguyện cho cha mẹ, đó là tinh thần từ thiện tốt đẹp. Nhưng nếu tin chắc
cha mẹ thoát khổ thì không bảo đảm.
Trong
kinh A Hàm, Phật có nói: “ Người biết ơn và đền ơn, dù ở xa ngàn dặm, cũng như
hầu cận bên ta; ngược lại, người không biết ơn và không đền ơn dù ở hầu cạnh
bên ta cũng cách xa ta ngàn dặm ”. Phật dạy đạo đức bắt nguồn từ chỗ biết ơn và
đền ơn. Người lương thiện là người thọ ơn ai không bao giờ quên. Những lúc mình
nguy khốn được người giúp đỡ, khi người hoạn nạn thì mình sẵn sàng giúp đỡ lại
không ngại khó khổ gian lao.
Trong
kinh Ưu Bà Tắc giới, Phật có dạy: trời nắng người đi đường vào bóng cây núp
mát, khi ra đi không được bẻ cành cây. Và trên đường đi được bóng cây hai bên
đường che mát, Phật cấm không được bẻ lá cây, vì cây có cái ơn che mát cho
chúng ta trên đường dài nóng bức. Đối với cái ân rất nhỏ của loài vô tri mà Phật
còn không cho phép chúng ta quên ơn, huống là cái ơn sanh dưỡng lớn lao của cha
mẹ. Nếu ơn sanh dưỡng sâu nặng mà chúng ta quên đi thì những cái ơn khác không
dễ gì nhớ được. Ở đời cũng có lắm kẻ được người giúp đỡ qua cơn nguy khốn, sau
đó đối với người ơn của họ, họ ngoảnh mặt làm kẻ xa lạ.
Cũng
như những đứa con ngỗ nghịch không tiếc lời nặng nhẹ khảo tra tiền của cha mẹ,
cha mẹ đến tuổi già yếu đói no sướng khổ con cái không buồn nghĩ đến. Người như
thế là người không biết ơn và đền ơn, không phải là người lương thiện. Thế nên,
người đạo đức chân thật là người biết ơn và nhớ ơn sanh dưỡng của cha mẹ. Dù
cha mẹ còn hay mất, mỗi mùa Vu Lan đến, người con hiếu thảo vì cha mẹ làm việc
phước thiện để hướng tâm tưởng thiện lành đến với cha mẹ, mong cha mẹ được nhẹ
nhàng hết khổ. Đó là kẻ biết ơn và đền ơn mà thế gian thường nói “Uống nước nhớ
nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Nhớ ơn cha mẹ là đạo đức căn bản vậy.
Có một
lần Phật đi khất thực ở vùng mất mùa, dân trong làng ai cũng nghèo đói. Phật đi
từ sáng đến trưa không có người cúng dường, trong bát Phật không có thức ăn.
Khi đó có một thầy tỳ kheo đem lá y mới của mình đổi được một bát cơm, vội vàng
đem dâng Phật. Phật hỏi:
-Ông
còn cha mẹ không?
Tỳ
kheo trả lời:
-Bạch
Thế Tôn, con còn bà mẹ.
Phật
hỏi:
-Mẹ
ông sáng nay có ăn cơm chưa?
Tỳ
kheo đáp:
-Bạch
Thế Tôn, con đổi một lá y chỉ được một bát cơm, con dâng lên Thế Tôn, mẹ con vẫn
chưa có cơm ăn.
Phật
dạy:
-Người
đáng thọ nhận bát cơm này là mẹ của ông.
Qua
câu chuyện trên, chúng ta thấy Phật rất chú trọng đến đức hiếu thảo của con người.
Nếu người tu hành không nhớ công ơn cha mẹ thì việc tu hành chỉ là việc làm ích
kỷ, không có cơ bản đạo đức. Chúng ta tu là vì thương cha mẹ, thương thân bằng
quyến thuộc, thương dân tộc, thương nhân loại, nên nỗ lực tu hành để rồi khuyên
những người thân người sơ cố gắng tiến trên con đường đạo đức, làm đẹp cho người,
làm đẹp cho quê hương xứ sở. Đâu phải vong ân cha mẹ, quên thân bằng quyến thuộc,
phản bội quốc dân mà đi tu. Dù là người xuất gia hay cư sĩ tại gia đều phải lấy
công ơn cha mẹ làm gốc để tu hành. Vì vậy, mỗi năm tới mùa báo hiếu, Phật tử
qui tụ về chùa, trước là đem lòng thành kính nguyện Tam Bảo gia hộ cho cha mẹ sớm
được về cõi Phật. Kế đó, vì cha mẹ mà làm lành tu thiện, cứu giúp người nghèo
khổ và nhắc nhở khuyến khích hướng dẫn con cháu tiến trên con đường đạo. Đó là
nền tảng đạo đức đời đời không quên.
Tăng
Ni hiện nay tuy không đủ tư cách như Phật dạy trong kinh Vu Lan, nhưng dù sao
đi nữa, một người tu an chay, bỏ ác làm thiện cũng có chút công đức lành góp phần
với quý vị Phật tử, cùng hồi hướng cùng cầu nguyện cho cha mẹ. Đó là cội nguồn
của ngày lễ Vu Lan. Vì vậy nếu đã là đệ tử của Phật, phải nhớ rằng tu với Phật
không bằng tu với cha mẹ. Vì Phật đã giải thoát mọi khổ đau, dù cho chúng ta có
đảnh lễ tán thán đến đâu, Ngài vẫn bình thản mặc nhiên. Còn cha mẹ chưa hết phiền
não nên mỗi khi con cháu tỏ lòng hiếu thảo, biết nghĩ tưởng đến thì cha mẹ hoan
hỷ sung sướng. Thế nên chúng ta thường làm cha mẹ vui, Chẳng phải chỉ lo lạy Phật
cúng Phật mà quên không lo phụng dưỡng hiếu kính cha mẹ. Người tu như thế thì
chưa đúng với tinh thần của đạo Phật.
Người
Phật tử muốn đền đáp công ơn của cha mẹ, trường hợp thứ nhất khi cha mẹ còn
sanh tiền, muốn cho cha mẹ an vui trong hiện đời và an vui trong mai hậu, ngoài
việc cung phụng nuôi dưỡng cha mẹ về mặt vật chất, nếu cha mẹ chưa biết đạo, phải
tạo duyên tốt khiến cho cha mẹ phát tâm tu hành bỏ ác làm lành. Vì người phát
tâm làm lành mới khỏi đọa ba đường ác sanh vào cõi thiện được an vui. Cho cha mẹ
ăn ngon, mặc đẹp, ở sang, tuy là hiếu thảo, nhưng hiếu thảo đó chỉ là tạm bợ
không lâu dài, vì cha mẹ sẽ chết không còn hưởng dụng những thứ đó nữa. Tạo
duyên lành cho cha mẹ hướng về đường thiện, thì chẳng những bảo đảm trong đời
này ít khổ đau mà đời sau cũng hết đau khổ. Chính việc làm đó mới là cái hiếu
chân thật. Vì vậy, quý Phật tử ai được vinh hạnh cha mẹ còn tại tiền, hãy ráng
tạo điều kiện giúp cho cha mẹ tu hành, đó là cái hiếu lớn nhất.
Trường
hợp thứ hai là khi cha mẹ quá cố rồi. Chúng ta không làm gì khác được, nên mới
cúng dường cầu nguyện hồi hướng phước lành cho cha mẹ được siêu thoát. Đó là việc
làm cầu may chứ không bảo đảm kết quả như ý. Nhiều khi quý Phật tử nghĩ đến người
chết mà quên hẳn người sống. Đến rằm tháng bảy cúng kiến cầu nguyện cho ông bà
tổ tiên được siêu sanh tịnh độ mà ông bà cha mẹ tại tiền thì không để ý chăm
sóc giúp đỡ để tiến tu. Như thế là không xứng đáng, không đúng với chữ hiếu
trong đạo Phật.
Hình icon Show icon