Ý
Nghĩa Của Lễ Hiến Cúng
Các
đệ tử của Tiên Thiên Đại Đạo Nhất Quán cử hành lễ hiến cúng để bày tỏ ý thành
kính đối với Trời Phật. Trước khi hành lễ hiến cúng thì nên lau chùi các ngọn
đèn Phật, dọn dẹp phật đường sạch sẽ, mài phẳng tro và rắc bột trầm trong lò
bát quái, sắp sẵn các que nhang và sắp sẵn các đĩa bánh trái, cúng phẩm.
Khi
hành lễ hiến cúng, nếu như có đủ nhân viên thì nên dựa theo số 3 người, 5 người,
hoặc 7 người mà sắp ban, dựa theo thứ tự hiến cúng.
Các
nhân viên tham dự hiến cúng nên mặc lễ phục để biểu thị sự đoan trang.
Các
cúng phẩm gồm có nước trà, hoa tươi, trái cây … thông thường thì số cúng phẩm sẽ
dùng 5,10,15,20,25 đĩa, dựa vào hoàn cảnh là làng quê, đô thị, thị trấn và năng
lực tài chính của cá nhân mà tăng giảm một cách phù hợp linh động, không cần phải
miễn cưỡng.
Khi
hiến cúng thì do Điểm Truyền Sư hoặc Đàn Chủ chỉ định hai người làm thượng hạ
chấp lễ; hiến cúng 2 người hoặc 4 người, một người bưng quả cúng.
Trước
hết Thượng Chấp Lễ chỉ thị các nhân viên tại phật đường cần phải giữ im lặng
trang nghiêm, y phục chỉnh tề ngay ngắn, tiếp theo thì do Thượng Hạ Chấp Lễ
phân biệt chấp hành khẩu lệnh, mời người hiến hương bước vào bái vị …
Lễ
Hiến Cúng là dựa vào Chu Công Đại Nho Lễ tam quỳ cửu khấu; các nhân viên tham dự
chẳng ai không nghiêm túc cung kính, chẳng những trang nghiêm đạo trường, mà
còn trang nghiêm cái tâm của những người mới đến cầu đạo, khiến cho họ lìa vọng
tâm, thâu trói tạp niệm, hiển hiện ra cái đạo tâm chân thành.
Nhân
viên hiến cúng của Thiên Đạo Nhất Quán và số lượng đĩa quả cúng là bắt nguồn từ
cách sắp xếp của Hà Đồ và Lạc Thư. ( Thái cực của Đạo gia và chữ Vạn của Phật
gia đều ẩn giấu trong Hà Đồ và Lạc Thư. )
Hà Đồ
và Lạc Thư là đồ thị ( mạch ) phân bố các con số. Tuy chỉ là các con số, thế
nhưng sự phối trí lại cực kì xảo diệu, số lẻ là dương, số chẵn là âm.
Hà Đồ
:
Tương
truyền vào thời Phục Hy khoảng 5.000 năm trước, trên sông Hoàng Hà xuất hiện một
con Long Mã (đầu rồng mình ngựa), trên lưng có những dấu chấm trắng và đen tạo
thành bức đồ hình gọi là “Hà Đồ”, đồng
thời Phục Hy dựa vào đó mà tạo ra Tiên
Thiên bát quái.
Phục
Hy diễn hóa Hà Đồ từ lưng rùa (có sách
chép là con Long Mã, không phải rùa).
Các
cặp số 1-6 ở phương Bắc,
2-7 ở phương Nam,
3-8 ở phương Đông,
4-9 ở phương Tây
5-10 ở ngay chính giữa
Các
cặp đều cách nhau 5 số
Ngoài
cặp 5-10 ra, thứ tự các số lẻ 1,3,7,9, các số chẵn 2,4,6,8 đều là thuận theo
chiều kim đồng hồ. Hà Đồ có 10 số, tổng cộng là 55.
Lạc
Thư :
Trong
truyền thuyết khi vua Đại Vũ trị thủy, trên sông Lạc xuất hiện con rùa lớn,
trên lưng rùa xuất hiện hoa văn tạo thành bức đồ hình, gọi là “Lạc Thư” ( sau đó Chu Văn Vương căn cứ vào Lạc
Thư để suy diễn ra Hậu Thiên Bát Quái ) . Đồ hình đó như sau:
Lạc
Thư ngoại trừ con số 5 ra, các số lẻ 1,3,7,9 đều ở 4 hướng chính Đông, Nam,
Tây, Bắc, trong đó :
1 ở
Bắc
3 ở
Đông
9 ở
Nam
7 ở
Tây
Các
số 2,4,6,8 đều ở bốn góc. Ngoại trừ số 5 ở chính giữa ra, bất cứ hai số đối
nhau nào cộng lại cũng đều bằng 10. Lạc Thư có 9 số, tổng cộng là 45.
Thiên
Đạo Nhất Quán lấy thiên số 5, tức là số lẻ 1,3,5,7,9, là các số dương.
Địa số 5, tức là số chẵn 2,4,6,8,10, là các số
âm.
Nếu
dựa theo Hà Đồ mà xem thì 1,2,3,4,5 là số sanh ( con số sản sinh vạn vật ), 6,7,8,9,10
là các số thành ( con số thành tựu vạn vật ), do sanh mà có thành, do thành mà
có sanh; sanh thành tuần hoàn không thôi, do vậy mà có ý nghĩa là sanh sôi nảy
nở không ngừng.
Ý
nghĩa của việc các nhân viên dâng cúng đi về phía trước 5 bước, lui về phía sau
5 bước, là mang nghĩa “ thiện tiến ác lui ”. Tiến về phía trước 5 bước tức là
tuân hành ngũ luân ( quan hệ quân-thần, phụ tử, huynh đệ, phu thê, bằng hữu, lấy
quân thần hữu nghĩa, phụ tử hữu thân, trưởng ấu hữu tự, phu thê hữu biệt, bằng
hữu hữu tín làm chuẩn tắc ) , ngũ thường ( nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ), 5 thứ đức
hạnh. Thoái lui 5 bước tức là giữ ngũ giới, bỏ ngũ huân, hoá ngũ uẩn ( sắc, thụ,
tưởng, hành, thức ) .
Tiến
về phía trước 3 bước tức là tu trì giới, định, tuệ; lui về 3 bước tức là dẹp trừ
tham, sân, si.
Ý
nghĩa của dâng tề mi ( dâng ngang đến cặp lông mày ), thành kính phụng hiến :
là sự bộc lộ của sự chân thành bên trong biểu hiện ra bên ngoài. Đem cúng phẩm
dâng ngang đến cặp lông mày, tức là bưng cúng phẩm dâng lên tới trán, là biểu
trưng cho sự kính bái các vị thần linh của cõi tối thượng.
Thượng
thanh hạ trược : Lúc hiến cúng dâng hai tách trà thượng thanh - hạ trược, tức
là một tách nước trong và một tách nước trà, một thanh một trược, nhất cang nhất
nhu, là sự điều chỉnh của “ nhất âm nhất dương gọi là đạo ”. Sự điều chỉnh này
là công phu của sự tu đạo, như phàm những người có tam độc tham sân si thì dùng
bố thí, trì giới, nhẫn nhục để độ. Những người hay hôn trầm tán loạn thì dùng
trí tuệ để phá trừ; nếu như là những người Ngã chấp thì dùng pháp để phá giải;
nếu như là những người pháp chấp thì dùng pháp vô vi để phá giải. Do vậy mà tu
nhân đạo để đạt thiên đạo, lúc nào cũng điều chỉnh bước chân, điều chỉnh hoàn cảnh,
điều chỉnh những dục vọng cảm xúc để đạt đến cái đạo trung hoà, đấy gọi là tu đạo,
cũng chính là nghĩa thật của thượng thanh hạ trược.
Kính
trà : nước trà đại biểu cho cam lộ. Nhang là lửa, trà là nước, nước lửa tương
giao điều hoà có thể sản sinh diệu hoá. Nước trà thấu đáy có thể phản ánh Lòng
Trời nhất, càng có thể soi thấy diện mục của người đời. Do vậy dâng hiến nước
trà lên trước Phật Thánh có thể được cái khí thanh của trời đất giáng xuống. Nếu
thường uống trà dâng cúng thì giống như uống nước cam lộ vậy, thành tâm cung
kính mà cầu xin để uống thì trí tuệ tăng trưởng, thân tâm lành mạnh.
Quả
cúng : Trái cây là sự kết thành của tinh hoa nhật nguyệt, tượng trưng cho kết
quả viên mãn. Quả dâng cúng là hy vọng cái mà mình cầu mong được như ý, tu đạo
có thuỷ chung đầu cuối, cầu mong kết thành chánh quả, người trời thảy đều hoan
hỷ.
Hiến
hoa : Hoa tươi đại biểu cho sự thanh khiết, cao nhã, đức hạnh toả thơm ngát. Phật
đường thêm hoa sẽ khiến cho có bầu không khí tươi vui như ở trong cảnh tiên vậy.
Thế nhưng hiến hoa không cần phải quá tạp, mà phải lấy sự phù hợp tự nhiên làm
nguyên tắc. Các tu sĩ nên học tập sự cao nhã, thanh khiết và tự nhiên của hoa.
Hiến
hương : Hiến hương khấu đầu là một trong các bài tập tu hành của các tu sĩ Bạch
Dương; lễ Phật dùng nén hương trầm để tỏ bày sự cung kính, và cũng bởi vì nhang
khói trầm có thể xua tà tránh uế, mời gọi cảm ứng vầng linh quang của Tiên Phật
Thần Thánh giáng lâm, phật quang phổ chiếu, tràn ngập chánh khí. Hiến hương dùng
tay trái cắm nhang, chân thành hiến hương, được tâm linh thanh tịnh.
Khấu
đầu lễ Phật : Tay ôm hợp đồng khấu đầu, thành kính tập trung tất cả tinh thần
vào việc khấu đầu, tâm chẳng có tạp niệm, vạn duyên buông xuống. Công phu như vậy
lâu ngày thì trở nên thuần thục, khấu mà chẳng khấu, thường thanh thường tịnh,
cho dẫu là những lúc bình thường chẳng khấu đầu cũng không bị vọng niệm đeo bám
vướng mắc nữa, tự có thể hàng phục thân tâm.
Dùng nghi lễ hiến cúng trang nghiêm để khôi phục văn hoá đạo đức luân lí cố hữu, đưa tâm người đi vào trong khuôn khổ, hoằng dương những lễ giáo của Thánh Nhân, đấy là nét đặc sắc của nghi lễ hiến cúng của Đại Đạo Nhất Quán.
Dùng nghi lễ hiến cúng trang nghiêm để khôi phục văn hoá đạo đức luân lí cố hữu, đưa tâm người đi vào trong khuôn khổ, hoằng dương những lễ giáo của Thánh Nhân, đấy là nét đặc sắc của nghi lễ hiến cúng của Đại Đạo Nhất Quán.
Hình icon Show icon