Siêu Bạt Và Những Điều Cần Chú Ý

Siêu Bạt và Những Điều Cần Chú Ý


Phật quy ngày xưa “ một đứa con thành đạo, Cửu Tổ siêu thăng ”. Lúc ban đầu khi mở phổ độ, Vô Cực Lão Mẫu quy định độ người sống không độ người chết. Sau đó được Tam Quan Đại Đế, Địa Tạng Cổ Phật chân thành khẩn cầu hồng ân thì mới được ân chuẩn âm dương cùng độ, do vậy mà lập ra Phật Viện, sau này siêu bạt, đắc đạo rồi lại tu, hoặc giáng phước địa ( nơi thần tiên ở hoặc những nơi giàu sang có phước ), hưởng thụ hồng phước.

Cửu Tổ gồm : Tị Tổ ( ông tổ đầu tiên ), Viễn Tổ, Thái Tổ, Liệt Tổ, Thiên Tổ, Cao Tổ, Tằng Tổ ( ông cố nội ), Tổ Phụ ( ông nội ), Phụ thân ( cha )

Tam Quan gồm : Thiên Quan Nghiêu đế, Địa Quan Thuấn đế, Thuỷ Quan Vũ đế.

Hồng phước nghĩa là phước báo rất to lớn. Phước báo nhân gian mà người tu đạo lúc còn sống hưởng thụ.

Hiếu có sự phân biệt giữa phàm và thánh. Cái hiếu của thế tục là lúc cha mẹ còn sống phải dựa theo lễ để chăm sóc cung phụng, sau khi qua đời phải dựa theo lễ để làm tang, chôn cất, cúng giỗ theo lễ, chẳng qua là làm tận lòng phận người làm con, vậy thì xem như xong rồi, thế nhưng không thể tiêu giải những tội lỗi của cha mẹ, chẳng thể thoát ra khỏi sự luân hồi, vậy nên loại hiếu này là tiểu hiếu.

Nếu như đứa con hiếu thật lòng, muốn truy tưởng cái ân vất vả cực nhọc khó đền đáp, cái ân tựa núi cao biển sâu của cha mẹ, muốn siêu bạt cha mẹ thoát lìa sự luân hồi, thì không thể không tu đạo, không thể không lập thân hành đạo. Trong đạo có chuyện thêm quả vị, cứ 64 công thì thêm một quả, cứu bạt được một bậc phụ mẫu, tổng cộng có 9 bậc, là cứu bạt 9 đời phía trên. Nếu cứu bạt con cháu phía dưới thì gọi là ân bạt, nếu chẳng có công lớn đức lớn thì không thể nào được.

64 công thì thêm một quả : Phật quy của Lộ Tổ Sư đời thứ 17 quy định rằng độ được 100 người thì mới có thể siêu bạt một bậc phụ mẫu. Sư Tôn ( Tổ Sư đời thứ 18 ) vì để siêu bạt phụ thân, nỗ lực độ người, kết quả đã độ được 64 vị, sau đó thì bất luận là đã nỗ lực như thế nào đi nữa cũng chẳng thể nào tăng thêm, vậy nên Sư Tôn đã vì điều này mà không ngớt ưu phiền. Lúc ấy thầy Cảnh ( Điểm Truyền Sư của Sư Tôn ) biết được, và bị làm cho cảm động bởi lòng hiếu thảo của Sư Tôn nên mới thỉnh thị Lão Tổ Sư xem coi nên làm thế nào ? Lão Tổ Sư nói rằng “ Ta cũng chẳng biết làm thế nào mới tốt đây, chỉ còn cách thỉnh thị Lão Mẫu từ bi chỉ thị ”. Lão Mẫu từ bi rằng : “ Bắt đầu từ người này trở đi, cứ 64 công thì thêm một quả ”, từ đấy những người thành tâm tu đạo, độ được 64 người thì có thể siêu bạt một bậc phụ mẫu. ”

Vào năm Giáp Tử, quy củ lại có thay đổi, phàm là những người tề gia tu đạo thì có thể siêu bạt phụ mẫu; nếu như siêu bạt ông bà nội thì vẫn dựa theo tiền lệ quả vị hai bậc mới là đủ điều kiện, nghĩa là 64 công thêm một quả thì mới có thể siêu tổ tiên đời thứ hai. Mỗi 64 công thì thêm một quả, từng đời từng đời một mà tính.

Phật quy trước mắt quy định rằng những đạo thân bình thường, Đàn Chủ, Giảng Sư chỉ có thể siêu bạt phụ mẫu, duy chỉ có Điểm Truyền Sư mới có thể siêu bạt ông bà nội.

Điều kiện của người làm siêu bạt :

1.   Độ trên 20 người.

2.   Tề gia cầu đạo ( cả nhà đều cầu đạo )

3.   Bản thân đã thanh khẩu như tố ( đã lập nguyện thanh khẩu )

4.   Công đức phí gấp 10-20 lần trở lên ( so với công đức phí quy định ở Đài Loan ), tối thiểu 5000 đài tệ.

5.   Tham dự lớp nghiên cứu tiến tu 5 năm, đến tốt nghiệp lớp Chí Thiện.

6.   Tiền Nhân đã phê chuẩn.

7.   Nếu như phụ mẫu đều đã quy không thì nhất định cần phải siêu bạt cùng lúc, không được chỉ siêu bạt một trong hai người, trừ phi là một trong hai người đã cầu đạo rồi.

Người được siêu bạt chia làm :

1. Siêu bạt trưởng bối : Siêu bạt cha mẹ, ông bà nội ở địa phủ hoặc địa ngục ( duy chỉ có Điểm Truyền Sư có thể siêu bạt ông bà nội ) gọi là Siêu Bạt.

2. Siêu bạt bình bối ( ngang vai vế ) , gọi là Nghĩa Bạt, như : Vợ chồng, anh chị em ruột, anh chị em bên ngoại, anh chị em bên nội còn đang ở nơi địa phủ hoặc địa ngục.

3. Siêu bạt vãn bối, gọi là Ân Bạt, như : con, cháu ( con của anh, em trai ), cháu nội, cháu ngoại còn đang ở nơi địa phủ hoặc địa ngục.

Vong linh sau khi siêu bạt trải qua trăm ngày thì có thể đến Đàn để kết duyên phê huấn, nói rõ những khổ nạn của Luân Hồi gặp Diêm Quân, đã siêu thoát như thế nào, đã phi thăng đến Vô Cực Lí Thiên như thế nào, được hưởng thụ thanh phước ( là cái phước thanh nhàn ), và những việc mà lúc còn sống vẫn còn chưa làm, chưa xử lí xong rõ ràng, những lời mà lúc lâm chung chưa kịp dặn dò, thì đều có thể phê tường tận rõ ràng ở tại Loan Đàn, hoặc mượn người kể thuật lại, có thể làm chứng nghiệm chính xác của việc siêu bạt vong linh.

Một trăm ngày là được tính từ ngày siêu bạt vong linh.

Thanh phước là cái phước thanh nhàn. Tu đạo hành công lập đức, sau khi chết thì linh tánh lên thiên đàng, hưởng thụ thanh phước, cái phước chẳng có luân hồi, chẳng có những nỗi phiền não.

Vong linh sau khi siêu bạt thì có thể thiên bảng ghi danh, địa phủ xoá tên, quay về Tự Tu Đường của Thiên Phật Viện ở Lí Thiên, lại trải qua trăm ngày tu luyện để khôi phục lại cái thể thuần dương, sau đó lại do Minh Minh Thượng đế phái định Tam Quan Đại Đế án công định quả. Thế nhưng quả vị ấy cần phải dựa vào sự tu dưỡng của họ lúc còn sống, sự tu dưỡng của tiền kiếp và công đức của con cháu để làm tiêu chuẩn căn cứ. Vậy nên Tiên Phật Thánh Hiền thì tuy rằng mỗi người có phần, thế nhưng cần phải dựa vào thành tích tu luyện và công đức của họ mà định sen phẩm.

Sen phẩm là đẳng cấp của quả vị

Chín phẩm sen báu :

Thượng Tam Phẩm :    Thượng thượng, Thượng trung, Thượng hạ.

Trung Tam Phẩm :      Trung thượng, Trung trung, Trung hạ.

Hạ Tam Phẩm :           Hạ thượng, Hạ trung, Hạ hạ.

Trình tự siêu bạt
1. Ghi danh ( công đức phí là gấp 20 lần so với bình thường, tối thiểu 5000 đài tệ )

*Mẫu : số thứ tự, họ tên, thiên chức, tên phật đường, họ tên của người được siêu bạt, phụ chú.

*Càn khôn phân ra

*Nếu như siêu bạt một người trở lên, chỉ viết một tờ biểu văn.

*Nếu như phụ mẫu đều đã quy không thì nhất định cần phải siêu bạt cùng lúc, không được chỉ siêu bạt một trong hai người, trừ phi là một trong hai người đã cầu đạo rồi.

*Chuẩn bị các tờ phiếu nhỏ ( rộng khoảng 2,5 cm, dài khoảng 10 cm )

2. Tiền Nhân từ bi giảng thuật về ý nghĩa của việc siêu bạt và điểm danh ( biểu văn siêu bạt làm chuẩn )

3. Hiến cúng, thỉnh Đàn

4.Đọc biểu ( do Tiền Nhân và các vị Điểm Truyền Sư ( mỗi người một tờ biểu văn ) cùng nhau đọc biểu )

Càn trước khôn sau

5. Đốt biểu, thập khấu thủ ( nghỉ ngơi một chốc lát )

*Người siêu bạt thuộc càn đạo bước đến bái vị

*Tiền Nhân từ bi đôi lời

*Người siêu bạt đại biểu hiến hương tam chú ( 3 nén hương )

6. Xướng xăm giấy : do Điểm Truyền Sư đến cửa phật đường xướng xăm, càn trước khôn sau ( người siêu bạt ).

*Xăm giấy : xăm giấy ở đây là tờ phiếu nhỏ hình chữ nhật

Vong linh … tuân mệnh theo Chỉ đến Đàn nghe điểm

*Người siêu bạt đại biểu hiến hương tam chú

*Đỉnh xăm giấy : người siêu bạt dùng ngón tay trái và phải chống giữ tờ phiếu nhỏ đặt cố định trước mặt mình.

Tiền Nhân đến điểm đạo từng người một ( giống như lúc cầu đạo )

Sau khi điểm xong thì thu lại xăm giấy.

7. Đốt xăm giấy – (thập khấu thủ)

Cảm tạ Minh Minh Thượng Đế phổ độ Tam Tào ( thập khấu thủ )

Chư Thiên Thần Thánh                                 ( ngũ khấu thủ )

Di Lặc Tổ Sư                                               ( ngũ khấu thủ )

Nam Hải Cổ Phật                                         ( tam khấu thủ )

Hoạt Phật Sư Tôn                                        ( tam khấu thủ )

Nguyệt Tuệ Bồ Tát                                       ( tam khấu thủ )

Đông Ngục Đại Đế                                       ( tam khấu thủ )

Địa Tạng Cổ Phật                                         ( tam khấu thủ )

Thập Điện Diêm Quân                                  ( tam khấu thủ )

Sư Tôn                                                       ( nhất khấu thủ )

Sư Mẫu                                                      ( nhất khấu thủ )

Điểm Truyền Sư                                          ( nhất khấu thủ )

Dẫn Bảo Sư                                                ( nhất khấu thủ )

Tiền Nhân Đại Chúng                                   ( nhất khấu thủ )

Đứng lên, chấp xá, quỳ

Lão Tiền Nhân                                             ( tam khấu thủ )

Tiền Nhân                                                   ( nhất khấu thủ )

Các vị Điểm Truyền Sư                                 ( nhất khấu thủ )

8. Tiền Nhân từ bi đôi lời 

Những việc cần chú ý khi thao trì nghi thức siêu bạt
1.Sắp xếp ghế ngồi trong phật đường.

2.Tuyên bố không dẫn theo trẻ nhỏ

3.Mời các đạo thân bên ngoài phật đường tiến vào bên trong phật đường và ổn định chỗ ngồi.

4.Tắt điện thoại di động, trong và ngoài phật đường không được phép tuỳ tiện đi lại.

5.Cảm tạ Thiên Ân Sư Đức, cảm tạ Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân Đại Đức … và trước hết chúc mừng mọi người báo đáp Thiên Ân Sư Đức và tận đại hiếu ở nhân gian.

6.Điểm danh, kiểm tra đối chiếu họ tên của người siêu bạt và người được siêu bạt ( chú ý đồng âm không đồng chữ ) , mối quan hệ, công đức phí, lấy biểu văn siêu bạt làm chuẩn.

7. Điều kiện siêu bạt liệu có phù hợp :

*Tề gia ( cả nhà đã cầu đạo )

*Bản thân người siêu bạt đã thanh khẩu trường chay.

*Công đức phí gấp 20 lần trở lên, ít nhất 5000 đài tệ.

*Duy chỉ có Điểm Truyền Sư có thể siêu bạt hai bậc ( cách thế hệ (đời ) )

Nếu như phụ mẫu đều đã quy không thì nhất định cần phải siêu bạt cùng lúc, không được chỉ siêu bạt một trong hai người, trừ phi là một trong hai người đã cầu đạo.

8.Dạy cho mọi người tư thế tay chống giữ tờ xăm ( đỉnh xăm ) : ngón tay chính giữa của tay trái giữ đè tờ xăm ở trên trán, ngón chính giữa của tay phải đè giữ tờ xăm ở trên chóp mũi, tờ xăm chớ có ghì quá chặt, hai cánh tay để thấp xuống, không làm cản trở đến việc điểm đạo; tờ xăm dài chừng 10 cm, rộng chừng 2,5 cm.

9. Sự khác nhau giữa siêu bạt và siêu độ

Siêu bạt : cần đến Thiên Mệnh Minh Sư.

Siêu độ : sự tế độ lâm thời về tâm linh, do pháp sư thực hiện.

Tam Đại Viện : Khảo Thí Viện do Mậu Điền Sư huynh phụ trách

                        Tiên Phật Viện do Nam Cực Tiên Ông phụ trách

                        Thiên Phật Viện do Di Lặc Tổ Sư phụ trách.

10. Nghi thức đoạn trước giống với lễ tiết bàn đạo, hiến cúng, thỉnh đàn, … quỳ đọc thân thỉnh, đọc biểu ( biểu văn siêu bạt ).

11. Đọc biểu, có thể chia ra nhiều người nhiều tờ đọc biểu, trong biểu văn khi đọc đến người siêu bạt thì mỗi người chỉ đọc người siêu bạt của tờ biểu văn này thì được rồi, không cần mỗi tờ biểu văn đều đọc, đọc mãi cho đến sau “… nguyện hiến thanh cung khiết minh dĩ đạt thượng văn ” thì chia ra đọc biểu, do Tiền Nhân vị thứ nhất đọc trước. Bất luận là đọc bao nhiêu tờ biểu văn, đọc xong thì lại đến lượt vị thứ hai, vị thứ ba … đến vị cuối cùng nhất, đọc xong tất cả biểu văn.

12. Công đức phí có thể do nhiều người con ghi tên, và lấy tổng cộng bao nhiêu vạn đài tệ để ghi điền, không cần viết rằng mỗi vị nguyện …
  
13. Biểu văn dựa vào một người siêu bạt điền một tờ, có thể điền hai người.

14. Việc xướng xăm nên sắp xếp từ 3 – 4 vị Điểm Truyền Sư trở lên, một vị ở cửa phật đường xướng xăm, các vị Điểm Truyền Sư khác lại đem những tờ xăm đã xướng xong giao cho người siêu bạt đỉnh xăm. Người siêu bạt chú ý nghe xướng xăm, khi nghe đến vong linh mà mình siêu bạt thì mời người siêu bạt giơ tay lên, để tiện cho việc giao phát các tờ xăm. 
 
15. Khi điểm đạo siêu bạt 2 người trở lên thì cần có người giúp đỡ Tiền Nhân lật tờ xăm. Sau khi điểm đạo xong thì Tiền Nhân quay trở về đến vị trí điểm đạo, sẽ niệm từ, sau khi niệm xong thì Thượng Chấp Lễ lại hô thu xăm, đốt xăm. ( Trước đó thì lấy cái nhíp giúp Tiền Nhân gắp các tờ xăm vào trong lò bát quái )

16.Các Điểm Truyền Sư ở bên trong phật đường đều cần phải mặc đạo bào.


Phiếu đăng kí ghi danh Siêu Bạt

Người Siêu Bạt
Họ tên

Tuổi

Chức Nghiệp

Thiên Chức

Nguyện lập
□1 □2 □3 □4 □5 □6
Số người đã độ

Tên Phật Đường

Người được siêu bạt
Họ Tên

Quan hệ với người siêu bạt
Người được siêu bạt
Người siêu bạt
Nguyên nhân tử vong

Công Đức Phí

 
Nguyện lập

1. Trọng Thánh Khinh Phàm  2.Tài Pháp Song Thí  3.Thanh Khẩu Như Tố

4. Xả Thân Bàn Đạo     5. Khai Thiết Phật Đường 6. Khai Hoang Hạ Chủng

Công Đức Của Con Cháu Không Đủ,Tổ Tiên Vẫn Đoạ Địa Phủ
 ( Những lời từ bi của Diêm La Vương )


Diêm La Thiên Tử điện thứ 5 của cõi U Minh Sâm La Vương Bao Chửng từ bi nói rằng :

Các Hiền Sĩ siêu bạt tổ tiên là có cái tâm đại hiếu, sau khi phát nguyện thanh khẩu như tố, thiết lập an toạ phật đường, tề gia tu đạo, cầu xin Tiền Bối khấu cầu Ơn Trên, đốt biểu văn khẩn cầu Hoàng Mẫu khai xá siêu bạt Tổ Tiên, siêu về Thiên Phật Viện tiến tu. Thế nhưng có một số con cháu công đức làm chẳng đủ, chỉ có thể tiến đến “ Sở Chiêu Đãi ”, “ Sở Nghe Kinh ”, cho dẫu miễn cưỡng trở về đến Thiên Phật Viện, Tổ Tiên chẳng có công đức khó mà ở Lí Thiên, do nghiệp lực sâu nặng sẽ đoạ trở lại địa phủ.

Có con cháu của người siêu bạt nghĩ rằng bản thân mình cũng chẳng có thấy qua Tiên Phật, cũng chẳng có Tổ Tiên bảo mình rằng ông hay bà đã trở về trời, do vậy mà đã không đến phật đường nữa, ăn chay thì vẫn cứ ăn, nhưng công đức thì lại cẳng tiếp tục vun bồi. Còn Tổ Tiên thì lại do chẳng có công đức, bị nhân quả nghiệp lực kéo trở về lại âm phủ, khấu bái ở trước Bao Chửng mà bi ai kể lể rằng : “ Vốn dĩ là được siêu bạt, cớ sao lại đến lãnh lệnh bài luân hồi vậy ? ”. Bao Chửng bảo với người được siêu bạt rằng “ những công đức mà con cháu của các ngươi đã làm khó mà đền bù các món oan nợ, vả lại chẳng có bày tỏ biểu thị sự thật lòng, vậy nên các ngươi vẫn phải chịu sự luân hồi. ” Ngoài ra cũng có Hiền Sĩ sau khi siêu bạt Tổ Tiên, công đức chẳng đủ, xảy ra tai nạn giao thông lớn nhỏ chẳng bình an, bèn oán trách Tiền Bối đã thu tiền nhưng lại khiến cho cả nhà không bình an !

Xin hỏi các Hiền Sĩ, các Hiền Sĩ lấy bao nhiêu công đức để bù đắp cho các oan nợ ? Các Hiền Sĩ dựa vào đức hạnh gì để phê bình các bậc Tiền Bối ? Chẳng tạo công, trái lại còn tạo lỗi, Hiền Sĩ phê bình Tiền Bối thì là tạo tội, thị phi công lỗi ta từng cái một đều ghi chép lại. Trong sự hồi hướng công đức thì việc đầu tiên nhất định cần phải “ thanh khẩu như tố ” mới có thể đoạn nhân quả với chúng sinh, nếu không thì các món nợ nghiệp của bản thân đều chưa liễu nổi, làm gì còn có công đức dư sót lại để hồi hướng cho tổ tiên của mình !

Dưới đây là một ví dụ chứng nghiệm về sự siêu bạt
Tại thôn Nội Tân, làng Đại Lí, huyện Đài Trung, Điểm Truyền Sư Lâm Vạn Vụ cầu đạo vào dân quốc năm thứ 46 ( năm 1957 ) . Sau khi cầu đạo vô cùng thành tâm, biết được sự quý báu của đại đạo, liền sau đó đã làm bàn sự nhân viên, cật lực phấn đấu, và khai thiết phật đường, độ người vô số. Mẹ của ông là nữ sĩ Uông Chiêu, lúc tuổi còn trẻ đã vì mắc chứng suy nhược thần kinh thị giác và chứng teo cơ dẫn đến sự đui mù và hai chân hành động bất tiện. Tuy rằng tự nhà có khai thiết phật đường, thế nhưng chẳng cách nào cầu đạo, sau đó thì bà đã qua đời rồi.

Qua đời chẳng bao lâu sau, Trương Thiên Sư của phủ Thiên Sư tại thôn Vạn Phương làng Đại Lí phù kê cứu đời, chỉ điểm cho những người đời đã lầm đường lạc lối, mỗi ngày có rất nhiều người đến cầu hỏi. Có một hôm, đứa con trai của Lâm Vạn Vụ Điểm Truyền Sư đến phủ Thiên Sư khấu vấn xem coi tình hình bà nội Uông Chiêu ở âm ty như thế nào sau khi qua đời. Trương Thiên Sư linh gá vào trên người của kê đồng chỉ thị rằng : “ Tín nữ Uông Chiêu sau khi mất, do bởi trong nhà khai thiết phật đường, con trai làm bàn sự nhân viên, công đức to lớn, vậy nên nhận được cái phước che chở mà lìa khổ được vui, nay phụng ngọc chỉ của ơn trên phái đến nhậm chức đại diện Phật Tổ ( vị thần cõi khí thiên ) tại Bát Quái Thiền Tự của thành phố Chương Hoá. ” Trương Thiên Sư lại chỉ rõ ngày đến nhậm chức. Vào ngày đến nhậm chức thì toàn bộ người nhà đều nên đến Bát Quái Thiền Tự để lễ lạy chúc mừng, để báo đáp ơn trời. Đến lúc ấy Lâm Vạn Vụ Điểm Truyền Sư dẫn lãnh cả nhà lớn nhỏ mười mấy người, cùng nhau đến Bát Quái Thiền Tự để lễ lạy. Chặng về thì nhân tiện đến Phật Đường Thiên Luân ở Chương Hoá để gặp Vương Điểm Truyền Sư. Vương Điểm Truyền Sư biết được toàn bộ câu chuyện xong thì chúc mừng họ.

Vào năm thứ hai cùng ngày, Lâm Điểm Truyền Sư lại dẫn cả nhà lớn nhỏ lần nữa đến Bát Quái Tự để kỉ niệm mẫu thân. Sau đó lại đến phật đường Thiên Luân để tìm Vương Điểm Truyền Sư. Vương Điểm Truyền Sư bèn gợi ý với Lâm Điểm Truyền Sư rằng cớ sao không đem tiền xe cộ đi lại Đài Trung, Chương Hoá để làm công đức phí siêu bạt người mẹ đã mất. Lâm Điểm Truyền Sư trả lời rằng : “ Mẹ của tôi mắt bị mù loà, vả lại hai chân không đi lại được, oan nghiệt sâu nặng, tôi chẳng dám siêu bạt. ” Vương Điểm Truyền Sư nói : “ Anh hãy nghĩ kĩ xem, anh thân là Đàn Chủ kiêm bàn sự nhân viên, những công đức đã nỗ lực tích lại đã tiêu giải oan nghiệt thay cho mẹ của anh, và cái phước che chở bà ấy làm vị thần cõi khí thiên, điều kiện siêu bạt là phải đóng công đức phí gấp 10 lần so với những người cầu đạo thông thường, lại cộng thêm ngày hôm đó độ 23 người cầu đạo thì được rồi, cớ sao không đi thỉnh thị Lữ Tiền Nhân ( Viên Giác Đại Đế ) xem coi có thể siêu bạt không ? ” Lâm Điểm Truyền Sư sau khi trở về thì đem tiền nhân hậu quả của việc này bẩm báo lại với Lữ Tiền Nhân. Trải qua 20 ngày, Lữ Tiền Nhân bèn đích thân siêu bạt vong linh của nữ sĩ Uông Chiêu, mẹ của Lâm Điểm Truyền Sư, thăng lên Lí Thiên. Sau khi siêu bạt thì trải qua thời gian chừng khoảng nửa năm, Lâm Điểm Truyền Sư vì để ấn chứng xem việc siêu bạt mẫu thân phải chăng có hiệu quả, bèn triệu tập các anh chị em lại cùng nhau thương lượng, cuối cùng đưa ra quyết định cử phái đại biểu đến phủ Thiên Sư của thôn Vạn Phương để cầu hỏi, xem coi tình hình hiện tại của mẫu thân ra sao. Sau khi thỉnh thị xong, kê đồng nhắm mắt tĩnh lặng một chốc lát, rồi bèn mở miệng nói rằng : bà Uông Chiêu mẹ của cậu Lâm hiện đã không làm vị đại diện của Phật Tổ ở Bát Quái Thiền Tự tại Chương Hoá nữa, bà ấy đã siêu thăng Lí Thiên rồi.

Qua phân tích, Lâm Điểm Truyền Sư và người nhà vốn trước giờ chẳng quen biết với kê đồng, vả lại những người đến cầu hỏi một ngày có gần vài chục người, còn trong một năm thì có khoảng mấy ngàn người đến cầu hỏi qua; nay sau khi cầu hỏi thì Trương Thiên Sư linh gá trên mình của kê đồng, ngờ đâu mở miệng nói rằng tín nữ Uông Chiêu hiện đã không ở Bát Quái Tự tại Chương Hoá để làm đại diện của Phật Tổ nữa, mà đã siêu thăng Lí Thiên rồi. Xét thấy những lời mà ngài ấy nói trước sau đều ứng nhau, và việc siêu bạt thì bản thân kê đồng vốn chẳng hề hay biết, mà ngờ đâu Trương Thiên Sư lại biết được rằng sau khi siêu bạt, nguyên linh của bà Uông Chiêu đã vãng sanh trở về Lí Thiên, đủ chứng tỏ sự chí tôn chí quý của đại đạo. Từ đấy về sau, Điểm Truyền Sư Lâm Vạn Vụ bỏ việc phàm theo đuổi việc thánh, đạo vụ rất hồng triển, chẳng bao lâu sau thì đến chỗ của Lữ Tiền Nhân ( Viên Giác Đại Đế ) để bái lãnh thiên mệnh, độ hoá vô số chúng sanh cùng lên đạo ngạn. Hiện nay đạo vụ của Thiên Nhất Cung ở đài trung huy hoàng, to lớn chưa từng có, đấy đều là Điểm Truyền Sư Lâm Vạn Vụ nhất tâm nhất ý vì đạo hoằng dương, đã thiết lập nền tảng tốt, mới có thành tựu của ngày hôm nay.

Nay đại đạo phổ truyền, pháp môn đại khai, phổ độ Tam Tào, trên độ Hà Hán Tinh Tú, Thần Tiên cõi khí thiên thành Đại La, giữa độ vô số chúng sanh của nhân gian thoát luân hồi, dưới độ các vong linh cõi U Minh Địa Phủ được siêu sanh, là kì duyên vạn cổ chưa từng có. Những vị nào nếu đã có duyên gặp và đắc được đại đạo thì nhất định cần phải nhận lí quy chơn, siêng tu đạo quả, cấp tốc độ hoá những người hữu duyên, và tìm cách siêu bạt các vị tổ tiên đã qua đời cùng đăng miền cực lạc, vậy thì mới là đại hiếu.

Siêu Bạt Và Những Điều Cần Chú Ý Siêu Bạt Và Những Điều Cần Chú Ý
910 1

Bài viết Siêu Bạt Và Những Điều Cần Chú Ý

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »