Sự Thù Thắng Của Di Lặc Tịnh Độ ( 2 )

 Nhân duyên Phật Di Lặc ứng vận


( 1 ) Dựa vào thiên thời ứng vận, thâu viên chứng phật mà nói :

Đại bảo tích Kinh quyển 88 ( quyển 88, pháp hội Ma Ha Ca Diếp – phần thứ 23 ):

Thế Tôn nói như thế này với Di Lặc Bồ tát Ma Ha Tát rằng : “ Nầy Di Lặc, ta phó chúc cho ông, mạt thế sau này, hậu 500 năm, lúc chánh pháp diệt, ông nên giữ gìn bảo vệ Phật Pháp Tăng bảo, chớ để đoạn tuyệt ! ”

Hậu 500 năm là chỉ sau 2500 năm sau khi Phật Thế Tôn nhập niết bàn, Phật Di Lặc sẽ ứng vận, tiếp tục kế thừa gánh vác nhiệm vụ thần thánh của việc độ hóa chúng sanh mà Thế Tôn vẫn chưa hoàn thành.

Phật Thích Ca Mâu Ni thọ kí dự báo Bồ Tát Di Lặc đời vị lai thành phật là điều chẳng có nghi ngờ, và cũng phó chúc Bồ Tát Di Lặc vào hậu 500 năm đời mạt thế, lúc chánh pháp diệt, phải giữ gìn bảo vệ chánh pháp của Như Lai, thúc đẩy lại đạo phong của chánh tông. Đấy là Đại Bồ Tát gánh vác trọng trách và sứ mệnh khó khăn nặng nhiều như thế. Cái thuyết “ hậu Năm trăm năm ”, trong kim cang kinh phật cũng vài lần đề cập đến, phật rằng : “ sau khi đức Như Lai diệt độ, hậu 500 năm ”, đấy tuy giống như là lời giả định, nhưng vô hình trung đã trở thành lời dự đoán.

Theo Kinh Đại tập đã nói cái thuyết “ ngũ ngũ bách niên ” ( 500 năm của sau 5 kì sau khi phật diệt độ ). Phật diệt độ đến nay chính là hơn 2500 năm, do đó “ hậu năm trăm năm ” mà Như Lai đã nói thật ra chính là lời dự đoán của đại đạo phổ truyền hôm nay. ( Ngũ ngũ bách niên tổng cộng chia làm 5 kì : kì giải thoát kiên cố, kì thiền định kiên cố, kì đa văn kiên cố, kì tháp tự kiên cố, kì đấu tranh kiên cố. )
  
Chú thích : Ngũ ngũ bách niên là 500 năm của 5 kì sau khi Phật diệt độ. Theo kinh “ Đại-tập Nguyệt-Tạng”, sau khi Phật nhập Niết-bàn, Phật-pháp sẽ lần-lượt trải qua 5 thời-kỳ kiên-cố biến-chuyển từ thịnh đến suy như sau:

1. Giải thoát kiên cố : khoảng thời gian 500 năm đầu tiên sau khi Phật diệt độ; chánh pháp thịnh, do đó mà đệ-tử của Phật có nhiều vị tu-hành được chứng-đắc, giải-thoát. Trong 100 người tu cũng có được 70, 80 người đắc quả. Trong nhơn-gian đầy-dẫy các bậc nhơn-hiền.

2. Thiền định kiên cố : khoảng thời gian 500 năm thứ hai; hàng xuất-gia, tại-gia tuy ít có người chứng-đạo như 500 năm đầu, song vẫn còn thực-hành y theo lời Phật dạy, đi sâu vào trong cảnh-giới Thiền-định. Trong 100 người tu cũng có được 7, 8 người chứng quả.

3. Đa văn kiên cố : Qua đến 500 năm thứ ba, thì đạo-căn chúng-sanh cạn-cợt hơn trước nhiều. Đa phần chỉ ham thích học rộng nghe nhiều; giảng-kinh, các phương diện diễn dịch kinh sách, biện luận đạo lý được thịnh hành khắp nơi. Lúc nầy kẻ thiết thật cầu giải thoát thâm nhập thiền định còn ít có người, huống chi là chứng quả. Trong muôn ức người tu, họa may lắm mới có vài ba người đắc đạo.

4. Tháp Tự kiên cố : Sang qua 500 năm thứ tư (tức là 2000 năm sau khi Phật nhập Niết-bàn) - Phật-giáo đồ chỉ thuần chuyên-chú vào các việc cất chùa to, tháp lớn để cầu phước-báo, chớ không còn cầu việc giải-thoát nữa. - ức-ức kẻ tu-hành, song không có một ai chứng đạo.

5. Đấu tranh kiên cố : Bước sang 500 năm thứ năm (tức là 2500 năm sau khi Phật nhập Niết-bàn - chính là thời buổi bây-giờ đây) - Phật giáo-đồ vì ngã-chấp và tự-ái quá nặng, nên trong đạo lẫn ngoài đời thường xảy ra nhiều cảnh tranh-đua, tăng trưởng tà kiến, giết hại lẫn nhau, mà trong đạo cũng lắm kẻ chen lấn trên đường danh nẻo lợi. Giai đoạn nầy, hàng đệ-tử Phật tuy nhiều, song đối với Tam-tạng Kinh-điển ít người tin hiểu sâu, ít ai thiết thật vì đạo, đi đúng với đạo trên phương diện tự lợi lợi tha.

Kinh nói: - “Năm trăm năm rốt sau...” Chính là thời kỳ nầy, là hiện nay vậy.

Nay Di Lặc Từ Tôn có thể thụ lời phó chúc của Phật Đà, vào hôm nay của “ hậu 500 năm của mạt thế ” làm sư tử hống, thủ hộ chánh pháp của Như Lai, đủ thấy sự hùng vĩ của nguyện lực, tuệ tâm sâu rõ sáng suốt và sứ mệnh trọng đại của Di Lặc. Đặc biệt là vào lúc chánh pháp vì tri kiến của chúng sanh mà bị ẩn giấu, hộ trì pháp A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề mà Như Lai trong trăm nghìn vạn ức na do tha a tăng kì kiếp đã tập, khai diễn chánh pháp vô thượng, làm hưng khởi trở lại Thánh đạo chánh tông, có thể thấy một đại sự nhân duyên thù thắng khó đắc của Di Lặc ứng vận.

Kinh Phật thuyết Quán Di Lặc Bồ tát thượng sanh Đâu Suất Thiên rằng : Phật bảo ngài Ưu-ba-ly:

"Ông hãy lắng nghe! Vào đời vị lai, Di-lặc Bồ-Tát sẽ làm nơi quy y rộng lớn cho chúng sanh. Nếu có ai quy y Di-lặc Bồ-Tát, thời phải biết người này sẽ được bất thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo. ”

Tương lai Di Lặc Bồ Tát hạ sanh nơi nhân gian, khi chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, thì những người thực hành như vậy có thể đích thân nhìn thấy ánh hào quang của Phật, được Phật thọ ký, đắc chứng quả phật.

Tôn xưng của phật hiệu Di Lặc đời vị lai, nhân duyên vết tích giáo hóa của ngài thường nhìn thấy trong phật điển tổ huấn, như phật điển đã cho thấy Di Lặc Tổ Sư là nơi tổng quy y của tất cả chúng sanh của thế giới sa bà vào đời mạt hậu, nối tiếp sau phật thích ca mâu ni, cũng là vị chưởng trì thiên bàn của mạt hậu nhất trước đại thâu viên. Do có đại sự nhân duyên của mạt hậu nhất trước, do đó những thánh tích hóa tục độ thế của ngài chẳng dứt ở đời.

Phật thuyết kinh Di Lặc hạ sanh thành phật :  “ Thuở ấy, có cây Bồ-đề tên gọi là Long Hoa, cao bốn du-thiên-na, sầm uất và tươi tốt, cành lá phủ bốn bề, che mát sáu cu-lô. Từ Thị Đại Bi tôn, ngồi dưới cây thành Phật…”

Quá khứ phàm là những người đã từng nghe chánh pháp trong phật pháp của đức Thích Ca, vào thời kì Bạch Dương đều sẽ gặp được kì thâu viên của Phật Di Lặc.

Vào thời kì mạt pháp, muốn có thể làm tới giác hành viên mãn là một việc chẳng dễ dàng gì. 

Kinh Duy Ma Cật rằng :

Bấy giờ Phật nói với Bồ tát Di Lặc:  “ Này Di Lặc, nay ta đem Pháp giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác đã tập thành trong vô lượng kiếp phó chúc cho ngươi. Vào thời mạt thế, sau khi Phật diệt độ, ngươi nên dùng năng lực thần thông để giảng truyền rộng rãi những kinh như vầy nơi cõi Diêm-phù-đề, chớ để bị đoạn tuyệt. ”

( 2 ) Dựa vào căn khí của chúng sanh mà nói :

Chúng sanh mạt pháp chư căn nhãn nhĩ tị thiệt thân ý, dục vọng phồn thịnh. Muốn họ đoạn dục tịnh nghiệp, tu đến nhất tâm bất loạn, lại phát tâm vô thượng bồ đề thật chẳng dễ dàng.

Căn khí của chúng sanh thấp kém, muốn vãng sanh Tây Phương tịnh độ hoặc gặp phật xuất thế đều vô cùng khó khăn, ngay cả nếu gặp được rồi thì phát tâm cũng khó.

Do vậy Phật Di Lặc dựa vào căn khí của chúng sanh mạt pháp, dùng pháp môn phương tiện thiện xảo, ở Dục giới thiết lập Đâu Suất tịnh độ để cho những chúng sanh mạt pháp dễ vãng sanh cõi này.

( 3 ) Dựa vào nguyện của phật mà nói :

Phật thuyết Quán Di Lặc Bồ Tát thượng sanh Đâu Suất Thiên kinh : “ chỉ cần nghe danh hiệu Phật Di Lặc mà sanh tâm cung kính, lễ bái, niệm phật hiệu của ngài, thành tâm sám hối những lỗi lầm của mình, lúc mệnh chung tức có thể thấy Phật Di Lặc. ”

Chẳng tu thiền định, chẳng đoạn các lậu : Đạo thống một mạch tương truyền đã có 64 vị phật thánh làm kiến chứng cho chúng ta.

Từ tâm của chư phật Như Lai thường mang nguyện lực độ hóa chúng sanh, mà Di Lặc Tổ Sư kế thừa tuệ mệnh truyền nhau chẳng dứt của Thích Ca Phật Đà, vì việc đại thâu viên của mạt hậu nhất trước mà trở thành vị phật tương lai của một đại sự nhân duyên này, là chỗ quy y lớn của tất cả chúng sanh của thế giới sa bà. Di Lặc tôn giả từ tâm vô lượng, chẳng bỏ chúng sanh của thế gian, quan sát thấy chúng sanh gặp phải sự xâm phạm của tam tai bát nạn và chịu đựng sự dày vò của những đau khổ sinh tử luân hồi, nên đã cửu chuyển thập sinh nhiều lần hóa tích nhân duyên, thị hiện ở nhân gian, tùy duyên của chúng sanh mà quảng nhiếp tất cả sinh mệnh đi hướng đến đạo thành phật, ví dụ như :

Hạ sanh kiếp thứ nhất tên gọi là Đàm Ma Lưu Chi ( Phật Thế Tôn khai thị cho A Nan Tôn Giả )
  
Hạ sanh kiếp thứ hai tên gọi là Tì Kim Da Vô Cấu ( ghi chép trong Bi Hoa Kinh )

Hạ sanh kiếp thứ ba tên gọi là Hiền Hành ( Di Lặc Bồ Tát sở vấn bổn nguyện kinh )
  
Hạ sanh kiếp thứ tứ tên gọi là Vũ Thất ( Kinh Đại Bảo Tích )
  
Hạ sanh kiếp thứ năm tên gọi là Di Lặc ( Di Lặc hạ sanh kinh )
  
Hạ sanh kiếp thứ sáu tên gọi là Phó Hấp, người ta gọi là Phó Đại Phu ( Cảnh Đức truyền đăng lục )
  
Hạ sanh kiếp thứ bảy tên gọi là Bố Đại Hòa Thượng ( thời kì đường mạt )
  
Hạ sanh kiếp thứ tám tên gọi là Lí Đình Ngọc ( Vạn Tổ Quy chân kinh )
  
Hạ sanh kiếp thứ chín tên gọi là Từ Hoàn Vô, đạo hiệu Cát Nam ( Chánh Tông Đạo Thống Bảo Giám )

Hạ sanh kiếp thứ mười tên gọi là Lộ trung Nhất, đạo hiệu là Thông Lý Tử ( Chánh Tông Đạo Thống Bảo Giám ). Tổ Sư Lộ Trung Nhất sinh vào ngày 24 tháng 4 năm Đạo Quang thứ 29 đời Thanh, tại huyện Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông, tịch vào ngày mồng 2 tháng 2 năm 1925 ( năm Quý Sửu ) , hưởng thọ 76 tuổi.


 Kim Công Tổ Sư ( Lộ Trung Nhất )

Lưu Bá Ôn là Tể tướng khai quốc triều Minh, cũng là tác giả «Thiêu Bính Ca», một trong tam đại dự ngôn dân gian của Trung Quốc (cùng với «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong và «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng). Ông đã tiên tri chuẩn xác các sự kiện chủ yếu phát sinh từ đầu triều Minh cho tới nay. Trong đó, ông và Minh Thái Tổ có một đoạn đối thoại có thể nói là đã “tiết lộ hết thiên cơ”, ứng với giai đoạn lịch sử vĩ đại hôm nay.

Hoàng Đế hỏi: “ Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo ? ”

Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:

不象僧來不象道,

頭戴四兩羊絨帽;

真佛不在寺院

他掌彌勒圓頓教。

  Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo

   Đội mũ nhung cừu nặng bốn lạng

   Chân Phật không ở trong tự viện

   Ngài là Di Lặc viên đốn giáo 

Dự ngôn này quả là một chiếc gậy cảnh tỉnh những ai đang ở trong mê !
  
Lúc gặp Thanh Hư Tổ Sư để cầu đạo thì Lộ Tổ đầu đội mũ nhung cừu, quả nhiên đúng với lời dự đoán của Lưu Bá Ôn. ( có thể tham khảo Bạch Dương Tổ Sư lược truyện. )

Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng ” là ý chỉ Di Lặc Phật sẽ triển hiện tại thế gian trong hình tướng con người thời đó. Ngài không cạo tóc làm tăng, cũng không cầm cây phất trần như một đạo sỹ. Thật khó cho những ai truy cầu danh lợi, hay dùng tình cảm và lòng sùng kính tôn giáo để có thể nhận ra Ngài.

Nếu vậy thì, những lời giáo huấn của Ngài có lẽ sẽ bị con người thời đó coi nhẹ hoặc thậm chí phá hoại, phỉ báng, từ đó khiến nhiều người bỏ lỡ Phật duyên.

Thời Đức Phật còn tại thế, hàng ngày Ngài thuyết Pháp, hướng dẫn các đệ tử đả tọa thực tu và vào trong thành khất thực. Tăng đoàn của Ngài là thể hiện rực rỡ của Phật Pháp tại thế gian. Không có chùa chiền, nhưng Ngài và các đệ tử đi tới đâu, ánh sáng giác ngộ phổ chiếu quang minh đến đó.

Phật Pháp mà Đức Thích Ca Mâu Ni truyền ban đầu không hề có hình thức tôn giáo. Sau khi Ngài nhập Niết Bàn, thuận theo thời gian, ngộ tính của con người dần bị thoái hóa. Cần có hình tượng, xây chùa chiền thì con người mới có cảm giác trang nghiêm thanh tịnh. Lòng sùng kính Phật Pháp của con người dần hòa lẫn với lòng sùng kính tôn giáo (Phật Giáo).
  
Kinh Phật ghi lại cuộc đối thoại giữa Phật Thích Ca và ma Ba Tuần như sau:

Ba Tuần bèn nói: “(…) Thời kỳ Mạt Pháp căn tánh chúng sanh ngày càng kém, không có năng lực biện biệt được đúng-sai, không có năng lực biện biệt được thiện-ác, đương nhiên càng không có năng lực biện biệt được thật-giả. Ta vào lúc này, sai ma con, ma cháu của Ta thảy đều xuất gia, khoác áo cà-sa của ông để diệt Phật Pháp của ông”.

Thích Ca Mâu Ni Phật nghe xong chẳng nói một câu nào, chỉ biết rơi lệ…

Kinh Kim Cương có viết: “Bất khả dĩ tam thập nhị tướng kiến Như Lai” (không thể nhận thức đức Như Lai qua một sắc thân có ba mươi hai tướng đẹp) và “Nhược dĩ sắc kiến ngã dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo bất năng kiến Như Lai” (kẻ nào muốn thấy Ta qua hình sắc và âm thanh, kẻ ấy hành tà đạo, chẳng bao giờ thấy được Ta).

Thật vậy, ngày hôm nay, nếu muốn dựa vào giả tướng tại thế gian để tìm Phật thì đã không được nữa rồi. Chùa to, chùa đẹp, Phật hội đông vui… những điều ấy không đủ để nói rằng nơi kia có Phật. Tôn giáo bất quá chỉ là một hình thức tại thế gian con người. Tôn giáo không đồng nghĩa với Phật Pháp.



Kệ rằng :

彌勒真彌勒,

分身千百億,

時時示時人,

時人自不識。

Di-lặc, chân Di-lặc

Phân thân ngàn muôn ức

Luôn mách bảo người đời ( thường hiện trước mọi người )

Người đời tự chẳng biết.

( Khi Bồ tát Di Lặc  ứng thân làm Bố Đại Hoà Thượng tại huyện Phụng Hóa, châu Minh, thuộc đời nhà Lương, Trung Quốc, ngài có thân hình mập mạp, bụng lớn tròn đầy, với nét mặt Từ bi và lúc nào cũng nở nụ cười hoan hỷ. Trước khi nhập diệt, ngài dừng chân tại núi Nhạc Lâm, ngồi thiền trên tảng đá và tuyên đọc bài kệ trên. )

Tuy rằng Phật Thế Tôn từng dự đoán rằng ngài Di Lặc cần phải trải qua khoảng 57 ức 6 vạn năm nữa ( một thuyết khác nói là 56 ức 7 nghìn vạn năm ), tức tuổi thọ của loài người rất dài, không có các hoạn nạn và đều sống đến 84.000 năm thì ngài mới hạ sanh nhân gian và những gì đã kể ra ở trên hình như có mâu thuẫn, nhưng Phật Di Lặc đại từ đại bi, trước khi vẫn chưa đại khai phổ độ, ngài đã nhiều lần lại tái ứng hóa thân khắp đó đây nơi nhân gian, nhằm tiếp kẻ hữu duyên, đều là để làm công tác chuẩn bị cho mạt hậu thâu viên, mục đích là để người đời cầu sanh Đâu Suất Tịnh Độ, lắng nghe Di Lặc giáo hóa, dựa theo pháp tu trì, đợi công đức viên mãn, thì chứng quả nơi Vô Cực Lý Thiên, hoặc đợi đến khi tương lai Di Lặc hạ sanh thành Phật, lại theo Di Lặc hạ sanh nhân gian, khai diễn Long Hoa Tam Hội, hoàn thành sứ mệnh phổ độ thâu viên.

Một vài câu hỏi thường gặp :

Có một số sách tranh luận về tịnh độ, trong đó có nói rằng tịnh độ các phương đều chẳng có sự phân giới tính nam nữ, nói cách khác thì có thể cầu sanh tịnh độ các phương đều đã đạt đến cảnh giới chí thiện, duy chỉ có Di Lặc Tịnh Độ vẫn có hình tướng của càn nam khôn nữ, vả lại lại có thể không đoạn dục nghiệp căn chướng; do những ghi chép của các sách này, có người đã dựa vào điều này mà phê bình Di Lặc Tịnh Độ là rơi tuột về sau so với các cõi tịnh độ của các phương. Trong quyển “ Phật Thuyết Kinh Quán Di-lặc Bồ-Tát Thượng Sanh Đâu-suất-đà Thiên ” có ghi chép vô số trăm ức thiên nữ với nhan sắc mỹ miều, phải chăng do vậy mà dẫn đến việc có người phê bình Di Lặc Tịnh Độ ?

Bồ Tát Khuy Cơ trả lời rằng :

Di Lặc Tịnh Độ là cõi tịnh độ do từ tâm bi nguyện của ngài Di Lặc Từ Tôn kiến thiết ở cõi trời Dục giới, ý ở chỗ độ tận hết những chúng sanh còn sót lại mà khi Thế Tôn trụ thế vẫn chưa độ hết, nhưng chúng sanh mang nghiệp vãng sanh chẳng gấp đoạn dục, do vậy mà căn chướng vẫn còn, là căn tánh vẫn chưa tịnh, phàm tướng vẫn còn là điều tất nhiên. Còn các cõi tịnh độ khác nhất định cần phải là tất cả các căn đã sạch hết, viên dung vô lậu, do vậy mà đã chẳng còn phàm tánh, do vậy cũng chẳng tồn tướng phàm, do vậy chẳng có tướng phân biệt nam nữ là điều tất nhiên. Thế nhưng không thể dựa vào điều này mà phê phán Di Lặc Tịnh Độ là không thù thắng. Vả lại Di Lặc Tịnh Độ tuy rằng có tịnh độ nam nữ cùng chỗ, nhưng đã chẳng còn chỗ tạp của sắc tướng phàm trần. Còn về việc trong cõi Di Lặc Tịnh Độ có vô số thiên nữ với nhan sắc mỹ miều là điều không sai, thế nhưng vô số những vị thiên nữ ấy là do một vị đại thần tên là Lao-độ-bạt-đề hóa ra, dùng các loại nhạc khí phối chấp, diễn pháp khai nghĩa, thân tướng và nhan sắc tuy mỹ miều nhưng lại là bảo tướng trang nghiêm giống như các vị bồ tát, chẳng có những lời nói cử chỉ cám dỗ không nghiêm túc, do vậy những người phê bình là những người đọc 3 quyển kinh chẳng hiểu sâu hiểu thấu mà dựa vào điều này làm méo mó xuyên tạc Đâu Suất Tịnh Độ.

Hỏi : Kinh Phật ghi chép rằng : cần phải trải qua 56 ức 7000 vạn năm nữa ( một thuyết khác cho là 57 ức 6 vạn năm nữa ) ngài Di Lặc Phật mới có thể hạ sanh nhân gian, phổ độ chúng sanh, khai diễn Long Hoa Tam Hội, quả thật là lâu xa như vậy chăng ?

Trả lời :

Đấy là cách nói mang tính tượng trưng : liên quan đến Phật thuyết kinh Di Lặc hạ sanh thì phải đợi 56 ức 7000 vạn năm nữa, cách nói của kinh phật đối với con số thường đều là cách nói mang tính tượng trưng chứ không phải là con số chính xác, ví dụ như Đại Trí Độ Luận nói rằng : “ Ở thành Xá Vệ gồm chín ức dân ”, hơn 2500 năm trước thì Xá Vệ Thành của Ấn Độ nơi đó có 9 ức nhân khẩu. Lại nữa Kinh Di Lặc hạ sanh ghi chép hầu như đều là 8 vạn 4 nghìn, ví dụ như 84.000 người, 84.000 thiên tử, 84.000 chúng phạm-chí, 84.000 thể nữ, thọ 84.000 năm, trụ thế 84.000 năm, phật giáo nói 84.000 pháp môn …do đó Phật nói Di Lặc hạ sanh nhân gian phải đợi 56 ức 7000 vạn năm nữa, hình dung sau này sẽ có Phật Di Lặc hạ sanh nhân gian, tiếp tục kế thừa Phật Thế Tôn, một đại sự nhân duyên độ hóa chúng sanh. Nghìn năm đến nay thì thời gian mà ngài Di Lặc hạ sanh vẫn là đề tài tranh luận không ngừng của vô số học giả, vẫn chưa có một sự kết luận chắc chắn. Thế nhưng, như ở phần trước đã nói đến, Di Lặc tôn giả từ tâm vô lượng, chẳng bỏ chúng sanh của thế gian, quan sát thấy chúng sanh gặp phải sự xâm phạm của tam tai bát nạn và chịu đựng sự dày vò của những đau khổ sinh tử luân hồi, nên đã cửu chuyển thập sinh nhiều lần hóa tích nhân duyên, thị hiện ở nhân gian, tùy duyên của chúng sanh mà quảng nhiếp tất cả sinh mệnh đi hướng đến đạo thành phật.

Tóm lại, chẳng cần phải tranh biện về thời gian khi nào Phật Di Lặc hạ sanh nhân gian khai diễn Long Hoa Tam Hội. Điều quan trọng nhất là chúng ta nên siêng tu hành Lục Sự Pháp, trì ngũ giới, hành Lục độ ba la mật, siêng tu thập thiện nghiệp để được vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ ( Nội Viện ), lại tiếp nhận sự điều giáo của Di Lặc Tôn Phật, sau này theo Di Lặc Tổ Sư hạ sanh nơi nhân gian, hoàn thành Long Hoa Tam Hội : sứ mệnh thần thánh “ thấy Phật, nghe pháp, chứng quả ” là hy vọng lớn nhất.

Đâu Suất Tịnh Độ thật sự là bảo tàng vô tận, cõi tịnh độ duy nhất của Dục Giới. Tam Giới như nhà lửa, ngoại trừ Đâu Suất Thiên Nội Viện ( Đâu Suất Tịnh Độ ) ra, còn lại đều là ở trong sinh tử luân hồi. Chúng ta chẳng nhanh chóng cầu sanh Nội viện thì còn đợi đến khi nào ? Lại vào lúc hiện thời mạt pháp, ma mạnh pháp yếu, những pháp môn khác đều khó thành tựu, duy chỉ có tu nghiệp Di Lặc, cầu sanh Đâu Suất Tịnh Độ, thân cận Di Lặc Như Lai là pháp môn dễ tu chứng nhất. Một kiếp thì đến nội viện, đấy quả thật là pháp môn tiện lợi nhất trong các phương tiện của người tu hành trong thời mạt pháp, là pháp môn danh bất hư truyền có thể phổ bị tam căn, quảng độ ngũ tánh ( nhân thiên thừa, thanh văn thừa, duyên giác thừa, bồ tát thừa và phật thừa ). Pháp môn vãng sanh Di Lặc tịnh độ so với những tịnh độ khác của thập phương thế giới thật sự là “ hy hữu nhất ”, chắc chắn đáng tin cậy nhất.

Chú thích : Lục Sự Pháp

1.   Tinh tấn tu mọi công đức

2.   Uy nghi không khiếm khuyết

3.   Quét dọn chùa tháp sạch sẽ

4.   Dùng các loại hương thơm và hoa quý để cúng dường,

5.   Tu hành các loại tam-muội, thâm nhập chánh thọ

6.   Đọc tụng Kinh điển

Vãng Sanh Di Đà Tịnh Độ và Đâu Suất Tịnh Độ

( Trích dẫn lời của pháp sư Thường Chiếu – Đài Loan Cao Hùng )

Phàm là các tín đồ phật giáo đều biết rằng có khái niệm “ cực lạc thế giới ”, xuất phát từ tư tưởng “ tịnh độ ”. Tư tưởng tịnh độ là sau khi Phật Đà nhập diệt ( khoảng công nguyên thế kỉ hai, ba ), Ấn Độ có một vài vị Thánh phát dương đầu tiên. Lúc bấy giờ Thế Thân Bồ Tát sáng tác “ vãng sanh tịnh độ luận ”, Long Thụ Bồ Tát chủ trương, thập phương phật quốc đều có tịnh độ, chỉ cần tùy nhân duyên căn cơ của chúng sanh, nghiêm túc tu chứng tức được vãng sanh.

Sau vị hoàng đế Hán Minh Đế của nhà Đông Hán thì kinh phật liên tiếp truyền vào Trung Quốc, tư tưởng tịnh độ cũng theo đó mà truyền vào. Sau khi tư tưởng tịnh độ phát triển thì tín ngưỡng nhân gian cũng dần dần thay đổi. Vào thời đại Đông Tấn, pháp sư Đạo An dẫn đạo một số đệ tử chuyên tu “ Di Lặc Tịnh Độ ”. Đệ tử của Pháp sư Đạo An là Huệ Viễn thì cực lực hoằng dương “ Di Đà tịnh độ ”. Do Viễn Công cực lực hoằng dương cho nên từ sau Viễn Công thì tín ngưỡng Tây Phương tịnh độ thịnh hành trên thế gian hơn so với tín ngưỡng về Đâu Suất tịnh độ.
  
Đến sơ Đườngcông nguyên năm 618712, sau khi  “ Tịnh Độ Thập Nghi Luận ”, “ Vãng Sanh An Lạc Tập ”, “ Tịnh Độ Luận ” chào đời, tư tưởng về “ Đâu Suất Tịnh Độ ” càng thêm suy tàn, vì sao vậy ? vì tác giả của 3 quyển luận này thiên vị “ Tây Phương Tịnh Độ , trong sự có ý hay vô ý mà đã làm giảm đi giá trị chân thật, chỗ thù thắng của Đâu Suất Tịnh Độ.

Trước mắt, tín ngưỡng tịnh độ của Đài Loan thì “ Tây Phương Tịnh Độ ” có đại bộ phận người cực lực hoằng dương, do đó các tín đồ ngày càng tăng. Có một số những lời đồn của những tín đồ phật giáo chẳng rõ nghĩa kinh, chẳng phải là làm lẫn lộn chẳng rõ về Đâu Suất Nội Viện, Ngoại viện thì là cả gan giả thiết cho rằng hiện tại chưa phải là lúc tín ngưỡng pháp môn Di Lặc. Những người này đương nhiên có rất nhiều cao kiến làm cho người ta bối rối hoang mang. Những âm thanh làm xáo trộn sự nghe nhìn này nếu như không dẫn Kinh để sửa sai rõ ràng thì sự thù thắng của “ Di Lặc Tịnh Độ ” vĩnh viễn không thể hoằng dương ở đời. Loại người vọng kiến này sẽ dẫn dắt chúng sanh sai lệch, làm lỡ mất cơ hội vãng sanh “ Đâu Suất Tịnh Độ ”.

Nay căn cứ vào những giáo điển có liên quan đến tịnh độ mà rút ra một vài đoạn kinh văn, cung cấp cho mọi người cùng tham khảo nghiên cứu để tiện dựa theo kinh mà tinh tiến đến thực tế, để tránh truyền tải những thông tin sai lệch, bản thân hiểu sai và cũng khiến cho người khác hiểu sai.

Điểm chung của hai tịnh độ

Thế giới “ Tây Phương Cực Lạc ” là cõi tịnh độ, “ Đâu Suất Nội Viện ” cũng là cõi tịnh độ. Tây Phương là ở ngoài thế giới sa bà, là một thế giới trong số 10 vạn ức cõi phật. “ Đâu Suất ” là trong bổn độ ( cõi này ), “ Đâu Suất Nội Viện ” thuộc cõi trời thứ 4 trong sáu cõi trời thuộc Dục Giới. Chúng sanh có thể vãng sanh ở hai thế giới này mỗi người đều được “ bất thoái chuyển nơi vô thượng đạo ” ( nhanh chậm có khác biệt ), chẳng phải là cái mà những người thiển kiến nói : “ Vãng sanh Đâu Suất thì tương lai sau này vẫn phải đến nhân gian chịu sinh tử luân hồi. Vãng sanh Tây Phương có thể trực tu đến Bổ Xứ, chẳng cần phải chịu sinh tử luân hồi của nhân gian nữa. ”

Kinh Vô Lượng Thọ Phật ” nói rằng :  “ Có những chúng sanh nghe danh hiệu đức Phật ấy, lòng tin vui mừng nhẫn đến phát một niệm chí tâm hồi hướng nguyện cầu sanh về nước ấy, thì liền được vãng sanh ở bực bất thối chuyển, chỉ trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp ”.

Lại nói : “Nếu chúng sanh nào nghe kinh nầy thì không còn thối chuyển đạo Vô thượng Chánh giác. Vì lẽ ấy nên cần phải chuyên tâm tin ưa thọ trì đọc tụng giảng thuyết thực hành. ”

Đấy là nói rõ rằng những người được vãng sanh Di Đà Tịnh Độ tuyệt đối sẽ không thối chuyển, thế nhưng sau khi nghe kinh này, những người nguyện vãng sanh tức được vãng sanh ? đương nhiên phải xem cá nhân phải chăng là “chuyên tâm tin ưa thọ trì đọc tụng giảng thuyết thực hành. ”

Thế Tôn lại nói rằng : “ Người nào có chí nguyện sanh về nước An Lạc thì được trí huệ sáng suốt, công đức thù thắng. Chẳng nên buông lung theo lòng dục vọng mà phụ rẫy lời dạy trong kinh pháp giới luật để rồi phải rơi ở sau người. ”
  
Điều kiện để được vãng sanh bao gồm “ không phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp ”. Nếu như một vị đệ tử tiến tu “ Tây Phương Tịnh Độ ” do thiên vị yêu thích tông phái mà mình tu, thế nhưng không hiểu rõ pháp nghĩa của những tông phái khác, cũng chẳng hiểu rõ sự thù thắng của những cõi tịnh độ khác, tùy ý mở miệng phê phán bình luận thì tất sẽ gánh tội “ hủy báng chánh pháp ”, bởi vì những tông nghĩa của các tông phái khác cũng là ra từ kim khẩu của Thế Tôn, xin các vị Đại Đức xuất ngôn cẩn thận.

Từ nghĩa kinh của 3 đoạn trên cho thấy, những người được vãng sanh “ Tây Phương Tịnh Độ ” do tín ngưỡng, ý nguyện, giữ giới, sám hối, từng bước tiến tu, hiệu lực được vãng sanh tuyệt đối chẳng phải là lòng tin cạn mỏng thì có thể vãng sanh, tuyệt đối chớ có mà truyền sai lệch khiến cho người nghe pháp chểnh mảng biếng nhác trong việc tiến tu. Các vị nên hiểu rõ rằng những người muốn lập địa thành phật không thể không buông con dao đồ tể xuống, sau đó thật tốt mà lễ phật, sám trừ những nghiệp chướng trước kia, nếu không thì trước lúc vãng sanh mà các nghiệp hiện ra trước mắt trói buộc thân, thử xem làm sao mà thoát nổi.

Vậy thì quy y Bồ Tát Di Lặc, cầu sanh “ Đâu Suất Tịnh Độ ” phải chăng là lại thối chuyển, chịu 6 nẻo sinh tử luân hồi ?

Phật Thuyết Kinh Quán Di-lặc Bồ-Tát Thượng Sanh Đâu-suất-đà Thiên ” nói rằng :

"Ông hãy lắng nghe! Vào đời vị lai, Di-lặc Bồ-Tát sẽ làm nơi quy y rộng lớn cho chúng sanh. Nếu có ai quy y Di-lặc Bồ-Tát, thời phải biết người này sẽ được bất thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo. Khi Di-lặc Bồ-Tát thành bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, thì những người thực hành như vậy, lúc họ thấy ánh hào quang của Phật thời sẽ liền được thọ ký.", lại nói rằng : “Đức Bồ-Tát sẽ tùy theo túc thế nhân duyên của họ mà thuyết diệu Pháp, khiến tâm người ấy kiên cố và không còn thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo. ”

Trong kinh đã nói, quy y Di Lặc, làm đệ tử của Di Lặc, sau này sau khi vãng sanh “ Đâu Suất Tịnh Độ ”, chẳng những được “ bất thối chuyển nơi vô thượng đạo ”, lại còn được “ thọ kí làm phật ”. Sự khai thị của Phật Đà bảo đảm rằng các đệ tử có thể an tâm, nếu người nào vẫn chưa tin thì xin hãy xem quyển “ Kinh Di Lặc thượng sanh ”

Vãng sanh “ Tây Phương tịnh độ ” và “ Đâu Suất tịnh độ ” còn có một điểm chung, căn cứ vào các kinh “ tây phương tịnh độ ” thì những người tu tây phương cực lạc được vãng sanh sẽ có A Di Đà Phật, Thánh chúng bồ tát trao tay nghênh đón; vãng sanh “ Di Lặc Tịnh Độ ” cũng có nghìn đức phật trao tay nghênh đón.

Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát ” rằng : “ Nếu có người nào thụ-trì, đọc tụng, giải nghĩa-thú của kinh, người đó khi mệnh-chung được nghìn đức Phật trao tay, khiến chẳng sợ-sệt, chẳng đọa vào đường dữ, liền lên cung trời Ðâu-Suất, chỗ Di-Lặc Bồ-tát ”

Nay thế giới mà chúng ta sống gọi là “ Diêm Phù Đề ” hoặc “ sa bà ”, thế giới từ sanh cho đến diệt gọi là “ hiền kiếp ”. Trong hiền kiếp có nghìn đức phật xuất thế, vị thứ 4 trong “ nghìn đức phật của hiền kiếp ” là “ Phật Thích Ca Mâu Ni ”, vị thứ 5 là “ Phật Di Lặc ”. Nay “ Phật Di Lặc ” ở “ Đâu Suất Nội Viện ” là “ Bổ Xứ Bồ Tát ”, do đó “ Đâu Suất Nội Viện ” gọi là “ Di Lặc tịnh độ ”. Kinh Pháp Hoa đã nói, sanh “ Đâu Suất Thiên ” tức là vãng sanh “ Di Lặc tịnh độ ”.

Phật Thuyết Kinh Quán Di-lặc Bồ-Tát Thượng Sanh Đâu-suất-đà Thiên ” nói rằng :

Vào đời vị lai, họ sẽ gặp hết thảy chư Phật trong Hiền Kiếp. Trong kiếp Tinh Tú, họ cũng gặp chư Phật Thế Tôn và sẽ ở trước chư Phật được thọ ký Bồ-đề.”. Bất luận “ tất cả phật mười phương ” hoặc “ nghìn đức phật trong hiền kiếp ” , phật phật đều bình đẳng. Cầu sanh “ Đâu Suất Tịnh Độ ” có nghìn đức phật trong hiền kiếp trao tay nghênh đón, Di Lặc Tôn Phật phóng hào quang nghênh đón, lại còn có các vị thiên tử của Đâu Suất Nội Viện rải hoa mạn-đà-la nghênh đón, đấy thật là thù thắng biết bao.

Chúng ta là những chúng sanh trong hiền kiếp; lũy kiếp đến nay đã kết vô lượng nhân duyên oan thân. Những oan thân trái chủ này trước khi chưa giải thoát tất sẽ chịu nỗi đau khổ sanh tử lục đạo của ngũ trược ác thế, do đó họ nên nhanh chóng được tế độ ( khiến cho họ thoát khỏi biển khổ luân hồi ). Mọi người đồng tâm hiệp lực khiến cho cõi này nhanh chóng được tịnh hóa là ý niệm nỗ lực hợp tình hợp lí, do đó cầu sanh “ Đâu Suất tịnh độ ” , tương lai sau này sau khi nhân gian trở thành tịnh độ thì lại theo đức Di Lặc xuống cõi “ Diêm Phù Đề ” để độ hết những oan thân thì tu hành mới có ý nghĩa chân thật.

Đâu Suất Tịnh Độ là Thánh Phàm Cộng Độ

Di Lặc Tịnh Độ : có Đâu Suất “ tịnh độ trên trời ” và “ tịnh độ nhân gian ” của sa bà. Đâu Suất Nội Viện là nơi mà Bổ Xứ Bồ Tát của thế giới sa bà nương gá; Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai đều như nhau, là một loại công thức cố định. Nay Bồ tát Di Lặc là thiên chủ của Đâu Suất Nội Viện, đang vì các thiên tử và vô lượng thánh chúng thuyết pháp, xung quanh cũng có các đại bồ tát đến từ nơi khác, 500 ức thiên tử và những đệ tử tứ chúng của Phật Đà của nhân gian vãng sanh, do đó nói rằng “ Di Lặc tịnh độ ” là Thánh phàm cộng độ, bởi vì những người cầu sanh “ Đâu Suất Tịnh Độ ” tương lai vãng sanh trong khoảnh khắc liền vãng sanh về trời Đâu-suất và ngồi kiết già trên hoa sen, hoa khai kiến phật.

Phật Thuyết Kinh Quán Di-lặc Bồ-Tát Thượng Sanh Đâu-suất-đà Thiên ” nói rằng :

Ngay lúc đó, Đức Bồ-Tát sẽ tùy theo túc thế nhân duyên của họ mà thuyết diệu Pháp, khiến tâm người ấy kiên cố và không còn thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo. ”. Những người cầu sanh “ Di Lặc tịnh độ ” thì vãng sanh dễ dàng, giải thoát nhanh chóng, bởi vì họ cũng sẽ theo Đức Di-lặc xuống Diêm-phù-đề để nghe Pháp ở hội thứ nhất. Vào đời vị lai, họ sẽ gặp hết thảy chư Phật trong Hiền Kiếp. Trong kiếp Tinh Tú, họ cũng gặp chư Phật Thế Tôn và sẽ ở trước chư Phật được thọ ký Bồ-đề."

Phật Thuyết Kinh Quán Di-lặc Bồ-Tát Thượng Sanh Đâu-suất-đà Thiên ” nói rằng : “Vào đời vị lai, Di-lặc Bồ-Tát sẽ làm nơi quy y rộng lớn cho chúng sanh. Nếu có ai quy y Di-lặc Bồ-Tát, thời phải biết người này sẽ được bất thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo. Khi Di-lặc Bồ-Tát thành bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, thì những người thực hành như vậy, lúc họ thấy ánh hào quang của Phật thời sẽ liền được thọ ký."

Kinh Di Lặc hạ sanh ” lại nói rằng : “ Phật Di-Lặc trụ thế 6 vạn năm. Ngài thương xót chúng sanh, khiến cho họ được pháp nhãn. ” ( Pháp nhãn là bồ tát sơ địa trở lên mới có, có thể thấy bổn tánh của vạn pháp – pháp tánh, đích thân chứng một phần cho đến nhiều phần của pháp thân phật ).

Đâu Suất tịnh độ là Ngũ Thừa Cộng Độ, chẳng cần có cảnh giới của “ Nhất tâm bất loạn ” tức có thể vãng sanh tiến vào. Người tu từ việc thấy phật sám hối, cung kính lễ bái, bát quan trai giới, hành trì thập thiện ngũ giới, pháp lục sự, căn cơ lớn nhỏ tu trì công đức chỉ cần phát nguyện hồi hướng vãng sanh, sau này nhất định được tiếp dẫn. Nếu như các phật tử cầu sự nhanh chóng thì vào cõi tịnh độ này cho đến tương lai sau này thành tựu bồ đề là nhanh nhất. Nếu như phật tử cầu sự chính xác thì pháp nghĩa của cõi tịnh độ này là Phật Thích Ca Mâu Ni đã bàn giao, muốn các đệ tử tứ chúng quy y Di Lặc Bồ Tát, do đó có sự bảo đảm gấp bội, chắc chắn chính xác, thế nhưng nhất định phải như pháp mà tu trì, như pháp mà hồi hướng, tuyệt đối chớ có tu trì một cách tùy tiện, cũng không được đánh giá cao về bản thân, không tự lượng sức, vọng tưởng không đâu, đấy đều là những hành vi không thực tế.
  
Cõi trời Đâu Suất chia ra hai bộ phận: nội viện và ngoại viện. Đâu Suất nội viện là tịnh độ của các vị Nhất Sinh Bổ Xứ Bồ Tát hay Tối Hậu Thân Bồ Tát, nghĩa là vị Bồ Tát còn mang thân sanh tử lần cuối cùng trước khi thành Phật. Vì thế, cũng gọi Đâu Suất Tịnh Độ, Nội Viện Tịnh Độ, Di Lặc Tịnh Độ, Thiên Cung Tịnh Độ… là y báo thắng diệu của mười nghiệp lành. Cách đây hơn 2528 năm Đức Bổn Sư Thích Ca cũng từ cung trời này giáng sinh.

Bên trong của Di Lặc nội viện là thanh tịnh tuyệt đối. Có rất nhiều các vị Đại Bồ Tát đều phát nguyện vãng sanh Đâu Suất Tịnh Độ của Di Lặc Bồ Tát, đợi đến sự bắt đầu của một kiếp tới, sau khi nhân gian trở thành tịnh độ thì lại theo Di Lặc Bồ Tát hạ sanh đến cõi nhân gian này để độ thoát tất cả chúng sanh, cũng giống như các ngài A Nan và Xá Lợi Phất theo bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni vậy. Do đó mà trong lịch sử của phật giáo Trung Quốc, bắt đầu từ Đạo An pháp sư của Đông Tấn, qua Huyền Trang Đại Sư của thời Sơ Đường, Khuy Cơ Đại Sư, Thái Hư Đại Sư của thời cận đại, cho đến Từ Hàng Pháp Sư nhục thân bất hoại viên tịch tại Đài Loan vào nửa thế kỉ trước, cho đến rất nhiều những người tại gia, người xuất gia tại Trung Quốc đều là phát nguyện vãng sanh Đâu Suất Thiên, sau này hạ sanh theo Di Lặc Bồ Tát để nghe pháp học đạo.

Đâu Suất tịnh độ là cõi tịnh độ có liên quan với thế giới sa bà mà chúng ta cư trú. Tịnh độ của Di Lặc Bồ tát và tịnh độ nhân gian là trực tiếp độ những vị oan thân có liên quan với chúng ta. Chúng ta trước hết vãng sanh Đâu Suất Tịnh Độ, lại đến Long Hoa Tam Hội, sau đó theo nghìn vị phật của hiền kiếp, tại thế giới sa bà độ tất cả những bà con thân thuộc lũy kiếp của chúng ta. Nếu không, cho dù có cách vãng sanh tịnh độ cõi khác, chẳng thèm màng đến nỗi đau khổ của những bà con thân thuộc lũy kiếp đang trong sự sinh tử luân hồi thì ý nghĩa của việc tu hành khó tránh khỏi có sự thiếu sót rất lớn.

Trong “ Kinh Di Lặc Thượng sanh “ nói rằng : Di Lặc Bồ Tát “vẫn còn là thân phàm phu và chưa đoạn hết các lậu ”, lại nói rằng : “ Vị ấy hiện tại tuy đã xuất gia nhưng không tu thiền định và cũng chẳng đoạn phiền não. Tuy nhiên lại được Phật thọ ký, rằng vị này chắc chắn sẽ thành Phật ”. Thật ra công đức thật sự của Bồ Tát Di Lặc chẳng phải là điều mà chúng ta có thể biết được. Sự tu hành của bồ tát trong ngũ trược ác thế nên nặng về bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, từ bi, trí tuệ. Nếu như không tu tập những công đức này, phước đức chẳng đủ, từ bi chẳng đủ, chuyên môn đi tu thiền định, đoạn phiền não là nhất định phải rơi vào tiểu thừa. Di Lặc Bồ Tát đã biểu hiện tinh thần của bồ tát, làm tấm gương mẫu mực cho những chúng sanh mạt thế, do vậy mà chẳng chuyên tu thiền định, chẳng đoạn phiền não, trái lại vì đem lại lợi ích cho người khác mà làm nhiều những công đức như bố thí, trì giới, nhẫn nhục, từ bi, tinh tiến. Nếu người thật sự phát tâm bồ đề to lớn, dùng tâm từ bi để độ đời thì tuyệt đối chớ có bỏ lỡ qua cơ hội tốt học tu pháp môn Di Lặc, mới không hổ thẹn là hành vi của đệ tử phật, cũng không đi ngược với đại nguyện “ chúng sanh vô biên thệ nguyện độ ”.

Di Lặc Tổ Sư thị hiện “ từ tâm tam muội ” mà không tu thiền định, chẳng đoạn phiền não, mang thân phàm phu, chẳng dứt các lậu. Di Lặc tịnh độ tức là Thiên Phật Viện ( Đâu Suất Thiên ), là trạm giữa đường của cõi Vô Cực Lý Thiên, còn chúng ta tu đạo là kiêm nhiệm nửa thánh nửa phàm, những thói hư tật xấu, tánh nóng nảy của cõi phàm vẫn chưa trừ sạch, trước hết phải trở về Thiên Phật Viện tu một phen. Người bình thường chết rồi toàn thân đều sẽ cứng đơ, bởi vì hơi thở dứt rồi thì axit lactic, đạm, glycogen đều sẽ hóa cứng trong vòng 6 tiếng đồng hồ, mùa đông có thể trong vòng 6 phút thì ngưng kết rồi. Đạo thân của chúng ta lúc chết vì sao lại có thoại tướng, thân mềm như bông ? Chúng ta dựa vào nguyện lực đại từ bi của Lão Tổ Sư, chẳng quên tam bảo mà Tổ Sư đã truyền thụ lúc cầu đạo khai quang, kết hợp “ lòng tin ” và “ nguyện lực ” thì đều có thể trở về Di Lặc Tịnh Độ tiêu diêu tự tại rồi, đấy là sự thù thắng của việc chúng ta cầu đạo. Chúng ta cần chi phải đả tọa và trì niệm phật hiệu đến cảnh giới nhất tâm bất loạn ? ( Những chúng sanh mạt pháp muốn đoạn trừ các dục niệm mà trì niệm phật hiệu đến nhất tâm bất loạn quả thật là khó khăn, huống hồ con người lúc sắp qua đời đau đớn như con cua rơi vào vạc dầu sôi ). Thay vào đó, chúng ta chỉ cần thường hành công lập đức, hành Bồ Tát đạo độ người, thành toàn người, tu sửa tánh khí và những thói hư tật xấu của bản thân, thường tồn tâm tốt, nói lời tốt, làm việc tốt, siêng lễ bái sám hối, lập nguyện liễu nguyện, tuân thủ thực hành theo mười điều đại nguyện đã lập lúc cầu đạo, tuân giữ phật quy lễ tiết, tinh tấn học đạo, tu đạo, bàn đạo thì đã có thể dễ dàng vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ rồi; nếu như công đức viên mãn thì còn có thể chứng quả ngay trong kiếp này, trở về miền cố hương Vô Cực. Đại bộ phận Bồ Tát đều thị hiện cách ăn mặc của tục gia, như đức Văn Thù, Phổ Hiền, Quán thế Âm Bồ Tát…như thế tiếp cận kết duyên rộng độ chúng sinh thành đạo càng nhanh. Nay ơn trên từ bi đại khai phổ độ, đạo giáng hoả trạch ( thứ dân ) , chính là cơ hội tốt nhất để các cư sĩ tại gia chúng ta hành bồ tát đạo, học tập noi theo tinh thần của Bồ Tát đại thừa, cứu độ chúng sanh, độ hoá tất cả bạn bè người thân cùng có cơ hội có thể liễu thoát sanh tử luân hồi, một kiếp này tu, một kiếp này thành tựu giải thoát.

Sự Thù Thắng Của Di Lặc Tịnh Độ ( 2 ) Sự Thù Thắng Của Di Lặc Tịnh Độ ( 2 )
910 1

Bài viết Sự Thù Thắng Của Di Lặc Tịnh Độ ( 2 )

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »