Tu Đạo Tu Tâm

Tu đạo tu tâm
( Lời từ bi dặn dò của Sư Mẫu )


Một người muốn nghe phật pháp chẳng phải là chuyện dễ dàng gì, là do nhân lành đã gieo trồng luỹ kiếp mới có thể gặp được.

Các con tu đạo lâu như vậy rồi, vì sao đến phật đường vậy ?

Vì sao đến tham gia các lớp nghiên cứu, là vì sự náo nhiệt vui nhộn chăng ?

Hay là vì hy vọng có chỗ gặt hái được ?

Đối với sự tu trì của bản thân có chỗ giúp ích gì ?

Chúng ta cần phải hiểu rõ sự tôn quý của Đạo; hôm nay chúng là đã cầu đạo rồi ( đắc trước ) thế nhưng chưa có tu ( tu sau ), chúng ta đã thật sự tu hành rồi sao ? 

Đã có lập nguyện liễu nguyện rồi hay chưa ?

Tu đạo tu tâm, cái tâm của các con đã tu rồi hay chưa ?

Cái tâm của các con nếu như đã tu rồi thì sẽ không rơi vào những thị phi, sẽ không bị thị phi khảo. Phần lớn các con đều là bị thi phi khảo rớt nên mới rời khỏi thầy và ta.

Hãy xem lại xem cái tâm hiện tại của con có giống với cái tâm lúc con mới tiến vào đạo trường hay không ? Vừa mới cầu đạo xong còn có chút thành tâm, càng tu thì thị phi càng nhiều, những lời oán than càng nhiều !

Lúc bấy giờ con là vị đạo thân mới, có lên mặt ra vẻ ta đây gì không ?

Càng tu vấn đề lại cứ càng thêm nhiều, tu đến đường đạo của bản thân đều đánh mất cả rồi.

Sự tu đạo chân chính thật sự phải bắt đầu làm từ chỗ căn bản, chớ có chỉ hành ngoại công, chớ có chỉ mãi biết xông, xông, xông, cứ mãi xông.

Tôi bàn đạo bàn rất có thành tích, tôi rất giỏi độ người, tôi rất giỏi giảng bài, rất nhiều người đều tôn kính mình, rất ngưỡng mộ mình, thế nhưng trong sự riêng tư kín đáo thì lại cứ là cả đống thói hư tật xấu !

Vậy thì con hãy bảo xem, con tu đạo tu cái gì đây !

Ôi ! tu vất vả cực khổ lâu như vậy rồi, hà tất phải tự chuốc nếm lấy cái khổ như vậy, đến cuối cùng rồi thì cũng như một phen uổng công, chẳng đâu vào đâu cả !

Vậy nên tu đạo nếu như chẳng thể buông xuống, tâm tánh nếu chẳng thể “ quang minh sáng ngời ”, thì cho dẫu là bàn đạo, ăn chay, hy sinh phụng hiến, cũng chẳng qua chỉ là tu cái phước báo kiếp sau mà thôi.

Tu đạo là quán soi ngược lại bản thân mình, chớ có mà tánh khí nóng nảy cứ mãi phát, thị phi vẫn cứ mãi nói, cái tâm ngạo mạn vẫn cứ sinh trưởng, như thế chỉ biết bàn đạo, chẳng biết tu đạo, cái đạo này để con tu đến nổi chẳng đáng đồng tiền rồi đấy !

Là đang tu cái quả báo hữu lậu !

Nếu chẳng phải là dùng cái tâm thanh tịnh để bàn đạo, tuy rằng đã làm rất nhiều việc, trông thì có vẻ công rất lớn, cuối cùng vẫn là trở về lại trên cái “ phước báo hữu hạn ”, vẫn cứ luân hồi tam giới. Chỉ cần dùng cái “ tâm thanh tịnh vô vi ” thì có thể khế nhập đại đạo, thật sự đạt đến siêu sanh liễu tử.

Giảng đạo chẳng lìa pháp, tu đạo chẳng rời Tánh. Tâm tánh của các con chẳng tu tốt, thì còn nói gì đến tu đạo !

Vậy nên chúng ta cần phải hiểu rõ rằng :

Chẳng phải là thân gánh thiên chức thì gọi là tu đạo.

Chẳng phải là trong nhà có thiết lập phật đường thì gọi là tu đạo.

Chẳng phải là đi đến phật đường thì gọi là tu đạo.

Chẳng phải là tham gia các lớp nghiên cứu thì gọi là tu đạo.

Duy chỉ có hạ công phu từ Tự Tánh thì mới là tu đạo.

Sự tu đạo chân chính thật sự là phải nội tu, phải hạ công phu từ Tự Tánh đấy !

Mạt hậu rồi, đang thâu viên đấy !

Chúng ta phải đem lương tri lương năng hiển hiện ra ngoài, phải dùng lương tâm bổn tánh để làm bất cứ người, việc, vật gì !

Chúng ta phải tu lấy tâm tánh của bản thân thật nhiều vào.

Cũng phải hành công lập đức luỹ tích Ngoại Vương.

Chúng ta càng là người vững chắc thiết thực, người càng “ giấu ngọc cất châu ”, càng không ra mặt ra vẻ ta đây thì đến cuối cùng sẽ càng tốt, bởi vì Tự Tánh đã viên mãn rồi !

Chúng ta tu đạo phải tu tâm, bàn đạo phải tận tâm.

Mục đích của sự tu hành chính là hy vọng có thể có trí tuệ, có thể sống qua những cuộc sống ngày thường vui vẻ tự tại.

Vả lại kiếp này thì có thể thoát lìa sáu nẻo luân hồi, vãng sanh Tây Phương, then chốt của việc có thể như nguyện hay không đều là ở cái “ tâm ” của bản thân mình ! 

Phàm việc gì tâm cũng tồn cung kính chớ không xem thường người khác.

Phàm việc gì tâm cũng tồn sự khiêm nhường chớ không cống cao ngã mạn.

Phàm việc gì tâm cũng tồn sự vui vẻ ôn hoà chớ không chán phiền, dễ cáu giận.

Phàm việc gì tâm cũng tồn sự cảm ân chớ không độc chiếm công mình.

Phàm việc gì tâm cũng tồn sự từ bi thương xót chớ không hạnh phúc vui mừng trước tai ương của người khác.

Phàm việc gì tâm cũng tồn pháp hỷ chớ không tham tham luyến vật dục.

Phàm việc gì tâm cũng tồn sự khoan thứ chớ không xoi mói bắt bẻ.

Tu đạo cần phải thành tâm + tâm Bồ Tát + lòng nhẫn nại + Tâm hỷ xả + Tâm vô vi + lòng trời + tâm trí tuệ.

Hiện nay chướng ngại lớn nhất của sự tu đạo là chỉ muốn hỏi người khác, chẳng hỏi bản thân mình.

Vì sao thầy muốn các con càng tiến thêm một bậc, trước hết hiểu rõ bản thân ? trước hết hãy tự hỏi bản thân mình đã làm rồi chưa ?

đã bỏ ra tâm sức rồi chưa ?

rồi mới hãy hỏi người khác.

Phàm việc gì cũng không thể chỉ nhìn hướng ra bên ngoài mà xem, mà phải hướng vào bên trong để hồi quang. Tự Tánh Phật hễ sáng tỏ rõ ràng thì mọi huyễn ảo bèn có thể diệt. Tự Tánh Phật chẳng tỏ thì con bèn bị những huyễn ảo làm cho mê muội.

Gọi là tu đạo bàn đạo thì phải “ làm điều nhân thì dẫu thầy mình, mình cũng không nhường, đưa ra sự quyết đoán chẳng chút do dự “, ngay lúc ấy tức là đạo.

Chớ có đem việc tu đạo xem như là một thứ áp lực, mà phải đem nó xem như là một thứ bổn phận. Nếu như đem việc tu đạo xem như là một thứ áp lực, vậy thì sẽ tu một cách hết sức đau khổ đấy. Chúng ta tu đạo là học tập buông xuống, học tập chuyển niệm, học tập viên dung thập phương.

Sư Tôn Sư Mẫu chính là hy vọng các con mang lấy cái tấm lòng chẳng oán chẳng hối này, bước lên trên con đường trở về cố hương này, mang lấy từ tâm bi nguyện, để cho nước mắt của con vì chúng sanh mà rơi chảy, đem những niềm vui tiếng cười của các con phụng hiến cho chúng sanh, có thể đem tất cả mọi công đức mà con đã tích tụ hồi hướng lại cho tất cả mọi chúng sanh có thể lìa khổ được vui, đấy chính là bổn phận và sứ mệnh của các con đấy.

Đồ nhi à ! Muốn làm Tiên Phật chẳng khó đâu, chỉ cần bây giờ đang hành cái đạo của Tiên Phật Bồ Tát, vậy thì là Tiên Phật Bồ Tát rồi con gì. Chỉ cần đem cái tâm bồ đề luôn phát ra ngoài, vậy thì mỗi người trong phật đường đều có thể làm Tiên Phật rồi.

Tu đạo phải làm được sáu chỗ tới : tâm tới, tay tới, mắt tới, miệng tới, tai tới, chân tới. 

Dùng cái tâm từ bi hỷ xả để hoá đi những tham lam mưu tính,

Dùng cái tâm vô vi bình thường để hoá đi những lên xuống thăng trầm,

Dùng cái tâm đơn giản mộc mạc chất phác để hoá đi những hư hão không thật,

Dùng cái tâm nghiêm túc thiết thực để hoá đi những sự phóng túng cẩu thả.

Phải nhận lí thật tu mà hành. Tu đạo, bàn đạo không thể chạy theo một cách mù quáng, mà phải giữ giới, trì giới, xem kinh điển như là sức mạnh hối thúc. Chớ có quá chú trọng hình tướng. Vào thời mạt hậu càng chú trọng hình tướng thì chấp trước sẽ càng nhiều.

Hãy chịu trách nhiệm đối với bản thân. Chỉ cần mỗi một người làm tốt bản bổn phận của bản thân, thì thật ra đều là có hành động lớn. Làm tốt bản thân mình, lại thúc đẩy mở rộng ra đến bên ngoài, chính là cái mà Đại Học nói : cách vật, trí tri, tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ.

Hành động lớn chính là phải đột phá bản thân, cái mà vốn dĩ không thể làm thì bắt đầu thử đi làm, cái mà vốn dĩ chẳng làm nổi thì thử đi làm, học làm nhân vật lớn !

Tu pháp chẳng bị pháp trói buộc, tu tâm chẳng trụ tâm.

Cái gọi là “ trọng thánh khinh phàm ”, về nhà chăm lo tốt cho gia đình cũng là trọng thánh khinh phàm đấy.

Cái gọi là “ phàm chính là dục vọng, “ Thánh ” thì nơi nào cũng có, còn “ Phàm ” thì cứ là chỉ tồn ở cái tâm riêng tư ích kỉ của con thôi.

Vậy nên nói vạn pháp do tâm sanh, chỗ không đơn giản chính là ở chỗ làm thế nào để ước lượng cân nhắc, chớ có tưởng rằng ở đạo trường mới tính là “ Thánh ”.

Con đường tu bàn này chẳng có điểm cuối đâu. Liễu nguyện rồi lại đến.

Đến rồi vẫn phải lại đến, biết khổ liễu khổ mà thôi. Chớ có sợ lại đến, vì Bồ Tát chẳng xả bỏ chúng sanh, đều sẽ lại đến đông thổ giúp đỡ cho chúng sanh lìa khổ được vui ! 

Bởi vì đời người chính là như thế, duy chỉ có tuỳ hỷ tự tại thì mới là sự tự tại thật sự !

Người mà tâm đẹp, tâm thiện, tâm chân thật thì nhìn sự vật gì cũng đều đẹp, đều thiện, đều chân thật.

Phàm việc gì cũng phải bắt tay vào từ tâm cảnh, bởi vì tâm cảnh đẹp thì mọi vật đều chân thật, đều thiện và đẹp.

Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, gặp phải bất cứ sự việc gì cũng hãy ghi nhớ lấy : hãy dùng một cái tâm rất biết đủ, rất cảm ân để đi đối mặt.

Bất kể là hôm nay vấn đề, khốn khó ở đâu, bất kể là sự việc này chúng ta chán ghét hay hết lời ca ngợi tán dương thì chúng ta cũng đều phải dùng một cái tâm cảm ân để mà đi đối mặt. Duy chỉ có tri túc thường lạc thì mới có thể thật sự thực hiện phong phạm của người tu đạo !

Tu Đạo Tu Tâm Tu Đạo Tu Tâm
910 1

Bài viết Tu Đạo Tu Tâm

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »