Nhận Thức Tam Thiên ( Lí, Khí, Tượng )

Nhận Thức Tam Thiên ( Lí, Khí, Tượng )


” là từ chỉ “ không gian của bốn phương trên dưới ”, “ trụ ” là từ chỉ “ thời gian vô hạn từ xưa đến nay ”, do đó vũ trụ là chỉ không gian và thời gian của toàn thiên thể. Như cái địa cầu này mà chúng ta đang sống gọi là ngũ trược ác thế. Hệ thái dương có 8 hành tinh lớn (địa cầu là một trong đó), có hơn 5000 – 6000 thậm chí gần vạn cái hành tinh nhỏ, và vô số các vệ tinh hay các tiểu hành tinh xung quanh, hợp thành một hệ mặt trời.

Một thái dương hệ gọi là một tiểu thế giới, hợp một nghìn tiểu thế giới gọi là tiểu thiên thế giới, hợp một nghìn cái tiểu thiên thế giới tạo thành một trung thiên thế giới, hợp một nghìn trung thiên thế giới tạo thành một đại thiên thế giới, hợp tam đại thiên thế giới thì gọi là cõi Sa Bà ( Không được quan niệm thế giới Sa Bà chỉ là địa cầu, nơi con người ở. Địa cầu chỉ là một nơi rất nhỏ bé trong thế giới Sa Bà. Thế giới Sa Bà là cả một đại thiên thế giới mà đơn vị cơ sở là một thái dương hệ, trong đó Trái đất chỉ là một hành tinh nhỏ. )

Cõi Sa Bà bao gồm tam thiên Lí, Khí, Tượng.


Tượng Thiên hữu hình hữu tướng có thể thăm dò suy đoán; Khí Thiên vô hình vô tướng, nhìn không thấy, nghe không thấy, ngửi không thấy, khó mà thăm dò suy đoán; thế giới Lí Thiên là vũ trụ chân không diệu hữu sinh thành Khí Thiên, Tượng Thiên.
  
Khí Thiên vốn là do hai khí âm dương giao trộn lẫn nhau mà thành, là tổ hợp vi diệu chồng chéo lên nhau, như nước và ánh sáng, không khí và mùi vị có thể cùng tồn tại ở một không gian. Bên ngoài cõi Khí Thiên và Tượng Thiên còn có cõi tịnh độ Phật Lí Thiên; tích vô số Khí Thiên, Tượng Thiên thế giới Sa Bà và các cõi tịnh độ Phật Lí Thiên lại thì gọi là “ vũ trụ ”

Đạo học đem vũ trụ chia làm hai phần để giải thích :

1.   Khí Thế Gian ( là chỉ thể tích trong vũ trụ và không gian bao vây nó )

2.   Hữu Tình Thế Gian ( là chỉ những sinh vật hữu tình cư trú sinh sống tại Khí Thế Gian. )

Cấu tạo của Khí Thiên chia làm bốn bộ phận : Thiên Giới, Hạ giới, cõi A Tu La và cõi U Minh.

Thiên giới còn gọi là Thượng Giới, ở trong không gian ngoài khí quyển, là nơi Thần Tiên ở. Hạ giới là nơi quỷ thần ở lẫn với nhau, nằm ở bên trong tầng khí quyển của hành tinh có loài người ở. Cõi A Tu La là nơi mà Thần A Tu La ở, giới này khá là không tập trung – Thiên Giới và Hạ Giới đều có thể có các bộ chúng của A Tu La. Cõi U Minh là nơi mà các quỷ hồn ở, nằm ở bên trong hành tinh mà loài người sinh sống.

Khí Thiên ( còn gọi là Thái Cực Khí Thiên ) , là do Vô Cực Lí Thiên hoá dục mà ra, là quốc độ của rất nhiều thần tiên cư trú. Khí Thiên phụ trách sự thay đổi biến hoá vận hành của Tượng Thiên, trên có thể vận hành mặt trời, mặt trăng, các vì sao; dưới có thể quán thông sơn hà đại địa, giữa có thể sinh trưởng dưỡng dục sinh linh vạn vật bao gồm cả nhân loại trong đó.


Khí Thiên, khí thể giữa vũ trụ, thông thường còn gọi là trời. Bởi vì khí thể thì nhẹ và trong sạch, đất thì nặng và ô trược. Nhẹ và trong sạch thuộc dương, nặng và ô trược thuộc âm, âm dương đối đãi tức gọi là càn khôn. Càn là trời, Khôn là đất. Chúng ta thường nói “ trời đất vạn vật ”, cái trời này chính là “ Khí Thiên ”. Nếu như chẳng có cái trời này, thì đất bèn chẳng thể nào nâng đỡ, con người và vạn vật chẳng thể sinh trưởng, mặt trời, mặt trăng và các vì sao chẳng thể treo lơ lửng, và tất cả mọi thứ có hình sắc đều chẳng thể tồn tại. Vậy nên công dụng của nó chính là thúc đẩy sự tuần hoàn, thăng ( dương sanh – dương khí thăng lên ) giáng ( âm sanh – âm khí giáng sanh ), âm thầm vận chuyển sự thay đổi của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, vạn vật đầu cuối. Đạo Đức Kinh rằng : “ người noi theo đất, đất noi theo trời, trời noi theo đạo, đạo pháp tự nhiên. ”

Khí Thiên là có âm dương, có sự thay đổi biến hoá, thì vẫn còn có sự sanh tử, nếu đã có sanh tử thì có sự khởi đầu kết thúc. Vật có gốc có ngọn, việc có đầu có cuối. Trời đất, mặt trời, mặt trăng, quỷ thần, người vật, các động thực vật bay trên trời, lặn dưới nước, có cái nào chẳng phải là vật, đều có gốc ngọn; bốn mùa tuần hoàn, lạnh đến nóng đi, sự tròn khuyết của trăng, sự mọc lặn của mặt trời, có cái nào chẳng phải là sự ? đều có sự kết thúc và bắt đầu.

Khí Thiên lưu hành chẳng ngưng, vô hình hữu tích ( chẳng có hình dáng nhưng có vết tích ), lưu hành thăng giáng, là cõi trời biến mà hữu thường, treo lở lửng mặt trời, trăng, sao, âm thầm vận chuyển bốn mùa. Ngọc Hoàng Đại Đế là vị chúa của cõi Khí Thiên. Cõi trời này 129600 năm là một sự kết thúc và bắt đầu, do Quan Pháp Luật Chủ đương nhiệm, các linh cư ngụ nơi đây là những người đời hành thiện tích đức.

Vật: gốc → ngọn → gốc → …

Việc: Kết thúc → bắt đầu →kết thúc → … cứ tuần hoàn lặp lại.

Sự kết thúc và bắt đầu của Khí Thiên là 129600 năm, định làm 12 hội ( lấy Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi làm tên ).


Sáu hội khai mở vạn vật, sáu hội thu bế vạn vật; từ hội Tí đến hội Ngọ là từ chẳng có mà đến có; từ hội Ngọ đến hội Tí, là từ có mà trở về đến không. Trời khai mở vào hội Tí, mất vào hội Tuất, Đất khai khẩn vào hội Sửu, mất vào hội Dậu. Con người sanh vào hội Dần, chết hết vào hội Thân; hội Hợi hỗn độn, hội Tí lại sanh Thiên, cứ như thế tuần hoàn không thôi. Khí Thiên có sự kết thúc bắt đầu, thì Tượng Thiên đương nhiên cũng không cần phải nói.

Lí Thiên, còn gọi là Vô Cực Lí Thiên, vô hình vô tướng, là nguồn cội của thiên địa vạn vật tạo hoá, là cố hương của linh hồn nhân loại, là cảnh giới vĩnh hằng bất diệt, là quốc độ của Vô Sanh Lão Mẫu ( còn gọi là Minh Minh Thượng Đế ) và nơi mà Thánh Nhân Tam Giáo đã đắc đạo, thành đạo cư trú.

Lí Thiên là vũ trụ nguyên thỉ sinh thành Khí Thiên và Tượng Thiên, vô hình vô sắc, chân không diệu hữu, có thể phân làm hai tầng Quyền Lí Thiên và Chân Lí Thiên.

Thế gian hữu tình của vũ trụ lại chia làm hai phần :

1.   Cõi Phàm

2.  Cõi Thánh

Cõi phàm lại phân làm : Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới.

Cõi Thánh phân làm :    A La Hán độ, Phích Chi Phật độ, Bồ Tát độ, và Thập Phương Nhất Thiết Chư Phật Tịnh Độ, là cảnh giới của Đại La Kim Tiên, Đại Thành Chí Thánh, Đại Giác Như Lai.

Nhân loại là sinh vật hữu tình sống ở cõi Dục giới trong cõi Phàm, tức là địa cầu. Địa cầu có loài người, địa ngục đạo, quỷ đạo, súc sinh đạo … cư trú.

Địa Cầu thuộc về cõi Tượng Thiên. Tượng Thiên còn gọi là Hoàng Cực Tượng Thiên, là do Thái Cực Khí Thiên hoá dục mà ra, là quốc độ mà loài người sinh sống và có thể nhìn thấy được, cũng chính là “ thế giới hình hình sắc sắc muôn màu muôn vẻ. có thực chất, có thể nhìn thấy được, nơi trời thì là mặt trời, mặt trăng, các vì sao, nơi đất thì là núi, sông, động, thực vật, khoáng sản … Tượng thiên là sự hiển hiện thực tế của thế giới nhân loại. Phàm là những thứ có hình thể, bất luận là hữu tình hay vô tình, đều thuộc về Tượng Thiên.
  
Dục giới : cõi mà các chúng sanh hữu tình có ham muốn về thể xác, giới tính và những ham muốn khác.

“ Khí Thế Gian ” của cõi Dục giới của vũ trụ mà đạo học chỉ ra tức là cõi trời hư không phạm vi bên ngoài quả địa cầu, tổng cộng có 6 tầng, tức là :

cõi trời Tứ Đại Thiên Vương,

cõi trời Đao Lợi,

cõi trời Dạ Ma,

cõi trời Đâu Suất,

cõi trời Hoá Lạc,

cõi trời Tha Hoá Tự Tại,

gọi là 6 cõi trời Dục Giới.

Chúng sinh ở cõi Dục giới tuy hưởng dục lạc khác nhau (ở cõi trên thì sung sướng hơn cõi dưới), nhưng nói chung đều chịu những nỗi khổ: hành khổ (không thoát được luân hồi, đã sinh ra thì phải có lúc chết đi), hoại khổ (thể xác và những dục lạc được hưởng rồi sẽ mất đi chứ không duy trì được mãi), bất tác ý khổ (không đạt được ham muốn nên buồn khổ). Những chúng sinh ở 3 cõi thấp (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) thì gần như không có sung sướng mà chỉ có khổ đau.

Sắc Giới

Những sinh vật hữu tình trong cõi Sắc Giới là có hình thể vi diệu thanh tịnh, đã chẳng còn lòng phàm của những dục vọng tham muốn, thường ở trong thiền định, Sắc Giới gồm 4 cõi :

Trời sơ thiền,

Trời nhị thiền,

Trời tam thiền,

Trời tứ thiền,

Mỗi cõi lại được chia thành nhiều cõi trời khác nhau. Những người tu thiền đã đạt đến Tứ thiền định, khi thọ mạng hết thì tùy mức chứng đắc mà có thể sinh vào 1 trong 4 xứ này (ví dụ: người chứng đắc được Nhị thiền thì sẽ tái sinh vào cõi Nhị thiền trong Sắc giới).

Các chúng sinh ở đây đều thuộc nam tính nhưng đã chấm dứt mọi ham muốn giới tính, không cần ăn uống, nhưng còn có thân xác và khoái lạc tinh thần. Đây là thế giới của những người đã đạt tới cõi Thiền.

Vô sắc giới : thế giới này được tạo dựng thuần tuý bằng tâm thức và gồm bốn xứ. Các chúng sinh ở đây không còn thân xác vật chất mà chỉ tồn tại dưới dạng ý thức, họ đã chấm dứt mọi ham muốn và khoái lạc, tinh thần.

Vô sắc giới gồm:

Xứ Không vô biên;

Xứ Thức vô biên;

Xứ Vô sở hữu;

Xứ Phi tưởng phi phi tưởng.

Hành giả tu học thiền đến cảnh giới cao, trên mức tứ thiền định (từ Không vô biên xứ trở lên) có thể sinh vào bốn xứ này.

Những chúng sanh hữu tình trong cõi Vô Sắc Giới đã vô tình vô dục, thanh tịnh chuyên nhất. Chúng sinh ở cõi Vô Sắc giới không phải chịu bất tác ý khổ (không đạt được ham muốn nên buồn khổ) bởi họ đã trừ hết những ham muốn về giới tính, thể xác. Họ cũng không phải chịu hoại khổ (do không còn thể xác nên không lo bản thân bị hư hoại). Nhưng họ vẫn chịu hành khổ (không thoát được luân hồi), tức là đến một lúc nào đó tuổi thọ của họ sẽ hết và họ sẽ phải chết đi, luân hồi sang kiếp khác.

Tượng Thiên là cõi phàm, Khí Thiên là cõi hồn, Vô Sắc Giới là linh giới thiền định của tâm thức căn bản. Khí Thiên và Tượng Thiên đều là có sự biến hoá thay đổi, vả lại cuối cùng rồi cũng sẽ đi hướng về sự huỷ diệt. Lí Thiên là trạng thái tĩnh, thường mà bất biến; Khí Thiên là trạng thái động, biến mà hữu thường.

Chân Thật Lí Thiên là linh giới. Chân Thật Lí Thiên tức là Nhất Chân Pháp Giới, đầy khắp hư không, siêu vượt ra bên ngoài các cõi Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới, siêu vượt ra bên ngoài vũ trụ, là cảnh giới không thể nghĩ bàn.

Tóm lại, Lí Thiên là thế giới tràn đầy chân lí, là cảnh địa Vô Cực cao cấp nhất, là nơi ở của Thánh Linh Thượng Đế ( Vô Sanh Lão Mẫu ) cao cấp nhất, có năng lượng to lớn khổng lồ, là chủ tể và nguồn cội của Khí Thiên, Tượng Thiên và tánh linh của tất cả mọi chúng sanh. Khí Thiên là ở chính giữa của vũ trụ tam trùng thiên này, là linh giới của các vị thần tiên cư trú, ngoài những vị thần tiên thông thường ra, các trung thần hiếu tử, nghĩa sĩ tiết phụ … sau khi qua đời thì linh quang của họ cũng có thể thăng đến cõi Khí Thiên để sinh sống. Tượng Thiên chính là thế giới vật chất của nhân loại, là biển khổ hồng trần nhân gian, con người nơi đây chịu đủ thứ những sự dày vò của sanh, lão, bệnh, tử.

Nói tóm lại, Lí là Phật Thể Tánh của Vô Cực Lão Mẫu; Khí là Thái Cực âm dương, Tượng là hình tướng. Lúc sanh thì trước hết từ Lí sanh Khí, lại từ Khí sanh Tượng; lúc hoại thì Tượng hoại nhanh chóng, kế tới là Khí, còn Lí thì chẳng có hoại. Cũng giống như con người đến lúc lâm chung, mắt tai lờ mờ nghe nhìn không rõ, tay chân chẳng còn linh hoạt, tê liệt chẳng có tri giác, chẳng cử động được nữa, sau đó mới đứt hơi thở, chân tánh một linh lại chuyển luân hồi đầu thai vào một thân xác khác ! vậy nên muốn thoát luân hồi thì không thể không tu đạo, quét Tượng nhập Khí, siêu Khí nhập Lí.

Làm thế nào mới có thể quét Tượng nhập Khí, siêu Khí nhập Lí ?

· Muốn vậy thì nhất định phải tu công lập quả : 3000 công 800 quả; cái công của 3000 công là công Tam Thanh đấy : Tinh nhất thanh công; Khí nhất thanh công, Thần nhất thanh công.

Tinh nhất thanh công :  Tinh ở đây là thất tình lục dục, đều phải thanh tịnh.

Khí nhất thanh công :  Khí ở đây là tình cảm, cảm xúc của con người đều phải thanh tịnh, ngũ uẩn đã không Quán Tự Tại.

Thần nhất thanh công :  Thần ở đây là chánh giác, là tuệ đấy.
  
· Cần phải tìm Minh Sư, cầu đại đạo, sau đó tuân hành Tam Tỉnh Tứ Vật, bên trong chẳng bị tình thức quấy nhiễu, bên ngoài chẳng bị hình sắc cám dỗ, lúc nào cũng thâu tâm ( thủ huyền ), thường thanh thường tịnh, tự có thể gìn giữ bảo vệ tinh khí thần, và tồn tâm quang minh lỗi lạc ( tâm Bồ Đề, Đạo Tâm ), siêng hành ngoại công, tự tánh tự có thể viên mãn tròn đầy sáng tỏ.

· Lập nguyện trì giới : Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu

Đạo
Ngũ hành
Mộc
Kim
Hoả
Thuỷ
Thổ
Nho
Ngũ Thường
Nhân
Nghĩa
Lễ
Trí
Tín
Phật
Ngũ Giới
Sát
Đạo
Dâm
Tửu
Vọng

· Thực hành tu trì tam bảo tâm pháp

Lí : Tánh : Huyền Quan

Khí : Tâm : ngũ tự chơn ngôn

Tượng : Thân : hợp đồng


Viện Trưởng Đại Nhân từ bi rằng :

Phật ngự Chí Tịnh Vô Cực Cung

Vĩnh phối Thượng Đế chẳng tử sanh,

Khí Tượng nhị thiên vốn có hoại

Lúc vận số tận vẫn quy không.

Phật, Thể, Tánh của Vô Cực Lão Mẫu :

Phật : bổn lai diện mục.

Thể : bổn thể

Tánh : linh tánh.

Cả 3 đều là linh quang của Vô Cực Lão Mẫu
Đại Vũ Trụ : Lí Thiên là Phật, Thể, Tánh của Vô Cực Lão Mẫu, là cung Vô Cực của Minh Minh Thượng Đế, cũng tức là bổn thể của Đạo; Khí Thiên là thái cực âm dương, là Khí giới của sự đối đãi nhau; Tượng Thiên là hình tướng, là thế giới vật chất.

Thái cực : Trước khi trời đất còn chưa phân, nguyên khí hỗn tạp thành một, tức là thái sơ, thái nhất.

Tiểu Vũ Tr : Lí, Khí, Tượng là nguồn gốc của Đạo tâm, Nhân tâm, huyết tâm, cũng là nguồn gốc của sự phân ra Kẻ ngu, Hiền Nhân và Thánh Nhân. Kẻ ngu thì chấp tướng, Hiền nhân thì thông khí, Thánh nhân thì rõ lí.

Sự thay đổi biến hoá của Khí Thiên cũng có thể lấy nhỏ suy lớn, ví dụ như một ngày có ban ngày ban đêm, chính là 12 canh giờ, ban ngày thuộc dương, ban đêm thuộc âm; một ngày một mở một đóng, ngày ngày như vậy. Một năm có 4 mùa, 12 tháng, xuân hạ là dương, thu đông là âm, một năm một mở một đóng, năm nào cũng vậy. Suy ra một Nguyên cũng là 12 Hội.


Thiên địa một nguyên mười hai hội, 6 hội khai mở vạn vật, 6 hội thu bế vạn vật. Hội Tí dương thăng, hội Ngọ âm giáng. Hội Ngọ cũng giống như chính ngọ ( đúng giữa giờ ngọ, tức 12 giờ trưa ), hội Tí giống như lúc nửa đêm.


Hội Tí là sự khởi đầu của sanh hoá vạn vật, hội Ngọ là sự bắt đầu của thâu sát vạn vật, vạn vật trở về lại hư vô. Từ hội Tí cho đến hội Tị, từ chỗ chẳng có đi vào chỗ có, từ Lí nhập Khí, từ Khí nhập Tượng, cũng tức là nhất bổn tán vạn thù. Từ hội Ngọ đến hội Hợi, từ chỗ có trở về lại chẳng có, từ Tượng nhập Khí, từ Khí trở về Lí, tức là vạn thù quy nhất bổn. Vậy nên hội Ngọ là then chốt cực đại trong một Nguyên 12 Hội; khí số chảy khắp một vòng đến đây thì có sự thay đổi cực lớn, sự sáng tạo của nền văn minh địa cầu thảy đều ở trong hội Ngọ. Khí số chính là vận mệnh, cũng là kiếp số. Bất cứ người, việc, vật gì đều tránh không khỏi khí số. Số đã đến rồi thì sẽ khởi sự thay đổi biến hoá, hoặc sống hoặc chết, hoặc tồn hoặc diệt vong, hoặc thăng hoặc giáng, đều là điều tránh không khỏi. Thiên địa nguyên hội hễ đến hội Ngọ thì là ải then chốt to lớn của vạn vật thăng giáng.

Từ hội Tí khai thiên, hội Sửu khai khẩn đại địa, hội Dần sanh người, nguyên linh từ Vô Cực Lí Thiên giáng thế, cũng cần phải ở trong hội Ngọ bắt đầu phản bổn hoàn nguyên ( quay trở về lại gốc cội ban đầu ). Tánh của thiên địa nhân vật thì hội Tí nhập Lí, hội Sửu nhập Khí, hội Dần nhập Tượng, trải qua hội Mão, Thìn, Tị 6 hội, vạn vật thảy đều như thế. Hội Ngọ truyền đạo, do đó từ Tượng ngộ Khí, từ Khí trở về lại Lí, đấy là tuần tự tận nhân hợp thiên, trình độ từ Hiền tới Thánh.

Vậy nên dựa theo Lí mà suy, hôm nay có thể suy ngày mai; năm nay có thể suy năm tới, lớn nhỏ một Lí, dựa vào đấy mà cứ tiếp tục suy. Vậy nên biết từ một nguyên hội này có thể suy lí một nguyên hội trước và một nguyên hội sau, tự nhiên hoàn toàn khớp với nhau chẳng sai, vừa nhìn trong tâm đã rõ ngay.

Cái Tánh khi chưa chào đời là cái Tánh thanh tịnh, cái tánh bổn nhiên.

Cái Tánh đã chào đời là cái tánh bị gò bó trói buộc bởi khí bẩm, bị che lấp bởi vật dục, cái tánh háo động, cái tánh của khí chất.

Cái Tánh vĩnh hằng của con người đều là từ Vô Cực Lí Thiên mà đến, từ Lí nhập Khí, rồi thì bị khí bẩm gò bó trói buộc; từ Khí nhập Tượng thì bị vật dục che lấp mà quên mất con đường đến, tự tánh đã bị mê muội ! Khai thiên thâu thiên, là việc của Duy Hoàng Thượng Đế. Các bậc thánh nhân nhiều đời phụng mệnh của Thượng Đế giáng xuống cõi nhân gian, mỗi mỗi tự lập tông chỉ, giáo hoá những chúng sanh ngu muội vô tri. Như đức Khổng Tử lấy “ khắc kỉ phục lễ ” lập giáo; Lão Tử lấy “ quy căn phục mệnh ” lập giáo; Phật Thích Ca lấy “ lìa tất cả các tướng, nhất hợp lí tướng ” lập giáo.

Lão Tử rằng : “đại đạo vô hình”, Khổng Tử rằng : “ Thiên thượng chi tải, vô thanh vô xú ”; Phật rằng : “ phàm hễ có tướng đều là hư vọng ”, cứu cánh rốt ráo của Tam giáo đều là dạy con người từ Tượng trở về Khí, từ Khí trở về Lí.

Chúng ta kiếp này có thể đắc đạo, đấy là thiên cổ kì duyên, 129600 năm, chỉ một lần này. Vậy nên phải nhanh chóng mà hành công liễu nguyện, nhanh chóng mà thể ngộ đại đạo, chớ nếu không uổng qua đại kì duyên phổ truyền muôn đời khó gặp này thì lại sẽ phải đợi qua 129600 năm, quả thật là đại sự có liên quan lợi hại mật thiết với sự sanh tử thăng giáng !

Ân Sư từ bi rằng :

Vạn giáo cùng nguồn một Lí truyền,

Phân biệt tông phái lìa thiên nhiên,

Thiên đạo vô vi vốn tự tại,

Một đường kim tuyến xuyên Tam Thiên,

Thần Nhân hợp nhất lí thông suốt,

Thánh Hiền các đời chân lí tuyên,

Siêng ngộ bạch dương nghĩa thật tướng,

Hiểu thấu Thiên Tâm trợ Thiên Bàn.

Trên là sự nhận thức đơn giản đối với hệ thống vũ trụ. Hy vọng rằng người tu đạo đều có thể hiểu vũ trụ là nhiều thứ nguyên (đa chiều), có kết cấu vật chất, cũng có kết cấu phản vật chất, có mặt trời, mặt trăng, các vì sao mà mắt thường có thể nhìn thấy, cũng có các thế giới Chư Thiên không thể nhìn thấy. Các nhà khoa học phóng hoả tiễn để thăm dò sự bí ẩn huyền diệu của khoảng không vũ trụ, hy vọng có một ngày có thể di dân đến hành tinh bên ngoài trái đất để sinh sống. Thế nhưng nhục thể thân người rồi cũng có lúc tận, người tu đạo nếu như có thể hiểu thế gian như lời Phật đã nói trong kinh Kim Cang : “ phàm hễ có tướng đều là hư vọng; nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy Như Lai ”, là muốn chúng ta không chấp trước ở danh tướng của thế giới hữu hình, mà phải xem trọng sự tồn tại của thế giới vô hình; sau này trở về lại Vô Cực Lí Thiên vĩnh hằng bất diệt thì mới xem là cảnh giới cao nhất. Hy vọng rằng các chúng sanh hữu duyên đều biết pháp môn không hai để trở về lại Lí Thiên, mau sớm cầu đạo, lại học đạo, tu đạo, hành đạo, tích công luỹ đức, hành công viên mãn thì mới có thể trở về lại cõi “ Vô Cực Lí Thiên ”, đắc được cảnh giới Vô Dư Niết Bàn, vĩnh sanh bất diệt.

Tam Thiên
Lí Thiên
Khí Thiên
Tượng Thiên
Tam Cực
Vô Cực
Thái Cực
Hoàng Cực
Chủ Tể
Lão Mẫu
Ngọc Hoàng
Quân Chủ ( vua )
Thụ Mệnh
Thiên Mệnh
Ngọc Chỉ
Thánh Chỉ
Hình Tướng
Vô hình vô tích
Vô hình hữu tích
( nóng, lạnh, tiếng, mùi )
Hữu hình hữu tích
Công Năng
Chủ tể vạn hữu
Sanh dục thiên địa
Trưởng dưỡng vạn vật
Vận hành nhật nguyệt
kết thúc bắt đầu vạn vật
Âm dương tiêu trưởng
Lưu hành thăng giáng
Âm thầm vận chuyển 4 mùa
Cấu thành mặt trời, mặt trăng, các vì sao.
Sinh thành núi sông, động thực vật, khoáng sản.
Sinh Thành
Vô Sanh
Sanh trước
Sanh sau
Huỷ Diệt
Chẳng có sanh diệt
Diệt chậm
Diệt nhanh
Thân Người
Linh Tánh
Hô hấp ( hơi thở )
Nhục thân
Bẩm Tánh
Lí Tánh
Khí Tánh
Chất Tánh
Tam Tâm
Đạo Tâm
Nhân Tâm
Huyết Nhục Tâm
Thiện Ác
Thuần Thiện Chẳng Ác
Có thiện có ác
Ác nhiều thiện ít
Tam Thừa
Thượng Thừa
Trung Thừa
Hạ Thừa
Pháp Môn
Khẩu truyền Tâm ấn
Tham thiền đả toạ
Gõ tụng niệm xướng
Tam Dị
Bất Dị
Giản Dị
Biến Dị
Trình độ
Rõ Lí
Thông Khí
Chấp Tướng
Thành Tựu
Thánh Nhân
Hiền Nhân
Phàm Nhân

Nhận Thức Tam Thiên ( Lí, Khí, Tượng ) Nhận Thức Tam Thiên ( Lí, Khí, Tượng )
910 1

Bài viết Nhận Thức Tam Thiên ( Lí, Khí, Tượng )

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »