Sự Bài Trí Của Phật Đường Và Ý Nghĩa Của Việc Thắp Đèn Phật

Hàm nghĩa của sự bài trí của phật đường và ý nghĩa của việc thắp đèn Phật


Phật đường có bát bảo : Bàn trên dưới, 3 ngọn đèn Phật, lò bát quái, hai hộp đàn hương.

Đèn Phật : Phật đường có 3 ngọn đèn, ngọn trên cùng nhất gọi là ngọn đèn Mẫu ( Vô Cực ).

Sự bài trí của toàn bộ phật đường tượng trưng cho thứ tự sinh thành của vũ trụ.

Ngọn đèn Mẫu đại biểu cho Vô Cực, là Lí, chân không, là sự khởi đầu của trời đất, là thể của Đạo, là gốc cội của vạn vật, là tự tánh của chúng sanh, là cánh cửa của linh tánh, vô danh thì là khởi đầu của thiên địa; hữu danh thì là mẹ của vạn vật. Bởi vì vô cực có công năng sanh dục thiên, địa, nhân, vạn vật, là từ vô hình mà sanh hữu hình, do hữu hình mà có tên là Mẫu, do vậy gọi là Vô Cực ( Lão Mẫu ) ; còn lửa của ngọn đèn Mẫu thì là đại biểu cho chơn hoả thánh linh của Thượng Đế, biểu thị đạo mạch phải truyền thừa nhau kéo dài bất tận, do đó Minh Sư dẫn chơn hoả để điểm mở con đường sáng tỏ rõ ràng thật sự của chơn tánh trên thân chúng ta, là pháp môn duy nhất không hai.

Hai ngọn đèn phía bên dưới gọi là đèn Lưỡng Nghi ( còn gọi là đèn Nhật Nguyệt ).

Thái cực sanh lưỡng nghi, là dụng của Đại Đạo, âm dương lưu hành. Thái cực là khí, là mẹ của vạn vật diệu hữu. Đạo sanh nhất, sanh nhị, sanh tam, tam sanh vạn vật, trong ấy tham dự giúp ích vào công việc nuôi nấng và chuyển hoá của trời đất, vận dụng vạn năng, thể của nó là Lí, dụng của nó là Thần. Thần hoá âm dương, tả dương hữu âm, tả nhật hữu nguyệt , hợp lại thành Minh . Minh là dụng của Thể, đại biểu cho nhất bổn tán vạn thù ( từ một gốc cội phân tán ra vạn vật ) , cũng tượng trưng cho Minh Sư nhận lãnh kế thừa thiên mệnh, giáo hoá khai đạo tiếp dẫn chúng sanh để đạt vạn thù quy nhất bổn ( vạn vật cùng quay về một gốc cội ).

Lò bát quái đại biểu cho tất cả vạn vật đều do Lão Mẫu hoá thân mà ra, sanh sôi nảy nở không ngừng, gánh tải diệu dụng vô tận.

Càn ( Trời ), Khôn (Đất ), Khảm ( thuỷ ), Li ( hoả ), Cấn ( núi ), Đoài ( đầm ), Tốn ( gió ), Chấn ( sấm ).

Lò bát quái đại biểu cho cái lí của vạn vật sanh sôi nảy nở không ngừng, là Hoàng Cực Tượng Thiên.

Vô Cực sanh Thái Cực, Thái Cực sanh Lưỡng Nghi, sanh Tứ Tượng, sanh Bát Quái. Vạn vật do vậy mà sinh sôi kéo dài. Vậy nên Lò bát quái đại biểu cho tất cả vạn vật đều do Lão Mẫu hoá thân mà ra, sanh sôi nảy nở không ngừng, gánh tải diệu dụng vô tận.

Bàn trên tượng trưng cho trời.

Bàn dưới tượng trưng cho đất. Trời cao đất dày, vậy nên bàn trên cao hơn, bàn dưới thấp hơn chút, có sự tượng trưng noi theo trời đất, mang cái ý thừa thượng khải hạ.

Tượng Phật : Thờ những vị Tiên Phật của thời kì bạch dương ứng vận là thích hợp nhất : Di Lặc Tổ Sư, Nam Hải Cổ Phật, Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát, Quan Thánh Đế Quân, Lữ Pháp Luật Chủ.

Ý nghĩa của việc thờ cúng tượng Phật :
1.Lễ kính Tiên Phật

2.Chỉ dẫn chúng sanh mượn giả tu chơn. Thể ngộ tâm phật, quán noi theo hạnh Phật, soi chiếu tự thân, thể ngộ Như Lai.

Hiến trà thượng thanh, hạ trược, một âm một dương gọi là Đạo.

Kính thiên địa, lễ thần minh, dâng hiến lên cái tâm thành kính nhất.

Hai bên của ngọn đèn Mẫu thì một bên đặt nước thượng thanh đại biểu cho trời, hiến lên cho Minh Minh Thượng Đế, một bên đặt nước trà hạ trược, đại biểu cho đất, hiến lên cho Chư Thiên Thần Thánh. Còn lại thì xem coi trên bàn thờ Phật cung phụng mấy vị Phật thì nơi trước mỗi vị Phật đều đặt một tách trà cúng.

Cây vạn niên thanh tượng trưng cho sự xanh tươi lâu dài muôn năm, đại đạo vĩnh tồn, sức sống vĩnh viễn tồn tại.

Hộp đàn hương : một hộp đựng bột trầm, một hộp đựng que gỗ trầm, dùng những khi thỉnh đàn bàn đạo hiến hương, có tác dụng khử tà, khử khí âm trược.

Quả dâng cúng : thành kính phụng hiến, lễ kính Tiên Phật, một hàng năm đĩa, tức tượng trưng cho ngũ hành.

Bái đệm : tượng trưng cho đài sen, gồm 3 cái, 6 cái, 9 cái, nhiều cho đến vài chục cái, vài trăm cái, cũng mang ý nghĩa là vạn vật.

Khi khấu đầu mang ý nghĩa chúng sanh quy căn phục mệnh ( khôi phục bổn mệnh, quay trở về bổn lai diện mục, về lại gốc cội ban đầu ), lễ kính Lão Mẫu, Chư Thiên Tiên Phật, tượng trưng cho sự khiêm tốn hạ mình, hàng phục sự ngã mạn, quán tướng phát tâm noi theo Thánh Hiền, chẳng dám quên gốc cội, cảm ân báo đức.
  
Lư hương viên dung tứ phương : thắp đốt lên sự hy sinh phụng hiến, luyện tánh như tro ( chẳng còn chút tánh khí nóng giận ) .

Một nén nhang thắp lên lễ kính thiên địa thần minh, quy y Tự Tánh Phật.

Chỉnh lí lau dọn bàn thờ Phật : lau chùi bụi bặm - tẩy trừ phiền não, soi ngược tự tánh.

Làm phẳng bột lư hương : bình tâm tịnh khí, tự độ độ người.

Thắp đèn Phật : thắp sáng ngọn đèn Phật trong tâm, viên thành tánh mệnh.

Mặc niệm nguyện sám văn : sám hối nghiệp chướng, làm trong sạch Linh Đài.

Hiến kính trà, trái cây : biểu thị sự thành kính phụng hiến.

Nguyện lực : ánh sáng từ bi gia bị, thảy đều hồi hướng, chỉ nguyện chúng sanh lìa khổ được vui, chẳng vì bản thân cầu an lạc.

Minh Minh Thượng Đế là Vô Sanh Lão Mẫu, là tổng chủ tể của vạn linh, đại biểu cho đầu nguồn sinh mệnh của vạn vật vạn loài, là bổn thể của vũ trụ.

Minh Minh Thượng Đế - Vô Sanh Lão Mẫu cũng đại biểu cho lương tâm bổn tánh của bản thân mình – ngọn đèn của Tâm.

Người người đều có Tự Tánh Chơn Như, như lời mà Huyền Giác Đại Sư đã nói trong bài “ chứng đạo ca ” : “ thẳng tới đầu nguồn nơi dấu Phật, chọn lá tìm cành ta chẳng thể, Ngọc Ma Ni, người chẳng biết, trong kho Như Lai tự thâu đắc … ”, hoặc như trong lời điểm đạo đã nói : “ hai mắt hồi quang rọi, một điểm mặt trời thật ”.

Thế nào là Vô Sanh Phụ Mẫu ?
Vô Sanh chính là đầu nguồn gốc cội của Chư Phật, là căn bản của vạn vật, là cố hương của người người, là pháp thể của Vô Cực, là chủ tể của thiên hạ, là sinh mệnh tịch nhiên bất động vô tư vô vi, là lương tri của sự tự giác, cũng là đầu nguồn của trí tuệ sinh mệnh, là điểm ban đầu của sinh mệnh con người, là căn bản gốc cội của tất cả vạn vật, là chơn tể của vạn linh chí cao vô thượng.

Vô cực ( sanh thái cực, thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng ), tượng trưng cho sự quang minh, là Chơn Như, Tự Tánh của chúng ta, bất sanh bất diệt, tại Thánh chẳng tăng, tại phàm chẳng giảm.

Kinh Hoa Nghiêm có kệ rằng : “ Tâm, Phật và Chúng sanh, cả ba không sai khác. ” Người người là Phật.Một ngọn đèn có thể phá vỡ sự u ám của vạn năm, một trí có thể trừ si mê vạn năm ”. Bởi vì chúng sanh hễ rơi vào cõi hồng trần, bị mọi thứ vật dục che lấp tâm tánh thanh tịnh mà tạo thành ngọn đèn tâm chẳng sáng tỏ, lại thêm sự vướng víu nhiếp thụ lẫn nhau của mạng lưới nhân duyên càng khiến cho trí tuệ của chúng sanh ở trong sự vô minh đen tối. Thắp sáng ngọn đèn tâm khiến cho nó có thể khôi phục cái trí tuệ tiên thiên mà vốn tự có đầy đủ, càng kì vọng có thể đèn đèn tiếp nối nhau, đem cái thế giới ta bà này hoá thành cõi tịnh độ hoa sen, khiến cho người người đều khôi phục bổn lai diện mục của chính mình, đạt bổn hoàn nguyên ( khôi phục lại linh tánh bất muội của ban đầu ), tự thấy Vô Sanh Lão Mẫu, Bồ Đề Tự Tánh, soi phá ngũ uẩn đều không, độ tất cả mọi khổ ách.

Thắp sáng đèn trước Phật, diệt trừ lửa tâm đầu, nguyện dùng đại trí tuệ, soi phá mọi vô minh ”, nhân đấy mà quán soi ngọn lửa tâm đầu của bản thân ( những sự tham muốn ) phải chăng đã diệt trừ, đại trí tuệ phải chăng đã sinh khởi, có thể soi phá những đen tối vô minh ( phiền não ) hay không, như vậy thì nên tu dưỡng tâm tánh như “ thường thường siêng lau quét, chớ để nhiễm bụi bặm ”, tự soi chiếu tâm tánh.

Ngọn đèn Phật mà đại biểu cho Vô Cực, ý nghĩa tượng trưng của nó đại biểu cho Vô Cực và bổn thể sanh dục vạn vật vạn hữu, bởi vì nó chẳng có hình chẳng có tướng, người phàm chẳng cách nào nhìn thấy được vậy nên dùng một ngọn đèn sáng tỏ lấy làm sự biểu trưng; còn ở trên bàn cúng hai bên mỗi bên có một ngọn, bên trái là đại biểu cho Càn đạo, bên phải đại biểu cho Khôn đạo, tượng trưng cho âm dương lưỡng nghi, biểu trưng cho cái tướng của vạn vật sanh khởi, do bởi vạn vật đều duyên khởi nơi lưỡng nghi diễn hoá mà ra, người phàm cũng chẳng cách nào biết được sự huyền diệu sâu xa khó hiểu của nó, do đó dùng hai ngọn đèn biểu trưng rõ, cũng đại biểu cho cái nghi lễ nam, nữ có sự khác biệt.

Lúc bình thường thì 3 ngọn đèn này đều không thắp, chỉ có sáng tối hiến hương hoặc khi mở lớp, khi bàn đạo cung nghênh Thánh Linh của Lão Mẫu đến Đàn và Chư Thiên Thần Thánh hộ Pháp Đàn mới thắp lên 3 ngọn phật đèn.


Khi thắp đèn thì nhất định cần phải thắp ngọn đèn Vô Cực ở chính giữa trước, lại thắp “đèn Nhật” phía bên trái, cuối cùng thắp “đèn Nguyệt” phía bên phải, biểu trưng cho nghĩa Vô Cực sanh Thái Cực, Thái Cực sanh Lưỡng Nghi, cũng là cái ý “ nhất bổn tán vạn thù ”.
  
Sau khi bàn xong Phật Sự hoặc lễ bái khấu đầu xong thì phải tắt phật đèn để tiễn phật giá. Trước hết tắt ngọn “đèn Nguyệt”, lại tắt ngọn “đèn Nhật”, cuối cùng tắt ngọn đèn Mẫu Vô Cực ”, tức là ý “ vạn thù quy nhất bổn ”.

Ánh đèn đại biểu cho bổn thể tuyệt đối của vũ trụ, tức là Thượng Đế. Mà Thượng Đế của bổn thể vũ trụ thì như ánh sáng vô hạn, sáng ngời vô song, ánh sáng này cũng là nguồn gốc của linh tánh con người chúng ta, cũng vô cùng quang minh sáng ngời trong suốt, do vậy mà linh tánh còn gọi là “ linh quang ”. Sinh mệnh của con người là ánh sáng, Thượng Đế đương nhiên cũng là ánh sáng, do vậy dùng ánh đèn để đại biểu cho thật tướng bổn thể của vũ trụ - Minh Minh Thượng Đế, là có ý nghĩa sâu sắc đấy.

Nơi Phật giáo cho rằng vũ trụ tuyệt đối là “ Thường Tịch Quang ”. Nơi Ấn Độ giáo cũng vậy. Phật giáo và Ấn Độ giáo đều cho rằng ánh sáng là bổn thể của vũ trụ tuyệt đối.

Thắp đèn Phật là bộc lộ thông điệp Chư Phật Bồ Tát đem lại cho chúng sanh sinh mệnh quang minh sáng ngời, cũng là bổn ý truyền đạo của Chư Phật Bồ Tát, giống như thời cổ xưa truyền đạo , gọi là “ truyền đăng ”.

Sau khi ngọn Phật đèn thắp lên rồi, lúc bàn đạo thì Truyền Đạo Sư sẽ thành kính cung thỉnh Minh Minh Thượng Đế lâm đàn, cũng cung thỉnh Chư Phật mười phương, các vị Tiên Chơn, Bồ Tát và Lôi bộ, Phong Bộ, Hổ Bộ, Long Bộ và nhị thập bát tinh tú, Chư Thiên Thần Thánh giáng Đàn, hộ Đạo, hộ Đàn.
              

Khi ngọn đèn Phật thắp sáng, cả phật đường đều tràn ngập ánh hào quang quang minh xán lạn, làm trang nghiêm cả đạo trường, cũng làm trang nghiêm cái tâm của tất cả những người cầu đạo.
  
Lúc cầu đạo, người cầu đạo cần phải mắt nhìn ngọn đèn Phật, khiến cho sức chú ý của người cầu đạo tập trung nơi ngọn đèn Phật, dựa vào ánh đèn nhiếp lấy tạp niệm, an tâm, như vậy vọng tâm tự nhiên chẳng sanh, tạp niệm tự nhiên chẳng khởi, từ tâm tán loạn mà đi đến sự chuyên tâm, khiến cho người cầu đạo tiến vào cảnh giới sinh mệnh vô tư vô vi. Lúc truyền đạo, vị truyền đạo sư đại biểu cho Thiên Mệnh Minh Sư dùng nhang truyền chỉ dẫn xuống một đường kim tuyến từ ngọn đèn Vô Cực, miệng niệm “ trước mắt chính là Chơn Dương Quan … ”, khai ngộ rằng con người là từ bổn thể Vô Cực mà đến, nên từ đường kim tuyến này mà quay về thì mới có thể trở về lại cố hương, bổn thể gốc cội ban đầu.

Truyền Đạo Sư vào lúc người cầu đạo mắt nhìn chằm chằm vào ngọn đèn Vô Cực thì đột nhiên nhanh chóng tiến đến, dùng ngón tay chính giữa hướng gần sát huyền quan, mượn nhờ vào ánh sáng đèn Vô Cực mà điểm phá cửa khiếu sanh tử của chúng sanh, trực chỉ đại đạo thông thiên trở về Vô Cực cố hương, quy căn nhận Mẫu. Từ đấy đã thắp lên sự quang minh sáng ngời nội tại mà mỗi người đều vốn có, đấy là ngọn “ tâm đăng ” vĩnh hằng quang minh xán lạn, sáng mãi không tắt. Dựa theo ngọn tâm đăng quang minh sáng ngời này của Tự Tánh mà hành thì tự có thể trở về cố hương Vô Cực Lí Thiên. Các đệ tử của Tiên Thiên Đại Đạo nên lúc nào cũng bảo vệ gìn giữ nó, làm ngời sáng nó, cũng giống như con mắt nhìn ngọn phật đèn vậy, lúc nào cũng quán soi ngược lại ngọn tâm đăng vô hình ấy, khiến cho nó lúc nào cũng đều quang minh sáng ngời, lúc nào cũng tự thắp sáng ngọn tâm đăng, bất cứ nơi nào cũng đều tu trì trang nghiêm bản thân.

Thắp đèn Phật và cảnh tượng Điểm Truyền Sư truyền đạo truyền thụ tam bảo cũng đã ấn chứng cho sự rửa tội bằng thánh linh và lửa mà trong kinh Thánh đã ghi chép.

Sự Bài Trí Của Phật Đường Và Ý Nghĩa Của Việc Thắp Đèn Phật Sự Bài Trí Của Phật Đường Và Ý Nghĩa Của Việc Thắp Đèn Phật
910 1

Bài viết Sự Bài Trí Của Phật Đường Và Ý Nghĩa Của Việc Thắp Đèn Phật

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »