Điềm Tĩnh Ứng Phó Với Ma Khảo

Điềm tĩnh ứng phó với ma khảo

( Mười khảo nghiệm của Lữ Đại Tiên - những lời từ bi của Lữ Đại Tiên )


Khảo nghiệm cũng đều do tâm,

khảo sanh, khảo diệt cũng do tâm mình,

mượn tướng để nghiệm tâm mình,

tâm chẳng trụ trước, khảo nào có đâu ! 

Các vị Hiền Sĩ, Hiền Muội thường đem từ “ khảo ” treo ở bên miệng, mình đã gặp khảo rồi, mình bị khảo rồi, anh ta khảo tôi, rốt cuộc là ai đang khảo ai đây ? Các Hiền Sĩ nếu như chẳng có sự bất bình, thì làm gì mà có khảo ? Bởi vì chúng sanh chấp trước hình tướng, vậy nên mới có bát khảo, thập khảo. Nhìn xem bề mặt thì trông như có vẻ những bát khảo, thập khảo, mọi cái khảo này đều giống như là trời đã sắp đặt sẵn, có vẻ như là những người tu đạo nhất định cần phải trải qua vậy. Cảm giác thì là như vậy, nhưng thực tế thì nội tâm bất bình bèn có rất nhiều những sự khảo. Thế nhưng do bởi chúng sanh mê muội, vậy nên nhất định cần phải dùng những tên gọi khảo nghiệm này để dẫn đạo cho họ, bảo với họ rằng người tu đạo nhất định cần phải thông qua những sự khảo nghiệm thì mới có thể thành tựu, nhất định cần phải mượn nhờ vào sự khảo nghiệm thì mới có thể đạt đến sức mạnh to lớn hơn. Chỉ là vì trình độ của chúng sanh không giống nhau, mỗi người phải dùng phương pháp gì để thành tựu thì đều thuận theo sự tự nhiên của nó, hiểu không ? Phải chăng các hiền sĩ đã từng nghe qua rằng ta có trải qua mười sự khảo nghiệm ? Thập khảo này là do ta đích thân trải nghiệm, đích thân thể hội qua đấy. Bây giờ thì để ta bàn luận với các vị vậy. Nếu chỉ nhìn xem vẻ ngoài thì sự khảo của thập khảo này quả thật là không thể lí giải nổi đấy ! Nếu là vẻ bên ngoài thôi thì tin rằng các hiền sĩ, hiền muội rất khó mà gặp phải những đề thi khảo nghiệm giống như thế, cũng rất khó mà đột phá nổi. Bởi vì hoàn cảnh thời đại nay đã khác rồi, trong cuộc sống hiện thực sẽ không có những thứ khảo này, vậy thì những thứ khảo này bèn chẳng có ích lợi gì đối với mọi người rồi, phải không ? Chớ có chỉ nhìn xem vẻ bên ngoài, hãy đợi Tiểu Tiên ta đây phân tích.

Sự khảo thứ nhất :“ khéo bảo hộ một niệm ” hay không ?

Có một hôm, ta đang đi chăn thả dê trong sự thiền định, lên đến một đồng cỏ, cùng bầy dê hợp thành một nhóm thì đột nhiên xuất hiện một con hổ hung mãnh uy vũ, có vẻ như là đàn dê của ta khó mà bảo toàn rồi. Phản ứng của ta ngay lúc bấy giờ là trước hết dùng thân mình để bảo vệ cho bầy dê thôi. Nếu như một mình ta làm no bụng của con cọp ấy, vậy thì bầy dê bèn có thể bảo toàn tính mạng rồi. Đấy là cái khảo dùng thân bảo vệ bầy dê. Thế nhưng bây giờ thì các vị làm gì có hổ báo ? đâu mà có dê ? Sự khảo này bèn chẳng có cùng cảm giác nếm trải rồi, phải không ?

Hãy nghe ta phân tích, “ dê ” ở đây là chỉ bổn tâm bổn tánh trời phú cho chúng ta, lương thiện thuần khiết, đến cái cõi hồng trần này mỗi ngày chỉ có thể ăn cỏ, nhàn nhã rong chơi, giống như là chẳng có việc gì vậy; còn con hổ ấy thì là những hiện thân tượng trưng của bên ngoài như là tham, sân, si, tiền bạc, tửu, sắc, tài, khí … Khi những tập tánh này giống như những mãnh thú rắn độc, như hổ, báo đến gần các vị, các vị sẽ bảo vệ cái gì ? Chơn chủ nhân của các vị có bảo vệ hay không ? Hay là cứ để cho anh ta đi ? Hôm nay những phiền não, tửu sắc tài khí, tham sân vọng tưởng của các vị tìm đến rồi thì vị chơn chủ nhân của các vị có bảo vệ hay không ? Có phải là để cho vị chơn chủ nhân của các vị cứ thế mà để cho cọp tha đi mất ? Vậy nên các vị muốn thành Tiên thành Phật thì trước hết phải xem xem, quán soi cái đạo tâm, đạo niệm của chính mình coi coi nó đã như thế nào rồi ? Hôm nay ở đạo trường nếu như gặp phải lúc sinh mạng khó khăn nguy hiểm, các vị sẽ bảo vệ ai ? Có hy sinh phụng hiến bản thân hay không ? Có xả mình vì người hay không ? Hay là tự mình trốn thoát để giữ lấy mạng trước. Cũng cùng là đạo lý ấy, ở trong đạo trường các vị cảm thấy cấp trên không đủ xem trọng các vị, thì hoặc là trong lòng cứ nghĩ rằng : “ cấp trên chẳng phải là vì muốn bàn cái đạo của bọn họ thì còn là gì ! ”, rồi khi thật sự xảy ra chuyện rồi thì sự trung, sự hiếu của các vị đi đâu mất rồi ? Cũng ví như là nói thiên thời hiện nay không ổn định, thời thế khác rồi, nếu như lúc sinh mệnh có nạn, các vị sẽ cứu ai ? Có xả mình vì người không ? Có người nghĩ rằng : “ nếu như giữ lại được núi xanh vẫn còn, thì sợ gì chẳng có củi để đốt; cái mạng này của mình là phải bảo vệ giữ lấy, mình còn có thể cứu độ càng nhiều chúng sanh hơn nữa. ” Có đúng không ? Vậy nên công phu của sự tu đạo ở trong lúc bình thường thì có thể hiển hiện rồi, hai niệm thì không phải là thật rồi. Cũng chớ có mà suy ngẫm quá nhiều, có câu nói là “ nghĩ nhiều thì khí huyết suy ” . Các vị tuy rằng có cái ý niệm thứ hai rằng : “ Mình bảo vệ giữ lấy cái thân của mình thì mình mới có thể cứu độ càng nhiều chúng sanh hơn. ”, thế nhưng các vị có dám bảo đảm rằng đến lúc ấy quả thật có thể độ càng nhiều chúng sanh hay sao ? Đạo tâm, đạo niệm của các vị có thể duy trì đến lúc ấy hay sao ? Cái tâm từ bi hiện tại của các vị đều chẳng có hiển hiện ra rồi, các vị còn có thể cứu bao nhiêu chúng sanh đây ? Các vị đều chẳng có thứ tinh thần xả mình vì người, sau này các vị dám xả thân hay sao ?

Khảo nghiệm thứ 2 : Phải chăng có thể làm được sự “ tâm bình khí hoà ” ?

Có một hôm, ta đến chợ bán đồ. Có một vị khách trả giá với ta rất lâu, thật không dễ gì thoả hiệp xong giá cả, nhưng khi hàng vừa mới giao đến tay của ông ta thì ông ây chỉ moi ra được một nửa số tiền, chỉ trả có một nửa số tiền. Ta nghĩ : “ông chỉ có một nửa số tiền, thôi thì thà rằng món đồ này tặng ông luôn được rồi, mình cũng chẳng cần nữa đâu.” Vẻ bên ngoài thì đấy là khảo nghiệm. Nếu như đổi lại thành các vị, các vị sẽ như thế nào ? Trước hết lấy việc phàm để nói thì hiện nay lòng người chẳng còn được tốt như xưa, rất nhiều tâm cơ; phàm hễ là người thì đều là lấy sự tranh danh đoạt lợi làm chính, tổn người lợi mình là trước tiên. Khi các vị gặp phải sự việc như thế, chịu thiệt thòi rồi, có muốn bị lừa chịu thiệt không ? Thông thường thì các vị sẽ có một loại tâm thái : “ Tu đạo mà ! Chịu thiệt thòi chính là được lợi, cứ mặc anh ta vậy ! ”. Cứ mặc anh ta là một chuyện, còn đồ thì cũng không nhất định sẽ cho anh ta ! Đấy chính là vấn đề của tâm. Các vị bây giờ vẫn cứ cảm thấy là những quan niệm mà đạo trường cho các vị đều không thích hợp để dùng trong cuộc sống hiện thực, vậy nên các vị mới có nhiều sự khảo như thế. Các vị cảm thấy dùng không thích hợp, đấy là bởi vì các vị vẫn còn một nửa cái tâm là “ nhân tâm ”, các vị lo sợ sẽ bị tổn hại tổn thương, vẫn còn có chỗ so đo tính toán. Ở trên thánh nghiệp mà nói, “ rõ ràng là đã nói ổn thoả với vị Tiền Hiền nào đó rồi, cớ sao anh ta lại đột nhiên thay đổi ? ”, “ vì sao mà mình vẫn cứ phải gánh lỗi thay người khác ? bị người ta la mắng ? ”. Vậy thì lại làm sao nào ? Để cho người ta được chút lợi lạc, thậm chí là công danh toàn bộ thảy đều xem như là của người ta vậy, đấy mới là tinh thần, mới là chơn tu ! Có thể nghĩ như vậy thì gì ở đâu mà có khảo ? Chẳng qua chỉ là sự bất bình ở trên tâm thái mà thôi ! Phải chăng có cái tinh thần đi xem nhạt danh lợi, phàm tình, hình tướng ? Hình tướng vẫn là phải lấy đạo làm gốc, nó chỉ là một phương tiện công cụ; còn đạo thì là sau khi đạt đến rồi thì phải nhớ xả bỏ hình tướng. Các vị thường hay tưởng rằng bản thân mình đã tu đạo rồi, đời người đã cởi mở thông suốt rồi, rốt cuộc đã hiểu thế nào là làm người. Làm người chính là phải dựa theo quỹ đạo của đạo đức cang thường luân lý để nói, đấy chính là lý. Hiểu được tầng đạo lý này rồi thì đời người bèn đã có hy vọng. Thế nhưng các vị khó tránh khỏi rơi vào “được lý chẳng nhường người” ! Các vị có một số những khảo nghiệm là tự mình tìm chuốc lấy, ví dụ như nói các vị đã hiểu rằng phải dựa theo quỹ đạo mà đi, nhưng hễ một khi nhìn thấy người bên cạnh chẳng có dựa theo quỹ đạo thì các vị bèn bực dọc bất bình. Nên biết rằng nhân duyên tu bàn của mỗi người không giống nhau; căn cơ, trí tuệ cũng khác nhau, có khi cần phải trải qua một số những sự chuyển biến của sự việc, những khảo nghiệm và trắc trở, chướng ngại, thì người ta mới có thể có chỗ thể ngộ. Chúng ta nếu như cứ mãi muốn người ta hiểu, thì không những bản thân chịu tổn thương, mà người khác cũng sẽ bị tổn thương. Nếu như hiền sĩ cứ chấp ý muốn sửa đổi người khác, vậy thì sinh mệnh đối với hiền sĩ mà nói bèn là một thứ hành hạ. Hiền sĩ chớ có tưởng rằng là người ta khảo hiền sĩ, mà thật ra là bản thân hiền sĩ đã ra đề khảo thí. Cũng tương tự như vậy, chúng sanh còn chưa đạt đến loại trình độ ấy, hiền sĩ thì cứ không ngớt nhồi nhét người ta nhất định phải dựa theo lí, rõ lí, nhận lí, thì họ chỉ sẽ nghe một cách mơ mơ màng màng chẳng hiểu gì cả, trái lại càng không rõ lí, càng lúc càng rối loạn, sẽ cảm thấy các vị là một kiểu hình thức, giáo hoá. Vậy nên phải thuận theo sự tự nhiên, bởi vì “ đạo noi theo tự nhiên ”. Tiểu Tiên ta tin rằng các vị đều bởi vì thể hội được sự áo diệu và tôn quý của “Đạo” nên mới khao khát lập tức tuyên dương phật pháp, vậy nên trước tiên bèn hãy bắt đầu từ những người gần gũi nhất bên mình. Thế nhưng tất cả mọi cái đều do nhân duyên, phải dựa theo trình tự từng bước mà tiến hành, phải xem coi các vị có tâm bình khí hoà hay không. Nếu như các vị có thể tâm bình khí hoà, vậy thì không phải là khảo nghiệm. Nếu như tâm bất bình, người khác tuỳ tiện nói một câu thì đã rất dễ dàng khảo rớt hiền sĩ rồi.

Khảo nghiệm thứ 3 : Phải chăng đã tiến vào giai đoạn “ siêu phàm nhập thánh ” rồi ?

Có một hôm, một cô gái dung mạo xinh đẹp như tiên trên đường về nhà mẹ đẻ đã đi lạc đường, muốn ta cho cô ấy ở lại qua một đêm, trông có vẻ rất đáng thương, nhưng cô ấy lại có vẻ đẹp cực kì quyến rũ. Thế nhưng tiểu tiên ta là người tu đạo, là bậc quân tử, không vì như thế mà động tâm, đấy cũng là một sự khảo. Bây giờ đổi lại trên thân của các vị mà nói, những sự vật đẹp đẽ nếu như đến bên mình các vị, các vị có động tâm động niệm hay không ? Trên hình tướng mà nói, gông cùm tình ái, thê ân tử ái có vướng buộc các vị tu bàn đạo hay không ? Hiền sĩ cảm thấy rất khó mà thay đổi đối phương, hoặc đối phương đã cho con sức cản quá lớn, trong lòng có quá nhiều chướng ngại, thì cảm thấy là bị khảo rồi, cái đó có xem là khảo hay không ? Nếu như hôm nay tâm của hiền sĩ đã xả ra rồi, chí hướng đã quyết rồi, nếu đã muốn tu bàn đạo, đã định sẵn như thế rồi, thì đấy bèn chẳng phải là sự khảo nghiệm. Hôm nay các vị gặp phải tình thân khảo, ái tình khảo, đấy là bởi vì cái tâm của các vị vẫn còn chưa buông xuống được. Lúc vừa mới vào đạo trường, vì để tiếp dẫn càng nhiều chúng sanh nên sẽ nói với các vị rằng “ thánh phàm kiêm tu ”, ta nghĩ rằng, mãi cho đến giờ mà các vị vẫn còn tồn cái thứ quan niệm này ! Các vị có biết là bước tiếp theo của “ thánh phàm kiêm tu ” là gì hay không ? là “ trọng thánh khinh phàm ” phải không ? Hay là các vị chỉ nguyện đến “ trong thánh khinh phàm ” thôi ? Lấy thời kì bạch dương mà nói, chúng ta hãy khảo sát những vị mà thành Tiên thành Bồ Tát xem, có vị nào là vừa làm sự nghiệp, vừa tâm lo lắng vướng bận về gia đình mà thành tựu đâu ? Vậy nên bước tiếp theo của “ thánh phàm kiêm tu ” là “ siêu phàm nhập thánh ” ! Trong lòng các vị vẫn còn những vướng bận lo lắng, “ thánh phàm kiêm tu ” mà ! Người tu đạo chuyện phàm tình chưa có lo tốt, gia đình chưa chăm lo cho tốt, chưa tận hết cái đạo làm người thì không được xem là đại biểu cho Thiên Đạo. ” Trong lòng của các vị có thứ vướng bận lo lắng này thì tự nhiên bèn có loại khảo này, chẳng buông xả được, muốn lo tốt vai trò chức trách của bản thân, lại chẳng cách nào đem cái tâm buông xuống để thật tốt mà học Tiên Phật tu đạo, thì tự nhiên sẽ khảo nghiệm không ngớt. Vả lại cái tâm này buông chẳng được thì bảo đảm chắc chắn là các vị cả đời sẽ bị giày vò ! Có hiểu không ? Hiện nay thì những khảo nghiệm của các vị đều phần lớn là loại khảo này, không giống với những khảo nghiệm trước kia của người xưa chúng tôi. Ngày xưa thì chúng tôi là hoàn toàn từ bỏ cả gia đình sự nghiệp, trong lòng tiêu dao tự tại chẳng bị ràng buộc, “ một đao chặt đứt đường phàm tình, sanh sanh tử tử chẳng can dính. ” Mỗi người đều có nhân duyên của mình, chẳng có nghiệp thì không chuyển làm người rồi. Ân tình hôm nay của anh, tương lai sau này tôi có thành tựu thì anh triêm quang, chớ không phải là “ ân tình hôm nay của anh, tôi bây giờ phải thật tốt tu đạo bàn đạo, công đức hồi hướng lại cho anh ”, điều này là có sự khác biệt đấy ! Vậy nên cái tâm của các vị không buông, trong lòng nghĩ : “ Mình bây giờ thật tốt mà tu bàn, bảo vệ cho gia đình bình an ”. Nếu như không bình an, thì đấy nhất định là khảo, phải vậy không ? Cái tâm của các vị chưa có buông xuống, tâm chẳng đủ dốc lòng chuyên nhất, thì còn muốn thành Tiên thành Phật hay sao ? Nếu như hôm nay các vị vẫn còn đứng trên cái thứ bậc “ thánh phàm kiêm tu ”, vậy thì tiểu tiên ta bèn chẳng phải thuyết pháp loại kiểu này rồi. Nếu như hôm nay hiền sĩ vẫn muốn thánh phàm kiêm tu, thì chúng ta phải tận hết thật tốt trách nhiệm của mình, đóng thật tốt vai diễn của bản thân, biết không ? Mỗi một giai đoạn không giống nhau, các vị phải tính toán vì bản thân mình. Tu bàn chẳng có bao nhiêu năm, đấy là điều rất khó lường trước được, đằng nào thì “ sanh tử chuyện lớn, vô thường nhanh chóng ” đấy ! Chúng ta tuy rằng không lường trước được giây phút tiếp theo, thế nhưng có thể nắm bắt ngay cái hiện tại. Hiền sĩ bây giờ tâm chẳng buông xả được, nhảy không ra khỏi, thì các vị bèn định sẵn là phải chịu sự giày vò, bèn sẽ định sẵn là phải có những “ khảo nghiệm ” mà các vị nói rồi. Như vậy có hiểu rõ không ?
  
Khảo nghiệm thứ 4 : Có thể làm rỗng cái tâm hay không ?

Có một gã ăn mày tìm đến nhà, đương nhiên chẳng phải là muốn đòi nợ, mà là muốn cầu xin lòng tốt của ta, cứu tế cho anh ta một phen. Người tu đạo tấm lòng từ bi, đương nhiên là sẽ thật tốt mà cứu tế một phen, muốn ăn thì cho ăn, muốn tiền bạc thì cho tiền bạc, muốn cái gì thì ta có gì bèn cho nấy, lượng sức mà làm đấy ! Nào ngờ đâu gã ăn mày này cực kì tham lam vô cùng. Bưng ly nước cho gã ta cũng không hài lòng, bảo ta phải bưng lại lần nữa. Cho gã ta mặc giày, gã ta còn chê là không tốt, còn muốn ta rửa chân cho gã, vừa chăm nom vừa quan tâm, bưng trà nước chu đáo lễ phép như vậy, nào ngờ đâu cái miệng của gã ta vẫn không lưu tình, không ngớt càu nhàu, không ngớt nói rằng ta chẳng đủ tốt. Còn ta thì sao ? Cứ mãi cười trừ, dùng vẻ mặt tươi cười đẹp nhất để đáp trả lại gã ta; được rồi, bị trách móc, bị bắt bẻ rất lâu, dùng dằng cả nửa ngày trời, gã ăn mày ấy đã cam lòng rồi, hài lòng rồi, cũng đã đi rồi, các vị nói xem ta đã khảo vượt qua được chưa ? (đã khảo vượt qua được rồi) .

Hãy ngẫm nghĩ cái tâm thái của các vị xem, cha mẹ vun bồi giáo dục mình lớn đến nhường này, cho dẫu mình vẫn chưa thành tựu Tiên Phật, chưa luyện ra phân thân của bổn tôn, mình ít nhất vẫn còn có sự tự tôn vậy ! Sự tự tôn này là điều quan trọng biết bao ! Bởi vì hiền sĩ đem sự tự tôn xem quan trọng như chí tiết của mình vậy, người ta làm tổn thương đến sự tự tôn của mình thì giống như đã làm tổn thương đến chí tiết của mình vậy. Các vị phải biết rằng cái chí tiết này cao hơn cả trời, sự tự tôn của mình đã bị tổn thương rồi, thì cái trời này sụp đổ rồi. Vậy nên, muốn các vị làm việc, các vị chẳng phải là không làm, muốn nói các vị không tốt, thì các vị bèn không hài lòng rồi; cái người mà nói mình đã làm tổn thương nghiêm trọng đến lòng tự tôn của mình rồi. Tiểu tiên ta xin hỏi, sự tự tôn có hình dáng như thế nào ? Có thể mặc vào hay không ? ( không thể ) có thể ở không ? ( không thể ) , vậy có thể che mưa chắn gió hay không ? ( không thể ) hay là lúc có cọp beo đến thì hãy cho cọp beo ăn một miếng sự tự tôn vậy ! Có được không ? ( không thể được ) Ôi chao ! Sao lại vô dụng như thế ! Cái đồng xu này cầm lên hai cái đều sẽ vang leng keng, vẫn còn có chút trọng lượng như thế, sự tự tôn của các vị nặng bao nhiêu ? Sự tự tôn của các vị có phải là lớn tựa ngọn thái sơn cao to hay không ? Sự tự tôn của các vị rất nặng hay sao ? Hôm nay các vị muốn học tập thành Tiên thành Phật, các vị muốn có bổn tôn và sự phân thân, thì không được có cái sự tự tôn này. Tiểu Tiên ta nghe các vị nói “ Chao ôi ! Chúng tôi có điều gì làm không tốt, hy vọng các vị Tiền Hiền có thể trực tiếp phê bình khiển trách, trực tiếp chỉ giáo, như vậy thì chúng tôi mới biết chỗ nào làm không tốt, nên cải tiến từ đâu. ” Nói thì rất có đạo lý, thế nhưng khi thật sự xảy ra chuyện thì sự tự tôn này sẽ rơi lệ, mũi sẽ cau lại, nước mắt sẽ không ngừng tuôn chảy như vòi nước, bởi vì các vị sẽ cảm thấy sự bỏ ra tâm sức của mình đã uổng phí rồi, chẳng nhận được sự khẳng định của người khác, đã làm tổn thương lớn đến lòng tự tôn rồi ! Then chốt của vấn đề này là ở đâu vậy ? Ở chỗ các vị đều đã quá tự mãn rồi ! Tự mãn là bởi vì mình sống lớn ngần này, mình độc lập, mình học tập, mình có nhiều kinh nghiệm như vậy, mình đã thành công nhiều việc như vậy, vì sao mà hôm nay người ta không khẳng định mình ? Đấy là sự tự mãn của các vị.

Được, chuyển đổi sang một vai khác vậy, một người không tự mãn thì anh ta sẽ cảm thấy rằng những việc mà một đời này mình làm đều là dựa theo bổn phận mà đi làm, mình có thể chẳng có học vấn gì, hoặc là chẳng có tài hoa gì, các bậc hiền bối đi trước nhất định của cái đạo lý của họ, họ nhất định là đã làm qua nên mới có thể khiến cho người ta tôn kính làm Tiền Hiền, vậy nên điều mà họ dạy bảo là đúng là phải.

Còn có một loại khác là sự tự ti. Vì sao mà tự ti ? Tôi đã làm không tốt rồi, anh còn nói như thế với tôi, vậy thôi tôi không làm ! Bởi vì tự ti mà xấu hổ trở nên giận dữ ? Sau đó còn rất lớn tiếng nói rằng : “ tôi bị khảo rồi ! ”. Vậy nên từ xưa tu đạo là phải chịu sự khảo nghiệm hoả hầu. Sự khảo nghiệm ngày xưa là tiền bối trực tiếp khảo; hiền sĩ làm đúng, người ta nói là không đúng; hiền sĩ nói tốt, người ta nói hiền sĩ không tốt, chính là muốn làm giảm sự oai phong của hiền sĩ, chế phục sự hống hách của hiền sĩ. Nhún nhường thì luôn luôn được lợi, cao ngạo tự mãn thì luôn chiêu mời tổn hại và tai hoạ, lòng tự tin tràn trề thì dễ xảy ra sai sót. Con người nếu quá tự tin hoặc quá lạc quan, chỉ cần chưa đạt đến sự trung dung thì sẽ không cân bằng. Cái tâm tu đạo phải trung dung, vĩnh viễn đều là hậu học. Đấy là lí do vì sao muốn các hiền sĩ khiêm tốn gọi bản thân mình là hậu học, chính là muốn lúc nào cũng nhắc nhở các hiền sĩ rằng hiền sĩ là người đang học ở phía sau, vĩnh viễn cần phải học tập đấy. Vì sao tôn xưng người khác làm tiền hiền vậy ? Người ta vĩnh viễn đều là đúng đấy, chớ có chấp trước ở những quan niệm của bản thân. Tư tưởng quan niệm của chúng sanh không giống nhau, phương pháp khác nhau. Nếu như các hiền sĩ có chỗ chấp trước, chấp trước ở những thị phi, đúng sai, tốt xấu, thì các hiền sĩ vĩnh viễn ở cõi hình tướng, trên lí luận Kinh Dịch mới có bĩ cực thái lai ( bế tắc hết thì hanh thông trở lại, ý nói hết khổ tới sướng, hết rủi tới may ), mới có đầy, mới có rỗng. Nếu như các vị có chỗ chấp trước đúng sai, vậy thì các vị vẫn còn ở trong cái khí tượng này. Chớ có đi chấp trước thì chính là vô tâm, hiểu không ? Ngày xưa phụng sự cho các bậc Tiền Nhân, thậm chí là bao gồm cả cuộc sống sinh hoạt ngày thường của họ. Hôm nay muốn các vị đi làm những điều này, có làm được không ? Giúp người ta rửa chân, có rửa không ? Mình đường đường là một học sĩ, mình là người tuổi tác lớn hơn cậu ta, muốn mình giúp cậu ta rửa chân à ? Tự mãn ! Muốn các vị nấu cơm cho người ta ăn, có nấu hay không ? Người ta nói hiền sĩ nấu không ngon, thôi không làm nữa ! May y phục cho người ta mặc, có biết làm không ? có biết phụng sự cho người ta không ? Khẽ bị người ta càu nhàu một chút, “ thôi không làm nữa, làm không nổi, con cái của mình còn chưa có khó phục vụ đến như vậy đâu. ” Xem coi cái mà các hiền sĩ dụng tâm là gì ? Hôm nay tôn kính Điểm Truyền Sư là tôn kính cái gì ? là tôn kính thiên mệnh ấy, trong lòng kính nể thiên mệnh thì các hiền sĩ nên dẹp bỏ đi cái hình tướng mà trong mắt các hiền sĩ nhìn thấy, giữ lấy một phần tinh thần ấy, kính cái thiên mệnh ấy, đấy mới là tinh thần, chớ không phải là hình tướng, đấy mới là nhận lí. Hãy để các vị nhỏ nhẹ nhúng nhường, để các vị làm người xử sự hoà nhã khiêm tốn nhường nhịn, tu dưỡng đức tánh của bản thân, để các vị khiêm tốn thỉnh cầu sự chỉ giáo, có thể làm được không ? Bởi vì không thể, vậy nên khi có người cảm thấy rằng các hiền sĩ làm chưa đủ tốt thì các hiền sĩ bèn sẽ cảm thấy mình đã bị khảo rồi. Sự khảo này là đến như thế nào đây ? Nếu như hiền sĩ không có loại quan niệm cách nghĩ kiểu này thì đấy bèn chẳng phải là một thứ khảo. Người ta nói là làm chưa tốt, vậy thì hiền sĩ bèn làm lại lần nữa vậy ! Các hiền sĩ thử khảo sát các vị Thánh Hiền Tiên Phật các đời từ xưa đến nay xem, Trương Lương vì sao có thể trở thành một mưu sĩ tốt như vậy ? Do biết công thành tiến thoái hay sao ? Có nhớ là lúc anh ta sắp công thành, thì trước khi công thành, sự gặp gỡ của anh ta là như thế nào hay không ? Gặp Hoàng Thạch Công phải không ? Nếu như là các vị, các vị sẽ như vậy hay không ? Muốn các vị giúp người ta mặc giày, mặc vào rồi người ta lại cởi ra, thậm chí là ném tới chỗ càng xa hơn, các vị có làm không ? Dù sao thì mình cũng là giảng sư, muốn mình làm thứ việc này sao ? Dù sao thì mình cũng là Đàn Chủ, bảo mình làm thứ việc này sao ? Các vị có làm hay không chẳng cần trả lời, trong lòng các vị rõ ràng nhất, xem xem người mà đắc được lợi ích là ai đây ? Trương Lương bởi vì mặc giày cho Hoàng Thạch Công, ba lần thành tâm làm cho ông cảm động, do đó đã được ông truyền cho cuốn “ Thái Công binh pháp ”, đắc được quyển binh pháp này ông thường đem ra học tập nghiền ngẫm, mới có thể thành tựu mưu sĩ một phương. Hãy xem xem những thành tựu của các bậc cổ thánh tiên hiền, các ngài ấy đều là ở vào những lúc sa cơ thất thế nhất thì mới thành tựu. Cũng ví như nói trong số bát tiên chúng tôi, Chung Li Quyền ( Hán Chung Li ) ngài ấy chính là đã bị chiến bại rồi, cúp đuôi chạy, lúc ấy mới có thể khiêm tốn thụ giáo. Các vị nếu như không gặp phải một số những sự giày vò, nếu như chẳng có đè nén cái nhuệ khí ( khí thế hăng hái ) của các vị, thì các vị làm sao có thể thành tựu đây ? Cũng cùng là đạo lí ấy, Trương Lương bởi vì thế mà đã thành tựu, thế nhưng phải có thể biết hướng vào bên trong tâm tánh. Bậc quân tử có đạo thì hàm ẩn ánh sáng trong nội tâm, phải biết hướng vào bên trong nội tâm. Hiền sĩ chẳng biết hướng vào bên trong ước thúc nội tâm, ở trong cái cõi hình tượng này thì bèn sẽ vật cực tất phản, đầy tràn rồi thì tiếp theo sau đó bèn sẽ giảm thiếu. Mặt trăng có chỗ quay về phía mặt trời và có chỗ ánh sáng mặt trời không chiếu tới, có tròn có khuyết. Con người có hoạ phước khó lường, đấy chính là đạo lý tương đồng. Đấy chính là vì sao Tiên Phật Bồ Tát vẫn cứ là muốn các hiền sĩ phải khiêm tốn, vĩnh viễn phải rỗng tâm, vĩnh viễn không được tự mãn ! Có lẽ các hiền sĩ chẳng cách nào đạt đến sự tốt nhất, thế nhưng đầy một nửa thì vĩnh viễn là có đấy, chí ít thì sẽ chẳng trống không.

Khảo nghiệm thứ 5 : Phải chăng vẫn chưa thể buông xuống những phàm tình ?

Có một hôm, tiểu tiên ta trở về nhà, phát hiện ra rằng toàn bộ người nhà đều đã chết sạch cả. Các vị hãy nghĩ xem ở trong cái thời đại này có khả năng xảy ra hay không ? Nếu như hiền sĩ vừa về nhà thì phát hiện lục thân, quyến thuộc của hiền sĩ thảy đều người chết thì chết, người bệnh thì bệnh, than ôi ! Vậy thì các vị sẽ nghĩ như thế nào ? “ Mình tu đạo bàn đạo tận tâm như vậy, vì sao mà ông trời chẳng có phù hộ cho mình ? Mình biết là ông trời sẽ phù hộ cho mình, bởi vì mình nghe qua “ chuyện lớn sẽ hoá nhỏ, chuyện nhỏ sẽ hoá không ”, thế nhưng hôm nay người đều chết cả rồi, việc này rõ ràng là chẳng có hoá nhỏ mà ! ” Trong lòng có rất nhiều những sự nghi hoặc. Giả thiết là các vị, thì cái đạo tâm đạo niệm này của các vị còn còn hay không ? Vậy nên các hiền sĩ nói xem, khảo các vị hay là không khảo ? Nếu như những vị đang ngồi đây hôm nay có thể trở về trời thành Tiên thành Phật, đấy là một chuyện lớn tốt, thế nhưng trình độ tốt dở không đều, trình độ rõ lí thì vẫn còn phải tăng cường thêm. Nếu như chẳng khảo nghiệm khảo nghiệm như vậy, thì làm sao mà biết các hiền sĩ có quyết tâm hay không. Nói không chừng các vị thường hay thay lòng đổi dạ, lúc này lúc nọ, lên đến trên trời rồi thì lại chán chê trên trời không tốt, vẫn là nhân gian tốt hơn, vậy nên phải khảo khảo xem các vị có phải là có thể buông xuống được cái phàm tình này. Các vị yêu thương người thân, yêu thương người nhà của các vị; có một ngày nào đó tình thân chẳng còn nữa, ân nhân chẳng còn nữa, quyến thuộc chẳng còn nữa, có buông xuống được không ? Bởi vì gặp phải sự thay đổi to lớn, gặp phải tình huống, vậy nên người nhà không còn nữa, đã chết rồi, lúc ấy không buông xuống cũng không được. Các vị hãy nghĩ xem, cái tâm tu bàn đạo hiện nay đều đang ở trong hoàn cảnh an dật, các vị sẽ thử bảo vệ, sẽ thử dựa vào sức của bản thân để đi làm, hy vọng ơn trên giúp đỡ hiền sĩ. Các vị hãy nghĩ xem, ơn trên phải giúp thế nào đây ? Ta bảo với các hiền sĩ, ơn trên trợ giúp cho hai loại người : loại người thứ nhất cũng là các thiện nam tín nữ. Ơn trên hy vọng họ lưu ở trên cái thế gian này thật tốt mà tận bổn phận của bản thân, cho nên ơn trên sẽ giữ họ ở lại. Lại còn một loại người khác, đó là những người có căn khí của La Hán Bồ Tát, cái này thì ơn trên nhất định sẽ giúp họ, vả lại còn phải giúp cho người thân của họ đều chết sạch thì mới tốt, không cần phải bây giờ gánh một cách mệt mỏi như thế thì lại cứ là bây giờ đang gánh một cách mệt mỏi như thế, rõ ràng lại cũng là một thứ khảo nghiệm khác ! Vậy thì biểu thị rằng cái tâm của các vị vẫn còn chưa có buông xuống được. Phải buông xuống được, sinh mệnh là tự nhiên, có sanh tất có tử, rất nhiều việc chớ có cưỡng cầu, níu giữ, hãy cứ thuận theo sự tự nhiên ấy. Hiền sĩ làm sao biết chẳng có sinh mệnh, chẳng có cái nhục thể này câu thúc gò bó là tốt hay là không tốt ? Làm sao mà biết người ta trở về rồi tốt hay là không tốt ? Hiền sĩ nghĩ ngợi nhiều như thế làm chi ? Điều mà cần phải nghĩ là cái tâm của hiền sĩ buông không xuống, không tự tại, vậy thì là tốt hay là không tốt ? Chúng tôi thời xưa học làm Tiên Phật thì tiêu chuẩn rất nghiêm khắc, chủ yếu là cái tâm mà không tự tại thì là có ma xen vào, do đó hãy nghĩ xem các vị hiện tại tu đạo thấp thỏm rối tung bao nhiêu, chẳng tự tại bao nhiêu, những sự lo lắng vướng bận quá nhiều đấy !

Khảo nghiệm thứ 6 : Đã phá cái hình tướng của của cải vật chất rồi chưa ?

Có một ngày nọ ta trở về đến nhà, phát hiện ra rằng cái nhà này đã chỉ còn chừa lại một cái vỏ mà thôi, còn các tiền tài của cải khác thì đều đã không còn nữa, đã bị trộm cuỗm hết sạch. Đổi lại là các hiền sĩ, các vị đối với tiền tài của cải có phải là hà tiện bủn xỉn như thế, có phải là rất tiếc rẻ hay không ? Nếu như chẳng có một ngày mà hiền sĩ bị trộm bị cướp giật thì đương nhiên không nói ra lời, những ai mà đã có đánh mất tiền rồi thì có lời để nói rồi : “ôi trời ! Tiền này sao lại rơi mất đi rồi ?”, bắt đầu tìm, chỗ này cũng tìm, chỗ kia cũng tìm, còn nghi ngờ không biết có phải là người ta đã lấy đi, đã làm phí đi cả đống công phu to lớn của mình. Thật ra không cần phí nhiều công phu như vậy, ta bảo với các vị, tiền mà, đều là phải dùng cả, chẳng phải là mình dùng thì là người khác dùng mà ! Điều này thì có gì mà phải phiền não vậy ? Tiền tài của cải là những thứ của cõi người thế gian, chính là dùng để lưu thông, ứng dụng. Những thứ có hình có tướng chính là dùng để chỉ dẫn các hiền sĩ, khiến cho các hiền sĩ ngộ thấu cái đạo lý này, để các vị lãnh ngộ triệt để huyền cơ này. Do vậy có hình tướng có thể mở đường dìu dắt các vị, còn vật phẩm thì là phải lợi cho việc các vị bàn đạo và dẫn độ chúng sanh. Thế nhưng các vị hãy ngẫm nghĩ xem, các vị đã tu bàn đạo rồi, có lúc vẫn còn lo lắng : “ cái xe của mình cho họ mượn lái, họ không biết trân trọng. Ôi chao ! cái máy nghe nhạc Walkman của mình chọ họ mượn đem đi nghe, nghe cũng không biết là đã nghe đến đi đâu mất rồi ! chẳng ai biết thật tốt mà dùng. ” Các vị vẫn còn so đo tính toán các vật phẩm, càng huống chi là những thứ bị cuỗm trộm sạch hết, đấy thật sự là khảo nghiệm cực lớn. Nếu như các vị gặp phải những khảo nghiệm đã kể ở trước, khảo đến đây rồi thì cái đạo tâm của các vị đã chẳng còn nữa, còn nói gì đến chuyện thành tiên thành phật ! Do đó phải nhận được một cách rõ ràng cái gì gọi là hình tướng; hình tướng giả tướng đều là phải vận dụng đấy, vận dụng như thế nào đây ? phải giúp cho các vị tu bàn đạo đấy, tất cả mọi thứ, tiền tài của cải vật chất, hình tượng, đều là như thế. Nếu như hiền sĩ vẫn còn so đo tính toán người ta đã dùng của mình bao nhiêu đường, người ta đã dùng của mình bao nhiêu muối, người ta đã lấy cái gì của mình còn chưa trả, vậy thì tu bàn đạo hiền sĩ bèn nhìn không rõ viễn cảnh. Hiền sĩ nhìn không rõ giữa trời đất này vì sao phải tạo hoá vạn vật. Tạo hoá vạn vật chính là muốn để cho các hiền sĩ vận dụng, để cho các vị vẫn dụng ở trên sự bàn đạo, vận dụng ở trên sự tiếp dẫn chúng sanh. Các vị trái lại còn trở thành chiếm nạp làm của riêng, nhanh chóng sự chấp ngã lại nhiều thêm một lớp. Vậy nên tâm buông xuống thì chẳng có sự khảo nghiệm. Tâm của hiền sĩ buông xuống, hiền sĩ không quan tâm để ý đến những hình tướng này, đã lấy đi rồi thì lấy đi mà dùng vậy ! Người ta nhất định là lấy đi dùng, có người lấy trộm đồ của hiền sĩ đem đi liệng bỏ hay sao ? Đâu có phí công phu như thế ! Vậy nên đồ đạc là vật lưu thông, chúng sanh cần thì đem cho người ta dùng vậy, chỉ cần là có ích lợi đối với họ, chỉ cần là họ dùng được, chỉ cần là họ hài lòng, đúng không ? Vậy nên các vị so đo tính toán cái gì ? quan tâm bận lòng cái gì ? Tâm của các vị phải làm chủ. Do đó hôm nay người thân của các vị có phải là có thể không cần bận lòng nữa rồi không ? Những tiền tài của cải của các vị có phải là đã có thể xem nhẹ, xem nhạt đi rồi không ? Điều này thì cần sự cả gan rất lớn rồi. Nếu như có một ngày phật đường bị đốt cháy rồi thì làm sao đây ? Cháy thì cháy ! Đối với việc bản thân chúng ta tu tâm mà nói, đấy là hình tướng, một sự phá tướng thật tốt, thế nhưng đối với chúng sanh, thì bởi vì chúng sanh vẫn còn chấp tướng, do đó chúng ta phải dẫn đạo, hiểu không ? Dẫn đạo, có nhớ là lúc nãy ta nói rằng dùng ngôn ngữ, văn tự, hình tượng để dẫn đạo không ? Do đó các hiền sĩ phải dùng lời nói, văn tự, hình tượng để đi dẫn đạo chúng sanh, phải “ứng cơ thuyết pháp”. Chớ có mà bản thân hiền sĩ đã nhìn xem mọi thứ đều Không rồi, hiền sĩ bèn nói mọi thứ đều là không, rồi muốn người ta không, không, không. Có nghe qua một câu nói này không ? rằng “ trước khi chưa học tu đạo, thấy núi là núi, thấy sông là sông; duy chỉ có khi học tu, ngộ đạo rồi thì mới hiểu mới biết, mới thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông; sau khi học tu, ngộ đạo xong thì lại thấy núi là núi, sông là sông. ”

Khảo nghiệm thứ 7, thứ 8 : Đã quản tốt “ một niệm ngay lúc ấy ” của bản thân mình hay chưa ?

Có một hôm ta lên núi hái thuốc, mãi đào bới, đào được một thỏi vàng. Ngày xưa cái thời đại ấy của chúng tôi chẳng có giống như các vị có két sắt an toàn, hộp ký thác an toàn và mật khẩu, khác với các vị bây giờ. Chúng tôi chỉ là tìm đào một cái lỗ rồi thì đem bỏ xuống, vả lại còn phải tự làm một cái kí hiệu thì mới nhớ được bản thân mình đã đem báu vật giấu ở đâu. Xưa kia ta đã đào được một thỏi vàng cầm trên tay, mặc kệ nó là vàng, tiền tài bất nghĩa thì không lấy, nên đã vứt lại chỗ cũ rồi đậy lại. Sau đó thì sao ? đi đến chợ phiên. Học Tiên mà ! Chúng ta cũng phải từ bên trong những kĩ thuật, kĩ năng này mà đi học tập cái công phu định, tịnh, múa múa kiếm, luyện luyện chữ, từ trong đấy mà đem cái tâm định xuống. Đến chợ rồi mua một cái nghiên (để mài mực) làm bằng đồng. Sau khi về nhà thì phát hiện ra rằng : “Ồ ! Đây không phải cái nghiên bằng đồng !” Cái nghiên đồng này thì ra nó là một cái nghiên làm bằng vàng ! “ Không được, không được, đem trả lại cho người ta vậy ! ” có được không đấy ? Để cho các vị mua được một món hàng tốt, cái này dùng có ích, tốt cho phật đường nhất, đem đến phật đường dùng, là như thế phải không ? Không phải, hiền sĩ sẽ tự để lại dùng ở trong nhà mình, đem món hàng cũ đến phật đường phải không ? Khi các vị đắc được những tiền tài hay món đồ bất nghĩa, hay là những vật phẩm không rõ nguồn gốc đến từ đâu, thì các vị sẽ xử lí như thế nào đây ? Hoàn toàn xem coi cái tâm của các vị rồi. Hiền sĩ có nhặt qua tiền rồi chưa, trong lòng lo sợ người ta phát hiện ra, vậy nên bèn vội vàng nhanh chóng rời khỏi hiện trường, không muốn để cho người ta phát hiện hiền sĩ đã từng ở đó, cũng không muốn để người ta nhìn thấy hiền sĩ đã từng khom lưng qua ở nơi đó ? trong lòng lo lắng sợ hãi không ? Trong lòng lo sợ và việc trộm cắp có gì khác nhau ? thảy đều ở một cái tâm. Hoàn cảnh học tu đạo của các hiền sĩ hiện nay, trong lúc lên lớp các vị có thể lắng nghe đạo lý, càng phải ứng dụng vào bên trong cuộc sống sinh hoạt của các hiền sĩ; trong cuộc sống sinh hoạt tức là đạo, không thể lìa nó. Quân tử thận trọng khi ở một mình, phải thận trọng một niệm ngay lúc ấy, đặc biệt là lúc hiền sĩ ở một mình, có phải là có thể quang minh chính đại, thanh thản tự tại ? Hãy cẩn thận nhất tâm nhất niệm của hiền sĩ, cái niệm đầu ngay lúc ấy, ví như nói : “ Chao ôi ! Nhìn thấy món đồ tốt như vậy, một niệm ngay lúc ấy tôi thật sự muốn lưu lại đấy ! Thế nhưng chúng ta người tu đạo phải vờ ngốc một tí, những món vật hay tiền tài chẳng phải là cái nên thuộc về mình thì không thể lấy, do đó đem hoàn trả lại chỗ cũ. ” Các vị nói xem, đúng hay là không đúng ? Thế nhưng một niệm đầu tiên của người đó có đúng không ? Tha được người chỗ nào thì nên tha đấy ! Hiền sĩ quản người ta niệm đầu tiên có đúng hay không, hành vi của người ta đúng thì được rồi, đúng thế không ? Không đúng ! Việc của người ta các vị quản nhiều thế để làm gì ? Quản tốt bản thân mình thì được rồi, hiểu không ? Đấy chính là người tu đạo phải ẩn ác dương thiện. Những chuyện này chớ có ghi nhớ, đấy là chuyện của người ta, chuyện không liên quan gì đến các hiền sĩ. Chẳng quản công và lỗi của người ta, chớ có ghi nhớ lấy, chỉ cần ghi nhớ “ một niệm ấy” của bản thân, có làm được một cách không hổ thẹn với bản thân hay không. Những chỗ tốt của người khác thì có thể phát dương, có thể lấy làm tham khảo, như thế có hiểu không ?

Khảo nghiệm thứ 9 : Hiền sĩ có thể tự tại như như bất động hay không ?

Có một lần, ta đã lái một chiếc thuyền nhỏ đến biển lớn, hướng về phía nam hải mà đi. Những ngọn sóng lớn vỗ ầm ầm lên xuống bất định, thế nhưng điều kì lạ là ta vẫn đến nơi bình an. Việc này có xem là sự khảo hay không ? Điều này quả thật là kì quái đấy ! Các hiền sĩ, hiền muội phải hiểu, cũng như lúc vừa mới bắt đầu thì đã có nói, đấy chỉ là trên biểu tượng. Nếu như hiền sĩ chẳng có đi sâu vào nghiên cứu suy ngẫm, thì các vị vĩnh viễn xem không hiểu những cái này là cái khảo gì. Lấy cái ví dụ khi nãy để nói, khi các vị gặp phải những khốn khó, gặp phải những sự thay đổi thăng trầm và sự sanh li tử biệt của cõi thế gian, thì tâm của các vị có thể thản nhiên tự tại hay không ? Sự khảo nghiệm này chính là kết hợp những cái khảo nghiệm trước đó. Các vị nếu nếu buông chẳng được, quên chẳng được, thoát không khỏi những sự ràng buộc, không ngộ nổi, thì các vị làm sao có thể ở trên một chiếc thuyền nhỏ này mà thẳng đến bờ bên kia ? Làm thế nào có thể tự tại như như bất động ? Tâm của các vị có thể tự tại không ? Hay là bởi vì hoàn cảnh bên ngoài mà sợ hãi ? Hay là hoàn cảnh bên ngoài hỗn độn, lòng người hiểm ác quá thật là đáng sợ, mình nhất định phải nhanh chóng tu bàn đạo ? Thật ra thì điều này cũng không phải là không tốt, mà là một thứ khải phát thúc đẩy khác. Thế nhưng nếu như hoàn cảnh bên ngoài yên vui an nhàn rồi, các vị sống trong sự hài hoà cát tường, vui vẻ, vật chất đầy đủ phong phú rồi, vậy thì các vị có phải là bèn sẽ không tu bàn rồi ? Phải suy ngẫm rõ ràng. Vậy nên khảo nghiệm, cái gì là khảo nghiệm, bất kể là thuận khảo hay là nghịch khảo, thảy đều là từ tâm của chúng ta mà ra.

Khảo nghiệm thứ 10 : Quan niệm của hiền sĩ thật sự đúng đắn rồi chưa ?

Một hôm, trong lúc đang nhập định, ta phát hiện có vô số dạ xoa đến nhiễu loạn sự tu hành thanh tịnh của ta. Ta phát hiện có bi ết bao nhiêu ma vương nhe nanh múa vuốt, ý muốn đánh đứt cái niệm đầu tu đạo của ta. Tiếp sau đó lại có hai con quỷ sứ đến, bắt giữ một tên tù quỷ là oan gia trái chủ của ta, muốn đòi lấy mạng của ta. Ta nghĩ nợ người ta nửa cân thì đều phải trả lại cho người ta tám lạng, do đó muốn lấy mạng của ta thì ta cho nó cái mạng của ta vậy ! Do vậy ta điềm tĩnh chẳng hoang mang. Cái tâm thái của các vị hiện nay thì đều là : “ vẫn may là mình có cầu đạo, may là mình có tu bàn đạo, trước kia nợ người ta tám cân, bây giờ có thầy Tế Công gánh thay cho mình, chỉ phải trả nửa lạng thì được rồi ! ” Có phải như vậy không ? Không ít người tu đạo cậy vào cái tâm lý như thế này đấy ! Chẳng trách thầy của các vị sắp mệt quỵ rồi !

Những người tu bàn đạo phải có một sự biểu biết cơ bản, “ oan có đầu, nợ có chủ ”, ông trời là công bằng đấy, nợ bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, đấy là điều nhất định. Cái gì mới là phương pháp tiêu oan giải nghiệt thật sự ? Trả nợ trả như thế nào ? Hành công lập đức, hay là muốn lấy mạng đền mạng ? Hành công lập đức đền trả như thế nào ? Các vị đều đã tham dự qua pháp hội, chẳng phải là có một đề tại “ nhân quả báo ứng và tiêu oan giải nghiệt ” đó sao ? Tổng kết của tiết học này là phải dùng phương pháp gì mới có thể tiêu oan giải nghiệt đây ? ( hành công lập đức ).

Chỗ tốt của các vị, chỗ thù thắng của các vị là ở chỗ có thể “ hoãn ”, ở chỗ các vị có phương pháp rất tốt có thể hoàn trả, thế nhưng chớ có mà có quan niệm sai lầm rằng : “ Mình tu bàn đạo thì họ bèn không đến đòi, mình tu bàn đạo thì có thể bình an thuận lợi, bởi vì trời bảo vệ phù hộ mình bình an thuận lợi yên ổn, tốt nhất là trời phù hộ cho thế giới quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà. ” Tu bàn đạo nên là cái kiểu như thế sao ? Có phải là có thứ quan niệm này không ? Phần lớn số đông người đều có kiểu quan niệm này, trong lòng nghĩ rằng : “ chúng tôi đã mệt đến cái kiểu này rồi, chúng tôi đã tận tâm tận sức kiểu này rồi, cớ sao vẫn là quốc bất thái, dân bất an ? Mình đã tham gia tu bàn kiểu này rồi, cớ sao có rất nhiều sự việc vẫn không thể may mắn miễn trừ vậy ? Vì sao mình vẫn là khổ như thế ? Vì sao mà mình vẫn phải chịu tội như thế này ? ” Có rất nhiều những câu hỏi. Quan niệm của chúng ta phải đúng đắn, chớ chẳng phải là tu bàn đạo rồi thì có thể chối quỵt. Ông trời là công bằng đấy ! Nếu như cái đạo mà hôm nay hiền sĩ tu, cái ông trời này bất công, cái đạo nghĩa này chẳng rõ, ngài ấy bảo các hiền sĩ rằng tu bàn đạo bảo đảm hiền sĩ siêu sanh liễu tử, bảo đảm hiền sĩ có thể thăng đạt đến vị trí cao một cách nhanh chóng thuận lợi không trở ngại, muốn gì được nấy, vậy thì đấy là chơn đạo sao ? Các vị vẫn cần phải cân nhắc suy ngẫm kĩ, hiểu không ?

Thế nhưng cũng chớ có tưởng rằng Tiên Phật nhàn rỗi chẳng có chuyện để làm, thì xem coi các hiền sĩ sanh sanh tử tử, xem coi các vị đau khổ mà đều không nghĩ cách để cứu giúp. Phải biết rằng khi các vị muốn phát ra những nguyện lực này thì Tiên Phật phải phí biết bao nhiêu sức, dùng tận biết bao nhiêu Tiên Phật để hộ trì cho các vị ! Khi các vị phát ra cái nguyện muốn tiến về phía trước, ơn trên đã phái lực lượng lớn biết bao nhiêu để bảo hộ cho các vị, giúp sức cho các vị ! Chớ có mà không biết cảm ân, bảo rằng ơn trên Tiên Phật chẳng có giúp cho các vị. Cái mà hiền sĩ không nhìn thấy thì chớ có mà bèn cho rằng là không tồn tại, bèn chẳng có sự thành tâm kính ý. Muốn dựa vào sức của bản thân để đi hoàn thành, vậy thì hiền sĩ hãy đi dựa vào sức của bản thân mà từ từ hoàn thành vậy ! Chẳng có lập nguyện, chẳng có sự phối hợp của trời, thì mệnh người là vô cùng hèn mọn đấy !

Hiền sĩ có biết nhân duyên và nghiệp lực của các vị phải dựa vào biết bao nhiêu nguyện lực và phật lực mới có thể xoay chuyển hay không ? Cho dù là các vị vẫn cứ hồ đồ chẳng biết gì, thì Tiên Phật cũng sẽ chẳng có cái chuyện không cứu con, bởi vì Tiên Phật chúng tôi đều đã ôm ấp sẵn quyết tâm rằng không cứu vãn các vị lên thì chúng tôi cũng không làm Tiên Phật nữa ! Đồng bào anh chị em của mình đều không thể cứu vãn lên bờ, mặc cho họ khốn khó lang thang trôi nổi khắp nơi, thì chúng tôi còn mặt mũi nào mà thành Tiên làm Phật nữa ? còn trở về thiên cung gì nữa ? Làm sao mà nỡ lòng nào nhìn thấy Lão Mẫu Nương của chúng ta đau buồn ! Như thế thì chúng tôi không những đã làm trái với lời thề nguyện ban đầu lúc rời khỏi thiên đường, các đồng bào anh chị em còn phải bị tiêu diệt hết, lẽ nào thật sự muốn hoá thành tàn linh, thật sự muốn làm đau xót tổn thương lòng mẹ đó sao ?

Phải hiểu “Đạo” là cái gì ? Có đạo lý nhất định, có thuỷ có chung, có vận hành, có nhân có quả; nhìn giới hình tượng thì chúng ta hiểu sự tồn tại của đạo. Một hạt giống có thể lớn lên thành cây, có thể khai hoa kết quả, một năm bốn mùa có xuân hạ thu đông; một năm có sự kết thúc. Phàm việc phàm vật gì cũng đều có đầu có đuôi, đấy mới là đạo. Nếu như các vị hôm nay đã cầu đạo rồi mà chẳng hiểu cái đạo này, dẫn dắt sai rồi, vậy thì quả thật là nhận lí không rõ rồi !

Hiện nay cái thời cuộc này là lúc người và trời chúng ta cùng nắm tay mà bàn. Các hiền sĩ phải nhanh thêm bước chân thoát ra khỏi sự ràng buộc và gông cùm của các vị, bước lên các hạng của Tiên Phật Bồ Tát thì trợ lực mới có thể càng lớn. Tiểu tiên ta nhất định cần phải khiến các hiền sĩ, hiền muội hiểu rằng những cái mà trước đó các vị đã làm chớ có cảm thấy là Không. Chỉ có điều là cái mà chúng ta làm quả thật là quá không đủ, chúng ta quả thật quá không đủ.

Các hiền sĩ hiền muội chớ có mà xem thường ý chí của quần chúng và nguyện lực của các vị là bức thành kiên cố. Các vị phải biết rằng ơn trên đã đem tai kiếp tiêu giảm rất nhiều rất nhiều rồi, vẫn còn có biết bao nhiêu người bình an là có nhân duyên của nó. Chúng ta thuận theo tự nhiên, có thể làm bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, những cái khác còn lại thì chớ nghĩ đến. Hãy lo tốt chức trách của bản thân, làm tốt vai diễn của bản thân, nội tu kỉ, ngoại độ nhân. Vậy nên tu bàn đạo có sợ là có khảo hay không ? Cũng cùng đạo lý, hiền sĩ hàng phục thân tâm của bản thân rồi thì ở đâu mà có những ma khảo gì tìm đến ?

Điềm Tĩnh Ứng Phó Với Ma Khảo Điềm Tĩnh Ứng Phó Với Ma Khảo
910 1

Bài viết Điềm Tĩnh Ứng Phó Với Ma Khảo

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »