Làm Thế Nào Để Xoay Chuyển, Tiêu Trừ Các Loại Nghiệp Báo Phải Gánh Chịu ?

Làm thế nào để xoay chuyển, tiêu trừ các loại nghiệp báo phải gánh chịu ?

( Bạch Y Quán Âm Đại Sĩ từ bi giáng )


Chúng sanh nếu đã ràng rịt những nhân quả mà tiền kiếp gây tạo, vậy trong kiếp này gánh chịu đủ thứ những nghiệp báo chằng chịt, thì phải làm thế nào để xoay chuyển những sự gặp phải trong đời người, và đem nghiệp báo tiêu trừ để không dẫn đến việc cứ luôn gặp phải những trở ngại làm cho khốn khổ ? Điểm này cần mỗi một người thế gian biết sám hối lại sám hối; nếu như ngay đến cả cái tâm sám hối đều chẳng có, vậy thì làm sao có thể tiêu trừ nghiệp lực. Điều này cũng giống như một người đã phạm phải lỗi lầm sai trái, chịu sự tuyên án của quan toà; nếu như chịu nhận tội sám hối nơi toà, vậy thì tự nhiên có thể giảm nhẹ hình phạt, đấy cũng chính là con người nhất định phải có tâm sám hối trước đã, thì mới có thể thật sự tiêu giảm đủ thứ những nghiệp báo nghiệp lực mà kiếp quá khứ đã gây tạo. Hơn nữa con người phải có cái tâm đoạn ác tu thiện và tu trì giới, định, tuệ. Có cái tâm này rồi thì tự nhiên sẽ không tạo nghiệp mới nữa. Chỉ cần có thể mượn ( thân ) kiếp này để tu thiện đạo, làm mọi điều thiện, vậy thì phước tự nhiên tăng thêm, nghiệp lực bèn tiêu trừ giảm bớt.

Người thế gian có tâm hành thiện, thế nhưng lại cứ thường hay tham cầu công đức; loại tình trạng này dễ làm cho công đức gây tạo nguyên bản ban đầu bị tiêu giảm hoặc chia đôi nhất, và càng có khả năng do bởi quá tham cầu công đức mà dẫn đến chẳng có thật sự đạt đến sự tiêu trừ đủ thứ các nghiệp báo phải gánh chịu, chẳng được tương ứng, cảm ứng, tịnh hoá. Phải biết rằng tiêu trừ nghiệp báo nhất định phải có cái tâm chí thành, hiểu rõ nhân quả, lúc nào cũng đều đang sám hối và hành công tu thiện thì mới có thể đạt đến sự tương ứng. Những điều trên chỉ cần thực hành sâu, vậy thì những gặp phải của kiếp này nhất định có thể xoay chuyển dần dần. Cần phải hiểu rõ rằng vận mệnh là nắm bắt ở trong tay của bản thân. Tất cả mọi sự chuyển hoá chung quy đều ở bản thân gây tạo như thế nào. Điểm này phải suy ngẫm phản tỉnh, không thể mù mịt lại tạo ra các nghiệp nhân mới, thì mới không làm hỏng cơ hội đặc biệt vốn dĩ có thể xoay chuyển.

Tu đức tiêu trừ sự lôi kéo của nghiệp báo

Có rất nhiều pháp phương tiện để tiêu nghiệp, thế nhưng một phương pháp tốt nhất để tịnh hoá nghiệp lực, tiêu trừ túc nghiệp đấy chính là tu đức. Người đời nếu hiểu rõ rằng đến cái cõi nhân gian này đều là tuỳ theo những nhân duyên quả báo của bản thân, vậy thì nhất định cần phải rõ rằng ( thân ) kiếp này nên gánh chịu đủ thứ những ác nghiệp giày vò làm cho khốn khổ mà tự thân đã gây tạo trong kiếp quá khứ. Nhân nào thì quả nấy, đấy là định luật không đổi. Bất cứ ai cũng không thể gánh vác và chịu đựng thay. Vậy nên nếu muốn tiêu trừ đủ thứ những nghiệp nhân mà kiếp quá khứ đã tạo, thì nhất định trước hết phải có cái quyết tâm đoạn ác tu thiện. Chỉ cần có sự quyết tâm này rồi, tự nhiên sẽ không tăng thêm nghiệp mới. Ngoài ra thì siêng tu mọi việc lành, tâm linh và thân hành đều như vậy. Chỉ cần có thể một lòng kiên trì, vậy thì phước tự nhiên tăng trưởng, nghiệp tiêu trừ dần. Lại nữa còn phải có tu đức hạnh nội tại. Có đức hạnh thì đối với tất cả mọi chúng sanh tự nhiên đều đối đãi từ bi. Cái tâm như thế là lòng nhân, vậy thì tự nhiên có thể tiêu dần đủ thứ những tội nghiệp làm tổn thương gây hại cho chúng sanh mà kiếp quá khứ chúng ta đã tạo. Đấy là một thể hai mặt. Kiếp quá khứ đã tạo đủ thứ ác nghiệp, thì dùng kiếp này tu đức để đối đãi bình đẳng. Đức hạnh nghiệp lành như thế thì có thể chuyển hoá những tội nghiệp mà kiếp quá khứ đã gây tạo do vô tri. Người đời nên hiểu một lí, đấy chính là đức có thể chuyển thành công. Đấy là do tự bản thân tu mà có, chẳng phải là công đức thật sự mà ai có thể cho đâu, xuất phát từ tâm của mình và thân hành thực tiễn, tâm hành hợp nhất, thì nghiệp báo sao chẳng thể tịnh hoá tiêu trừ ?

Vậy nên phương tiện tạo công cũng chỉ là tiện lợi cho người đời; nếu muốn hoàn toàn tịnh hoá đủ thứ những nghiệp báo gánh chịu của kiếp quá khứ, thì chỉ có siêng tu đức, siêng tu công. Từ sự tu hành bản thân thì có thể không cần mượn nhờ pháp phương tiện để tiêu nghiệp nữa. Phải hiểu rằng pháp phương tiện tạo công hồi hướng tiêu nghiệp đấy là ơn trên rộng mở phương tiện. Đấy cũng là nhờ vào lòng thành khẩn chí thiện của người đời ( thân ) kiếp này nỗ lực thực hành, hành sâu thực tiễn, đem công tiêu trừ nghiệp, tăng thêm phước đức. Điều này thì lại có chỗ thiếu sót so với việc tu đức tiêu nghiệp đã thuật ở trước. Tâm linh chẳng tu mà chỉ biết dùng mọi pháp phương tiện để tiêu nghiệp, vậy thì hễ một khi gặp phải lúc gánh chịu những nhân nặng nghiệp nặng của kiếp quá khứ thì làm sao có thể chống đỡ sự quấy rầy phiền nhiễu không thôi của những nhân quả nghiệp báo đây ? Phương pháp tiêu nghiệp viên mãn nhất chính là tu nội đức đầy đủ, bên ngoài hành công đức siêng gieo siêng tạo, viên mãn nội thánh ngoại vương, như thế thì tự nhiên có thể hoàn toàn tịnh hoá tiêu trừ đủ thứ những nghiệp báo gánh chịu của kiếp quá khứ.

Pháp phương tiện tài thí tiêu nghiệp

Các loại nghiệp báo mà chúng sanh trên thế gian bị vướng víu đeo bám thì có thể dùng các pháp phương tiện để tạo công mà hồi hướng, chẳng hạn như dùng phương tiện tài thí để tạo công hồi hướng; dùng những tiền tài mà do tự thân đã vất vả nhọc nhằn kiếm được hoặc những tiền tài vật chất khác mà đắc được một cách may mắn bất ngờ, dựa nhờ vào chúng để bố thí lợi ích cho chúng sanh, giúp đỡ chúng sanh. Pháp phương tiện này đều có thể tích luỹ phước báo phẩm đức, tiêu trừ đủ thứ những lỗi lầm nghiệp chướng của kiếp quá khứ. Thế nhưng mà nơi pháp phương tiện tài thí tiêu nghiệp thì nên biết là phải có cái tâm không cầu công đức, cái ý niệm không tham công đức, càng phải có cái tâm sám hối, như vậy thì mới có thể có công đức phước đức viên mãn tương ứng, tiêu trừ đi những nghiệp chướng của kiếp quá khứ. Pháp phương tiện tài thí thì là phải liệu sức ( lượng sức ), liệu tâm nguyện mà làm. Không nên vì tài thí mà làm vướng ngại đến tình trạng cuộc sống của tự bản thân hoặc dẫn đến những nhu cầu thiết yếu của gia đình bị ảnh hưởng tới. Như vậy thì có đánh mất đi ý nghĩa, cũng là hành vi việc làm không đúng với pháp.

Con người thời nay về mặt tiền tài thì khá là có phước báo, không giống như thời kì nông nghiệp trước kia, đấy là phước báo của chúng sanh trên thế gian. Thế nhưng cũng do bởi đầy phước báo nên dễ rơi vào sự tham mê hưởng thụ, vậy nên khi phải đề cập đến tài thí hồi hướng tiêu nghiệp thì vẫn cứ là rất nhiều vướng mắc trở ngại. Có lòng muốn tiêu nghiệp thế nhưng phải bố thí thực tế thì cứ lại suy đi nghĩ lại. Tình trạng như vậy trong xã hội hiện nay cực kì nhiều. Chúng sanh thế gian phải hiểu rõ rằng lúc có phước báo thì nên cố hết sức mà tích phước trồng phước trở lại, tận dụng nhiều những phước báo mà mình có và được hưởng để đem lại lợi ích cho chúng sanh mới phải, không thể chỉ quan tâm để ý đến sự hưởng thụ của tự bản thân. Nên hiểu rằng cái thân này là thân nghiệp báo. Nếu như cứ hưởng phước hoài mà không gieo trồng phước tiêu nghiệp, vậy thì vào lúc nghiệp báo tương ứng, thì làm gì có phước đức phước báo gì có thể tiêu đây ? Vì pháp phương tiện tài thí là một pháp tiêu nghiệp tiện lợi, nên người đời có thể dùng pháp phương tiện này để tạo công tiêu nghiệp, để giảm nhẹ sự giày vò gây khổ của các nghiệp báo phải chịu.

Pháp phương tiện pháp thí tiêu nghiệp

Đối với đủ thứ những tội nghiệp mà kiếp quá khứ đã gây tạo, ngoài pháp phương tiện tài thí hổi hướng tiêu nghiệp ra, còn có thể nương nhờ vào pháp phương tiện pháp thí hồi hướng tiêu nghiệp.

Pháp phương tiện pháp thí có thể từ trên lời nói của tự thân để khuyên bảo chỉ dạy người khác hướng thiện tu thân, và hướng dẫn người khác nói lời tốt thật nhiều, đấy cũng là một thứ pháp phương tiện pháp thí. Hơn nữa có thể tự sám hối, cung kính đọc tụng kinh văn, chú ngữ hoặc phật hiệu, thánh hiệu để nương cậy nguyện lực của Chư Phật Bồ Tát phổ chiếu tiêu trừ nghiệp lực, cũng có thể nhờ vào việc bố thí trợ in văn tự giáo hoá như kinh sách khuyến thiện … để người đời có thể nghe pháp khai ngộ hướng thiện tu hành, đấy cũng là một loại pháp phương tiện pháp tiêu nghiệp. Chỉ cần là pháp có lợi ích chúng sanh trên lời nói hoặc văn tự thì đều là pháp thí. Người đời muốn nhờ vào việc dùng pháp phương tiện pháp thí để tiêu nghiệp là vô cùng đơn giản. Ở trong cuộc sống sinh hoạt mỗi ngày đều có thể mượn nhờ vào những lời tốt lành của lời nói để tạo công hồi hướng, cũng có thể mỗi ngày sáng tối tự định ra một khoảng thời gian để tụng trì kinh điển chú ngữ, phật hiệu, thánh hiệu để tiêu nghiệp, càng có thể nhờ vào việc dùng tiền tài bố thí trợ in kinh văn bảo điển để hồi hướng tiêu nghiệp.

Phàm là có thể sám hối từ tâm, từ hành động thực hiện, thì mọi pháp đều có thể tiêu trừ những nghiệp báo ràng rịt của kiếp quá khứ; cho dẫu nghiệp báo to lớn nặng nề chẳng thể tịnh hoá tiêu trừ hoàn toàn thì cũng có thể thông qua việc do hành trì mà đạt đến “ nghiệp nặng nhẹ báo ”. Người đời chớ có nghi hoặc. Mọi cái thảy đều ở nơi tâm và thực hiện, chỉ cần hành sâu thì chắc chắn có được sự cảm ứng.

Pháp phương tiện vô uý thí tiêu nghiệp

Người đời đều biết phương pháp tốt tiện lợi cho chúng sanh dễ như trở bàn tay, chẳng hạn như nhìn thấy trên đường có một hòn đá sẽ ảnh hưởng người khác vấp té, lúc này tâm niệm hễ khởi tâm lành đem hòn đá dời đi , hoặc là nhìn thấy người già qua đường, do đi đường không tiện, nhìn thấy vậy bèn khởi tâm lành dìu đỡ cụ già qua đường một cách an toàn, lại hoặc là nhìn thấy mọi việc lành đều khởi tâm hoan hỷ để giúp đỡ người khác, khởi lên những cái tâm như thế cũng là công đức vô uý thí.

Lại nói lúc bình thường nếu tự phát tâm tham gia các hoạt động từ thiện và tự phát tâm đến chùa miếu, phật đường làm tình nguyện viên quét dọn chỉnh lí môi trường… các tâm lành này cũng là công đức vô uý. Những điều đã kể trên là hành vi bên ngoài bỏ ra tâm sức thực hiện chẳng có chỗ mong cầu, đều là ngoại hành vô uý thí. Một loại vô uý thí khác chính là công đức vô uý thí an ủi lòng người, chẳng hạn như gặp người quen biết hoặc không quen biết, chỉ cần có duyên gặp thấy trong lòng người ta có những sự đau khổ, phiền não, sự lo nghĩ, hoặc là nỗi sợ hãi bất an, thì tâm khởi niệm lành, ý lành để an ủi lòng người, khiến cho người ta có thể tâm linh yên ổn, chẳng còn các thứ phiền não, đau khổ, sợ hãi, bất an, những cái này đều là công đức vô uý thí bên trong.

Những vô uý thí mà người đời có thể làm thì cực kì nhiều, chỉ cần là tâm khởi niệm lành, thân làm việc lành chẳng có chỗ mong cầu, thì đều là công đức vô uý thí. Nếu như có thể bảo vệ giữ gìn cái tâm lành này, nỗ lực thực hành mọi việc làm hành vi tốt lành để giúp đỡ cho những chúng sanh hữu duyên, vậy thì công đức mà tự mình đã nỗ lực thực hành chắc chắn có thể tiêu trừ dần những ràng rịt các loại nghiệp báo phải gánh chịu của kiếp quá khứ. Ta kể ra ba pháp phương tiện thí, hy vọng mỗi một chúng sanh trên thế gian nghe, đọc có thể hiểu rõ. Phàm là những gì mà tự bản thân làm, tất cả mọi việc lành đều công đức phước đức, chỉ cần nhất tâm nỗ lực thực hành, thì quả báo túc nghiệp tực nhiên tịnh hoá tiêu trừ.


Pháp môn thù thắng tiêu nghiệp

Phàm các đạo trường đều có các vị chủ thần đại từ đại bi, có pháp đặc biệt tiếp nhận thiên mệnh xử lý việc các thiện chúng lập đức tạo công hồi hướng tiêu nghiệp. Đấy là ơn trên từ bi thương xót mở lớn phương tiện cho các chúng sanh thế gian cơ hội sám hối tạo công tiêu nghiệp, soi xét công nhận thiện tâm của chúng sanh thế gian mới có văn trình tấu theo cách thức đặc biệt để trình công tiêu nghiệp. Ta nay dùng pháp môn thù thắng của đạo trường phổ hoá đang dùng, tiện cho người đời lập đức tạo công tiêu nghiệp để làm sự trình bày, để chúng sanh thế gian hiểu sự thù thắng của pháp môn thù thắng là ở chỗ nào ? Ta nay trình bày một trong các pháp môn phương tiện thù thắng của đạo trường phổ hoá của các hiền sĩ, đó là sự thù thắng của sớ văn trình tấu. 

Chúng sanh thế gian đều do kiếp quá khứ gieo trồng xuống các nhân quả, kiếp này trong hành trình cuộc sống của đời người gặp phải các thứ nghiệp báo mà mình phải gánh chịu, dẫn đến phước báo không đủ nên hoạ ách đến bên mình, thân thể chịu các thứ đau khổ…. Những sự gánh chịu nghiệp báo do nhân trước đã tạo này, ngoài việc tự bản thân trong kiếp này phải biết sám hối tu phước tuệ lành, tích gieo ruộng phước ra, còn có thể nương nhờ vào pháp môn “ chuyên án trình sớ ” có định hướng, rất thù thắng của đạo trường để thành khẩn thỉnh cầu ơn trên soi xét chấp nhận, đem công tiêu trừ các thứ nhân quả nghiệp báo, để đạt đến nghiệp nặng mà nhẹ báo. “ Chuyên án trình sớ ” này là thông qua do ý chỉ, ngọc chỉ ban bố trao mệnh, là sự thù thắng của đạo trường phổ hoá.

Kế đến lại trình bày pháp môn thù thắng tiến cử siêu bạt của đạo trường phổ hoá, đấy càng là viên mãn nguyện từ bi của Lão Mẫu nương thâu viên, đại nguyện của ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát. Thông qua ý chỉ, ngọc chỉ trao mệnh thiết lập “ Kim Khuyết Ngự Thụ ” Linh Tu Viện siêu bạt tiến cử những hữu duyên, như là linh hồn của các vị tổ tiên xưa, bạn bè thân thích mà lúc tại thế công chẳng có, đức chẳng có, sau khi chết đoạ lạc cõi u minh, thảy đều có thể thông qua việc tạo công siêu bạt tiến cử các vị ấy vào linh tu viện, ngầm tu công quả, liễu thoát nỗi khổ nơi cõi u minh, ngầm tu công quả chứng hạng lớp tiên, liễu dứt luân hồi. Các oan nghiệp của chúng sanh trên thế gian đã gây tạo kiếp trước cũng có thể nương nhờ pháp môn thù thắng siêu bạt tiến cử các oan thân trái chủ hoặc các linh chướng, xếp vào Linh Tu Viện để ngầm tu công quả, liễu dứt nhân quả, giải oan thích kết. Lại nữa, người đời đều có một thời gian gây tạo những tội nghiệp sai trái, chẳng hạn như làm tổn thương gây hại cho các vong linh thai nhi, việc này cũng có thể nương vào sự siêu bạt tiến cử ngầm tu liễu dứt cái nhân oán hận. Cha mẹ, vợ con, bạn bè thân thích, ân nhân của kiếp quá khứ hoặc những chúng sanh cõi súc sanh mà nghiệp kiếp đã mãn, nếu ở nơi cơ duyên chín muồi thị hiện sự cầu cứu thì cũng vẫn có thể dùng từ tâm bi nguyện cứu độ siêu bạt tiến cử liễu thoát nỗi khổ nơi cõi u minh.

Những pháp môn thù thắng đã trình bày ở trên là ứng vận thời kì mạt pháp mà thị hiện. Chúng sanh trên thế gian nếu như có thể nương nhờ và việc tạo công hồi hướng, trợ in các sách khuyến thiện quý báu và trợ giúp xây dựng đạo trường phổ hoá, thì công đức phước đức này đã có đủ cả công đức của tài thí, pháp thí, vì sao vậy ? Trợ in kinh sách hoặc trợ giúp xây dựng các đạo trường phổ hoá là viên mãn bi nguyện pháp độ chúng, mà cũng đã có đủ pháp phương tiện tài thí. Nếu như có thể tự lập nguyện to lớn, vô uý bỏ ra tâm sức lưu thông các kinh sách khuyến thiện, thì càng có thể viễn mãn công đức vô uý thí. Pháp môn thù thắng “ chuyên án trình sớ ” , pháp môn thù thắng tiến cử siêu bạt mà ta nay đã thuật đều là thông qua Tam Tào cùng xem xét, cùng thương lượng mà lập án, đấy là ứng với nguyện từ bi thâu viên của Lão Mẫu Nương, sự cảm triệu “địa ngục không trống thề không thành phật ” - đại nguyện của ngài Địa Tạng Cổ Phật . Chúng sanh bình đẳng, oan thân bình đẳng chẳng có phân biệt. Chỉ do bởi kiếp quá khứ vô tri vô mình mới gieo trồng xuống đủ thứ các nhân quả tội nghiệp. Người đời chỉ cần có thể một lòng thành tâm cung kính sám hối, thân tâm đều có thể lập thiện hành công, tu phước tuệ lành, chẳng tạo các ác nghiệp, vậy thì các thứ nhân quả nghiệp báo của kiếp quá khứ tự nhiên có thể từ thân tâm nỗ lực thực hành mà tịnh hoá tiêu trừ.
  
Đoạn ác tu thiện tiêu nghiệp

Con người đã đến cái thế gian này, tuy rằng là chịu liên luỵ các thứ lỗi lầm nghiệp lực của kiếp quá khứ, nhưng không nên vì thế thì bèn không biết dùng ( thân ) kiếp này để tiêu trừ các thứ tội nghiệp. Cần phải biết cái thân giả tuy rằng là thân nghiệp báo, thế nhưng có thể mượn dùng cái thân giả này để tích luỹ công đức phước đức tiêu nghiệp. Làm thế nào để dùng cái thân này để tiêu nghiệp đây ? Vậy thì trước hết hãy từ chỗ đoạn trừ tất cả mọi ác niệm ác hành. Phàm hễ các tà tư ác niệm chẳng khởi, các hành vi ác thì chẳng làm, tịnh hoá cái tâm niệm này, lúc nào cũng nắm giữ cái niệm đầu chí thiện và thân làm những việc chí thiện lợi ích chúng sanh; hằng trì như vậy thì phước báo có thể thêm dần, nghiệp lực nghiệp nhân thì dần tiêu trừ tịnh hoá.

Thân này có thể làm rất nhiều các việc lợi ích chúng sanh, bất luận là lớn hay nhỏ, chỉ cần là việc thiện, việc lợi ích chúng sanh thì đều cần phải chẳng biếng chẳng mệt mà đi làm. Tu thiện vốn chẳng phải là việc xa xôi không thể với đến, chỉ là ở chỗ tâm niệm mà thôi. Nhất tâm chẳng khởi ác niệm ác tâm, bảo tồn cái tâm lương thiện thuần chơn trời phú ban đầu, càng mượn cái thân này để bố thí mọi thiện hành, như vậy thì nghiệp lực nghiệp nhân tự có nhiên có thể do tu thiện mà chuyển hoá.

Thường có câu rằng nghiệp trước chưa tiêu, nghiệp mới lại tạo. Người đời nếu như chẳng nắm bắt mỗi một cái ngay lúc ấy, chẳng đoạn trừ việc tái tạo nghiệp mới, chẳng siêng tu ruộng phước lành, phước tuệ lành, vậy thì nghiệp trước chưa tiêu, nghiệp mới lại tăng, vào lúc nghiệp đầy rồi thì lại có phước báo gì có thể tiêu trừ nghiệp lực nghiệp nhân đây ? Vậy nên đã ở trong cái cõi đời này thì cần phải thật tốt mà tận dụng cái thân giả này để tu thiện tích đức, hành công tiêu nghiệp; duy có như vậy mới sẽ không luôn gặp những sự quấy nhiễu liên luỵ của các thứ nghiệp nhân nghiệp lực của kiếp quá khứ làm chướng ngại đường vận, phước báo, thân tâm linh.

Tu hành tiêu trừ các nghiệp báo

Phàm thân đều có thể tích trồng ruộng phước, có thể tận dụng tâm niệm chí thiện sám hối, thân làm mọi công lành hồi hướng tiêu nghiệp, đấy đều là phương pháp mà năng lực tự mình có thể tiêu trừ các nghiệp, cũng có thể tận dụng các pháp thù thắng phương tiện để tạo công hồi hướng tiêu trừ các nghiệp. Thế nhưng chúng sanh thế gian nên rõ rằng có một thứ pháp thù thắng nhất để tiêu trừ các thứ tội nghiệp của kiếp quá khứ, đấy là pháp gì ?

Chính là duy chỉ có tận dụng cái thân này để tu hành, chính là cái gọi là nội đức có thể bù công. Chỉ cần có thể tận dụng cái thân này để tu hành, tự nhiên có thể chuyển đổi tâm tịnh hoá nghiệp lực. Tu hành phải bắt đầu tu từ tâm, có thể khiến tâm không bị mọi cảnh tưởng làm cho mê hoặc, bị trói buộc; nhất tâm đều có thể ở trong sự thanh tịnh, thì cái tâm linh này tự nhiên thăng hoa, siêu vượt sự dung tục mà tiến vào cảnh giới của thánh hiền bồ tát. Tất cả mọi tâm hành đều là vì chúng sanh, chẳng có chỗ phân biệt; tâm chẳng khởi vô mình, chẳng khởi những lên những dục vọng tham muốn riêng tư, chẳng tạo các ác nghiệp nữa, tâm có thể tu một cách thật sự nhân đức, vun bồi tăng thêm đức hạnh.

Tiếp nữa chính là sự nâng cao của trí tuệ, có thể thấu triệt muôn tướng, vô ngại với mọi cảnh. Linh thần siêu vượt khỏi phàm tục, chẳng chấp trước ở các tướng và mọi cái, thì lúc này linh trí có thể thông đạt hiểu rõ kiếp quá khứ, kiếp này, cũng có thể nhận thức được kiếp này đến như thế nào, cuối cùng đi về đâu. Sự tu trì như thế muốn liễu dứt nghiệp báo mới có thể tịnh hoá hoàn toàn, thế nhưng con người chính là không dụng tâm, khó dùng tuệ nhãn để nhìn xem cái thế gian ảo tưởng này, vẫn cứ cho cái giả là thật, mới dẫn đến thân tâm linh đều chẳng cách nào thoát khỏi biển nghiệp vô cùng vô tận, càng chẳng thể liễu dứt túc nghiệp và sự luân hồi.

Tu hành không những có thể tiêu trừ những nhân quả nghiệp báo của kiếp quá khứ, càng có thể do tu hành viên mãn đức hạnh mà phổ chiếu những chúng sanh hữu duyên, ngay đến cả những oan thân trái chủ mà kiếp quá khứ đã kết xuống cũng có thể do lòng kiên trì tu hành và sự khai ngộ mà theo đó dần dần tịnh hoá những sự oán giận. Đấy đều là chỗ thù thắng của tu hành tiêu nghiệp, chẳng những có thể thành tựu công quả nội thánh ngoại vương của tự thân, mà còn có thể nhờ vào đức hạnh tu trì phổ chiếu chúng sanh, thành tựu chúng sanh.

Vậy nên tu hành là thù thắng nhất, có thể viên mãn nguyện lực cùng đến được bến bờ phía bên kia, cũng có thể thành tựu đạo quả bồ tát. Chúng sanh thế gian nên liễu ngộ, lập nguyện lúc bấy giờ rồi phải hằng trì tu hành mới phải. Hôm nay ta giảng giải về sự tu hành tiêu nghiệp, rất mong mỗi một chúng sanh trên thế gian đều có thể thể ngộ, sớm tu tuệ mệnh, liễu dứt các thứ nghiệp nhân quả báo của kiếp quá khứ, thành tựu đạo quả.

Làm Thế Nào Để Xoay Chuyển, Tiêu Trừ Các Loại Nghiệp Báo Phải Gánh Chịu ? Làm Thế Nào Để Xoay Chuyển, Tiêu Trừ Các Loại Nghiệp Báo Phải Gánh Chịu ?
910 1

Bài viết Làm Thế Nào Để Xoay Chuyển, Tiêu Trừ Các Loại Nghiệp Báo Phải Gánh Chịu ?

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »