Vì
Sao Phải tham gia vào
các hạng trợ đạo, bàn Đạo ?
Chỉ
cần quay trở về đạo trường, về phật đường trợ đạo, thì bất luận là tam thí (
tài thí, pháp thí, vô uý thí ), độ người, thiết đàn, khai hoang, chỉ cần là thật
lòng mà làm, thì đều là đang bàn đạo, cho dẫu chỉ có ngồi nghe lớp không thôi
thì cũng là một loại trợ đạo, bàn đạo.
Bàn
đạo chính là để đem công chuộc tội, tiêu oan giải nghiệt. Tu bàn đạo ở trong đạo
trường, cho dẫu có rất nhiều những sự mài luyện của nhân sự, thế nhưng bởi vì
chí đồng đạo hợp, tự có thể đạt được sự nâng cao tâm tánh và sự thông cảm thấu
hiểu lượng thứ cho nhau, các mối ác duyên có thể hoá giải dần, những tập tánh của
luỹ kiếp cũng bởi thế mà có thể tiêu giải dần, cơ hội tạo nghiệp cũng càng ít
đi, cho dẫu có phạm phải lỗi lầm thì cũng có thể do bởi tích cực bàn đạo mà đem
có thể đem công chuộc tội, tiêu oan giải nghiệt.
Lập
mệnh liễu mệnh, liễu nguyện hoàn hương. Sư Tôn từ bi nói rằng : “ nguyện nếu chẳng
thể liễu, khó mà về cố hương ”. Độ tận 96 ức nguyên thai Phật Tử là nguyện lập
và sứ mệnh của các đệ tử bạch dương, chúng ta nên kiến đạo thành đạo ( thấy đạo
trường, phật đường nào có chỗ nào cần giúp thì sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau ) ,
dùng cái tâm từ bi hỷ xả để đi làm công việc cứu độ chúng sanh thì mới có thể
không có lỗi với lương tâm của bản thân, tuỳ duyên ứng biến, cho dẫu ở trong sự
bần khốn trắc trở hay trong sự vinh hoa phú quý thì đều có thể an với địa vị
đang ở mà nỗ lực làm tốt những việc mình nên làm.
Liễu
biến dị sanh tử. Cái gọi là “ biến dị sanh tử ” chính là sự sanh tử của tâm,
trong một ngày mà có đến hàng muôn vạn ức niệm đầu, tâm niệm không ngớt sanh diệt,
chẳng có yên nghỉ. Trong sự bàn đạo, chúng ta thường tiến vào nhất tâm bất loạn
mà tự chẳng cảm thấy, tự nhiên đạt đến một tấm lòng trời hoàn toàn quên mất cái
Tôi.
Bàn
Đạo chính là đang làm việc Thánh Phật. Tiên Phật đã từng nói qua rằng “ chỉ cần
con làm tốt, làm đủ việc Thánh, đã tận tâm sức mà đi làm rồi, những cái mà con
cần thì bèn đầy đủ rồi, ơn trên bèn sẽ cho con ”. Mỗi một người tận tâm tận sức
ở đạo trường rồi thì cuối cùng vận mệnh nhất định sẽ thay đổi tốt lên. Duy chỉ
có những người mà lòng tin chẳng đủ, tam tâm lưỡng ý, những người mà đi một bước
rồi lại lùi ba bước, những người mà cái tâm tu bàn đạo có chỗ mong cầu thì mới
không thể nào thay đổi vận mệnh tốt lên được. Chẳng hạn như bởi vì mọi người
đang nghe lớp, vì để mọi người được ăn no bụng, mình bèn nấu một bữa ngon để
cho mọi người ăn, chẳng có sự mong cầu gì khác, và bởi vì chẳng có chỗ mong cầu,
vậy nên tâm cảnh mới cao đấy ! Vậy nên công đức bèn đã có đầy đủ rồi. Thiên hạ
duy chỉ có những người không tranh với đời nên mới chẳng có người tranh với. Tu
đạo đương nhiên có công đức, bàn đạo đương nhiên có phước đức. Trong sự bàn đạo
lại có cả sự tu đạo thì công đức lẫn phước đức đều tự nhiên đầy đủ.
Mỗi
người vì sao phải dụng công tu bàn đạo ? Bởi vì thân người khó được nay đã được,
phật pháp khó nghe nay được nghe, chơn đạo khó đắc nay đã đắc. Kiếp này chẳng
hướng thân này độ, còn đợi kiếp nào độ thân này ? Kiếp này có thể cầu đắc tiên
thiên đại đạo, đấy là do nhân duyên phước đức thiện căn chẳng thể nghĩ bàn, phần
cũng do tổ tiên có đức để lại cho con cháu. Nếu đã có được nhân duyên phước đức
thiện căn tốt như thế này, và do tổ đức để lại nên mới có thể cầu đắc chơn đạo
siêu sanh liễu tử, chúng ta chẳng dụng công tu đạo bàn đạo để báo đáp thiên ân
sư đức và ân phụ mẫu sinh thành dưỡng dục, ân của Ân Sư từ bi truyền đạo, sự từ
bi nhọc lòng không ngớt lời phê huấn giáo hoá của Tiên Phật, ân của các vị Điểm
Truyền Sư, Giảng Sư, Đàn Chủ nhọc lòng bỏ ra mọi tâm sức để thành toàn, vậy thì
chúng ta quả thật có lỗi với họ và cả với bản thân. Duy chỉ có thật tốt mà học
đạo, tu đạo, bàn đạo thì mới không phụ lòng Thiên Ân Sư Đức, không phụ lòng cha
mẹ, ân sư và các vị tiền hiền đã nhọc tâm nhọc sức thành toàn, và mới không phụ
bản thân, đắc được công đức chẳng thể nghĩ bàn của thân người !
Tu đạo
chính là lợi ích bản thân, bàn đạo chính là lợi ích chúng sanh, đem lại niềm
vui cho chúng sanh. Chúng sanh chỉ thật sự an vui khi cầu đắc đại đạo giải
thoát khỏi nỗi khổ sanh tử luân hồi, duy ngộ đạo và phát tâm tu đạo, bàn đạo
thì mới có thể nâng cao tâm cảnh, thay đổi vận mệnh. Lễ truyền đạo cần phải
thông qua một nghi thức vô cùng thần thánh trang nghiêm và có sự hộ trì của nhiều
người, nhiều tổ ( tổ văn thư, tổ tiếp đãi, tổ bếp núc, tổ đạo vụ … ) đến tham
gia bàn đạo thì mới có thể tiến hành trôi chảy thuận lợi, mới có thể hiển hiện
ra được sự tôn quý của đạo. Sự tôn quý của đạo được thể hiện rõ ràng trước nhất
thông qua những con người bàn đạo, từ đấy mới có thể phát khởi niềm tin sâu nơi
người cầu đạo, mới có thể thành toàn dẫn dắt càng nhiều người phát tâm bồ đề học
đạo, tu đạo, bàn đạo, thành đạo. Nhất Phật xuất thế, vạn Phật ủng hộ. Ví như đức
Phật Thích Ca Mâu Ni là thiên mệnh Minh Sư trước kia, duyên chúng sanh nơi đây
chín muồi, có duyên với Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Thích Ca Mâu Ni đến nơi đây
để giáo hoá chúng sanh, nếu chỉ có một người thì hát diễn không nên một vở tuồng.
Phật Thích Ca Mâu Ni hát vai chính, lại còn phải có rất nhiều các vai phụ. Các
vai phụ tìm ở nơi đâu ? Chư Phật đến phối vai. Giữa các ngài với nhau ở mảnh đất
này là bình đẳng, chẳng có sự phân biệt cao thấp, thế nhưng lên biểu diễn trước
sân khấu, thì có vai chính, có vai phụ, có sự phân biệt cao thấp. Phật Thích Ca
Mâu Ni làm thầy, những người này làm học sinh, có sự phân biệt giữa thầy trò,
thật ra trong số ấy có rất nhiều vị đã thành Phật trước cả ngài Thích Ca Mâu
Ni. Phật Phật đạo đồng, giữa Phật với Phật ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau để thành tựu
tất cả chúng sanh, tuyệt đối chẳng có sự tranh giành danh phận của bản thân, tất
cả đều vì chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Chỗ này chúng ta cần phải
học tập. Nay thiên thời đã chuyển sang thời kì bạch dương, thiên mệnh Minh Sư
chính là ngài Tế Công Hoạt Phật ứng vận, việc truyền đạo cũng cần đến sự hỗ trợ
phối vai của rất nhiều vị Tiên Phật Bồ Tát đến hộ trì, vậy nên vạn Tiên Bồ Tát
Chư Phật thập phương nay đều cùng giúp đỡ trợ đạo vì một đại sự nhân duyên cứu
giúp chúng sanh thoát khỏi luân hồi và ngộ nhập tri kiến Phật, bên cạnh đó đồng
thời cũng rất cần đến sự hỗ trợ bàn đạo và thay trời tuyên hoá của các đệ tử đã
có đầy đủ nhân duyên lành để cầu đắc đại đạo, đã học đạo, hiểu đạo, ngộ đạo. Việc
trời việc Phật do người bàn người làm, người làm thì Trời Phật trong âm thầm đều
cùng trợ giúp, người trời cùng làm. Vậy nên các đệ tử bạch dương đã có đủ nhân
duyên chín muồi để cầu đắc tiên thiên đại đạo mà xưa nay chẳng dễ gì truyền
cho, chẳng dễ gì cầu đắc thì càng nên tích cực tham gia vào các hạng bàn đạo để
báo đáp thiên ân sư đức, để hộ trì cho thiên mệnh Minh Sư đương thời, để liễu
cái nguyện tiên thiên trước khi đến nhân gian. Có thể tham gia vào việc bàn đạo
hộ trì cho buổi pháp hoa thọ ký thịnh hội của thiên mệnh Minh Sư đương thời
chính là một niềm vinh hạnh lớn nhất, là mối phật duyên thù thắng nhất mà phải
trải qua luỹ kiếp khổ tu khổ luyện đến nay mới có được, vậy nên càng phải trân
trọng nắm bắt lấy, chớ để uổng phí lỡ mất mối phật duyên thù thắng này để rồi
sau này khi đã mất đi thân người rồi dẫu có hối tiếc cũng đã muộn màng.
Trong
Kinh Pháp Hoa có nói đến vài năm trước ngày nhập diệt, Phật mở hội Pháp Hoa thọ
ký trên núi Linh Thứu, đức Phật đợi 5000 người gồm các Tỷ kheo, Tỷ-kheo-ni, cận
sự nam, cận sự nữ đứng dậy ra về rồi ngài nói : “ này Xá Lợi Phất ! Bây giờ ở
đây, trong chúng ta không còn cành lá nữa, chỉ toàn hột chắc. Những kẻ tăng thượng
mạn kia lui về là tốt. Ngươi hãy lắng nghe ! Pháp Phật rất vi diệu, Chư Phật đợi
đúng thời mới nói, như hoa Ưu đàm đúng thời mới nở. Xá Lợi Phất ! Ngươi nên tin
lời chư Phật. Lời của Chư Phật không hề hư vọng. ” Lại nữa, trước khi đức Phật
Thích Ca dùng ngón tay hữu mở cửa tháp báu của Phật Đa Bảo, thì liền khi đó cõi
Ta Bà bỗng biến thành thanh tịnh, đất làm bằng lưu ly, cây báu trang nghiêm,
vàng ròng, làm dây giăng tám nẻo, không có các tụ lạc, làng xóm, thôn ấp, biển
cả, sông ngòi, núi non và rừng bụi. Đốt hương báu lớn, hoa mạn đà la được trải
khắp cõi đất, dùng lưới báu giăng che ở trên. Chỉ có các chúng “ trong hội Pháp
Hoa ” mới được lưu lại tại cõi Ta-bà, còn các trời và người đều được dời sang
cõi khác. Điều này đủ thấy nếu chẳng phải là những vị có căn cơ phật duyên thâm
sâu, nếu chẳng đúng thời, chẳng đúng người thì tuyệt đối chẳng thể nào ở trong
hội Pháp Hoa thọ ký.
Nay
đã đến thời kì bạch dương, hoa ưu đàm đã nở khắp nơi trên thế giới, thiên mệnh
Minh Sư ứng vận đương thời là Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát đã giáng thế,
lãnh thiên mệnh phổ độ Tam Tào ( Thiên, Địa, Nhân ) tiến hành cuộc đại khai phổ
độ lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay, đạo giáng thứ dân, tái hiện lại
Pháp Hoa thọ ký thịnh hội vô cùng thù thắng vi diệu. Những người có đủ duyên
lành, có mắt âm dương hoặc thiên nhãn đều sẽ nhìn thấy cảnh tượng vô cùng thù
thắng vi diệu trang nghiêm, Chư Thiên Tiên Phật, vạn Tiên Bồ Tát đã đắc đạo,
thành đạo đều cùng đến hộ trì, phật quang phổ chiếu; ánh hào quang của Chư Phật
bao trùm khắp ngôi phật đường. Lúc bàn đạo có thỉnh đàn. “ Thỉnh đàn ” là cung
thỉnh Chư Thiên Tiên Phật, Vạn Tiên Bồ Tát đến hộ pháp đàn, vi diệu giống với
việc Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn lúc đem y bát truyền cho Lục Tổ thì dùng cà sa che lại
không cho ai thấy, phương pháp tuy khác nhau nhưng có cùng một hiệu quả. Có một
quyển sách do loan đàn phê, trong sách nhắc đến việc có một vị Thiên Quan dẫn
theo vị Loan sinh họ Trang ( gọi tắt là Trang Sinh ) đi du cõi trời. Trang Sinh
từ cõi trời nhìn xuống nhân gian nhìn thấy một ngôi nhà của dân phát sáng lấp
lánh, bất giác khiến anh ta kinh ngạc vô cùng. Do đó anh ta bèn hỏi vị Thiên
Quan : “ cái ngôi nhà dân này sao lại lấp lánh sáng rực ? ” . Vị Thiên Quan trả
lời rằng “ hiện tại là Bạch Dương kì, Tế Công Hoạt Phật lãnh mệnh đại khai phổ
độ tam tào, ngôi nhà dân này có thiết lập Tiên Thiên Phật Đường, Tế Công Hoạt
Phật hiện đang truyền đạo. ” . Trang sinh bèn hiếu kì hỏi rằng : “ chúng ta có
thể đến gần một chút để xem cho rõ có được không ? ”. Vị Thiên Quan trả lời rất
khẳng định rằng : “ không thể được, bởi vì lúc bàn đạo sẽ thỉnh đàn cung thỉnh
Chư Thiên Tiên Phật, Vạn Tiên Bồ Tát hộ đàn, ngươi càng đến gần thì ánh sáng sẽ
càng mạnh, sẽ chiếu đến nỗi mắt của con chẳng thể mở ra được, vốn dĩ chẳng cách
nào tiếp cận được ”. Điều này cũng giống như việc dùng lưới báu giăng che ở
trên. Chỉ có các chúng “ trong hội Pháp Hoa ” mới được lưu lại. Còn các trời và
người, những chúng sanh vô hình chưa đủ nhân duyên thù thắng thì đều được tách
sang nơi chốn khác.
Quyển
sách này do Loan Đàn không liên quan gì đến đạo trường xuất bản, nhưng đã chứng
minh cái mà đạo trường đã nói : thỉnh đàn một cái thì Chư Thiên Tiên Phật, Vạn
Tiên Bồ Tát cùng đến hộ pháp đàn chơn thật chẳng hư. Cho nên, mục đích của việc
thỉnh đàn giống như lúc Ngũ Tổ truyền đạo cho Lục Tổ “ dùng cà sa che lại không
cho ai thấy ” . Chẳng qua là hiện tại người cầu đạo không chỉ một vị, có lúc mười
mấy vị, thậm chí hàng trăm vị, vốn dĩ không cách nào dùng cà sa che vây lại, huống
hồ hiện nay đạo trường Thiên Đạo cũng chẳng có cà sa, dùng phương tiện thiện xảo
bèn khẩn thỉnh Chư Thiên Tiên Phật, Vạn Tiên Bồ Tát đến hộ pháp đàn. Phật đường
sau khi đã thỉnh đàn thì giống như thêm một lớp quang thể ( thể phát ra ánh
sáng ) bảo hộ, hoàn toàn nhìn chẳng thấy tình hình vận hành và tình hình truyền
pháp bên trong của phật đường, đấy cũng chính là chỗ thù thắng của Tiên Thiên Đại
Đạo. Còn Phật đường tức là môi giới tiếp dẫn chúng sanh trực tiếp thẳng lên Vô
Cực Lí Thiên. Việc bàn đạo chính là việc vô cùng thù thắng vi diệu như vậy, là
đang hộ trì cho hội Pháp Hoa thọ ký của Thiên Mệnh Minh Sư, Chư Phật và vạn
Tiên Bồ Tát đều cùng đến giúp đỡ hộ trì, huống hồ các đệ tử bạch dương nay được
ơn trên từ bi đại xá, đại khai phổ độ ban cho cơ hội đắc đạo trước, tu đạo sau,
được cơ hội bàn đạo liễu nguyện cứu độ tiếp dẫn chúng sanh vô cùng thù thắng tốt
đẹp như thế, nếu chẳng thật tốt mà trân trọng nắm bắt lấy cơ hội bàn đạo, lẽ
nào chẳng phải đã phụ Thiên Ân Sư Đức, có lỗi với cửu huyền thất tổ, và càng có
lỗi nhất với chính bản thân đó sao ?
Nếu
đã cầu đạo rồi, tiếp theo thì phải “ hành ”, duy chỉ có hành, bàn đạo, độ người
mới có thể thành tựu vĩ nghiệp của Thánh Hiền Tiên Phật, bởi vì chỉ nói mà
không làm thì vĩnh viễn chẳng có ngày thành tựu. Đấy chính là cái gọi là “ một
phần cày cấy, một phần thu hoạch ”. Có cày cáy mới có thu hoạch. Phải cần mẫn
mà đi làm. Tụng kinh chẳng bằng giảng kinh, giảng kinh chẳng bằng dựa theo kinh
mà hành. Nên ra sức nỗ lực mà hành mà bàn thì mới là cái đạo của Thánh Nghiệp.
Cho
nên nói : ngoài tu đạo ra còn phải bàn đạo, phải tham dự nhiều vào các hạng bàn
đạo, đem những gì đã biết thật tốt mà hành ra bên ngoài.
Các
đệ tử Bạch Dương nên thuộc lòng các loại phật quy lễ tiết – phật quy là luật
thiên giới, chẳng tuân làm sao về miền cực lạc quê xưa ? cho nên, thân là đệ tử
bạch dương nên thuộc làu đối với phật quy lễ tiết, tông chỉ của đạo, 15 điều phật
quy, lễ hiến hương sáng tối, lễ hiến hương, hiến cúng mồng 1, 15, lễ bàn đạo…đều
phải vô cùng thuộc lòng.
Bàn
đạo phải tận tâm tận lực : chúng ta không nhất định có thể làm mỗi một việc đều
tận thiện tận mĩ, nhưng phải noi theo tinh thần của Chư Cát Lượng, cúc cung tận
tụy, tử nhi hậu dĩ ( tận hết tâm sức, chẳng từ gian khổ, mãi cho đến chết mới
thôi ). Chúng ta nên học tập đại chí hướng tu đạo bàn đạo của Lão Tiền Nhân, Tiền
Nhân. Đại nguyện của Lão Tiền Nhân là “ gánh kiếp cứu đời, chẳng có bắt đầu, chẳng
có kết thúc ”, đại chí hướng của Tiền Nhân Lão là “ hóa thiên hạ thành một nhà,
cộng cửu châu thành một quốc ” còn đại nguyện của Lão Tổ Sư của chúng ta là “
hóa thế giới sa bà thành liên hoa bang ”.
Mỗi
một đệ tử Bạch Dương chúng ta đều có đại nguyện lực của mình, bất luận là Đàn
Chủ, Giảng Sư, Bàn Sự Nhân Viên, chúng ta đều là giúp đỡ cho Ân Sư để cùng bàn
đại sự Tam Tào phổ độ này. Hãy xem nhiệt tâm thành khẩn của Lão Tiền Nhân trong
việc thành toàn người. Những người đến thăm Phúc Sơn đến một nhóm lại một nhóm,
nhưng ngài nói đến giọng cũng khàn rồi, giảng đến răng đau, miệng cũng sưng lên
rồi mà ngài vẫn không ngừng giảng. Tiền Nhân Lão cũng vậy, chỉ cần dẫn đến phật
đường những đạo thân gặp mặt qua một lần, lần sau ngài đến không nhìn thấy họ
nhất định ngài sẽ hỏi thăm đến họ. Một phần tâm như thế này nếu như chẳng phải
ngài đem hết mọi tâm sức đều đặt lên mình chúng sanh thì làm sao có thể như thế
được ?
Tinh
thần học chẳng ngán, nhẫn nại chỉ dạy cho người khác mà chẳng biết chán mệt của
Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân đều đáng để cho chúng ta học tập. Ân Sư của chúng ta
vì sao mà mất, mọi người có biết không ? là vì bôn ba khắp nơi đi bàn đạo vất vả
nhiều quá mà lâm bệnh. Chúng ta phải học hỏi tinh thần tu bàn đạo của Sư Tôn Sư
Mẫu, Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân.
1 nhận xét:
Viết nhận xétCảm tạ Thiên Ân Sư Đức.
Trả lờiHình icon Show icon