Biểu Văn Lập Nguyện Giảng Sư Giảng Viên

Biểu văn lập nguyện  Giảng Sư Giảng Viên 
                            
                                ( Con lập nguyện mà chẳng liễu Khó mà về cố hương )


Biểu văn trình tấu

Đệ Tử :                                            đẳng

Thành hoàng thành khủng kiền tâm quỳ tại

Minh Minh Thượng Đế liên hạ, vi biểu minh tâm nguyện sự thiết dĩ, đệ tử đẳng, tự đắc đạo dĩ lai, thâm mông

Hoàng Mẫu từ mẫn

Tổ Sư hạo đức

Sư Tôn Sư Mẫu đại đức vô biên, Tiền Nhân từ bi lãnh đạo thành toàn, Huyền Tổ triêm ân, thử đức nan báo đáp vạn nhất, kim hựu mông Tiền Nhân từ bi đề bạt vi Giảng Sư, Giảng Viên, bàn sự nhân viên chi chức, văn thính chi hạ, thậm vi hoàng khủng, kim nguyện tại

Hoàng Mẫu liên tiền, trùng phát tâm nguyện, tôn sư trọng đạo, cẩn thủ phật quy, đại thiên tuyên hóa, phổ độ chúng sanh, nhâm lao nhâm oán, kiến đạo thành đạo, chánh kỉ thành nhân, tam thanh tứ chánh, tài pháp song thí, vô úy thí lượng lực nhi vi, thính sư điều khiển, thủy chung như nhất, thiên ma vạn khảo, vĩnh bất thoái chí, như hữu

Hư tâm giả ý, dương phụng âm vi, bán đồ nhi phế, bất chiếu nguyện thực hành giả, nguyện thụ thiên khiển lôi tru

Đệ tử                                      đẳng phủ phục bách khấu

Tây Nguyên năm ... Tuế Thứ năm... , lập ngày ... tháng ... âm lịch


Chú thích nghĩa:

Đại thiên tuyên hóa :          thay trời tuyên hóa

Nhâm lao nhâm oán :         dám gánh vác lấy sự khó nhọc, dám chịu lấy  sự oán trách

Kiến đạo thành đạo :         gặp được chánh đạo thì lập tức thuận tùng  theo, giúp đỡ trợ đạo; trong đạo phải thật tốt mà đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

Chánh kỉ thành Nhân :        đoan chánh bản thân, thành toàn, thành tựu  người khác.

Thính sư điều khiển :          nghe theo sự chỉ bảo của thầy

Tam thanh tứ chánh :      Tam Thanh ( tiền tài thanh, nam nữ thanh, thánh phàm thanh )  ; Tứ Chánh ( thân chánh, tâm chánh, ngôn chánh, hành chánh ).

Lượng lực nhi vi :                lượng sức mà làm

Thủy chung như nhất :       đầu cuối, trước sau như một, không thay đổi.

Dương phụng âm vi :          bên ngoài có vẻ thuận tùng, nhưng bên trong âm thầm làm trái lại.

Bán đồ nhi phế :                ngưng bỏ giữa chừng, làm việc không thể kiên trì đến cùng, có đầu chẳng có cuối.

Thiên khiển lôi tru :      chịu sự khiển trách của thiên lí lương tâm.



 Bản dịch nghĩa :

Biểu văn lập nguyện Giảng Sư Giảng Viên

Biểu văn trình tấu

Đệ Tử chúng con :   

                                                              Vô cùng cung kính thành tâm quỳ dưới
  
Đài sen của Minh Minh Thượng Đế, để biểu rõ tâm nguyện, những suy ngẫm cân nhắc riêng trong lòng; đệ tử chúng con, từ lúc đắc đạo cho đến nay, đội ơn sâu sắc

Hoàng Mẫu từ mẫn

Tổ Sư hạo đức

Sư Tôn Sư Mẫu đại đức vô biên, Tiền Nhân từ bi lãnh đạo thành toàn, Huyền Tổ triêm ân, ân này đức này khó báo đáp được một phần vạn; nay lại đội ơn được Tiền Nhân từ bi đề bạt làm chức Giảng Sư, Giảng Viên, bàn sự nhân viên, nghe thấy rồi, vô cùng kinh hoảng, nay nguyện tại

Trước đài sen của Hoàng Mẫu,

phát lại tâm nguyện, tôn sư trọng đạo, cẩn thận gìn giữ tuân thủ phật quy, thay trời tuyên hóa, phổ độ chúng sanh, gánh vác lấy mọi sự khó nhọc mà chẳng chút lời than oán, có thể chịu đựng nổi mọi sự chỉ trích trách móc, nhìn thấy những gì hợp với chân lí ( đạo ) thì lấy làm chuẩn tắc để noi theo, dựa theo đó mà tu hành, chẳng chấp trước cái Tôi, thành tựu bản thân, giúp đỡ trợ đạo; thật tốt mà đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau; đoan chánh bản thân, thành toàn, thành tựu người khác, Tam Thanh ( tiền tài thanh, nam nữ thanh, thánh phàm thanh ) ; Tứ Chánh ( thân chánh, tâm chánh, ngôn chánh, hành chánh ); tài pháp song thí, vô úy thí lượng sức mà làm; nghe theo sự điều phái chỉ bảo của thầy; đầu cuối, trước sau như một, có thể kiên trì đến cùng chẳng gián đoạn, nghìn ma vạn khảo, vĩnh viễn không thoái chí, nếu có :

Hư tâm giả ý, bên ngoài có vẻ thuận tùng, nhưng bên trong ngấm ngầm làm trái lại, ngưng bỏ giữa chừng, không thể kiên trì đến cùng, có đầu chẳng có cuối, là người không noi theo nguyện thực hành, thì nguyện nhận chịu sự khiển trách của thiên lí lương tâm, người trời cùng chứng giám.

Đệ tử chúng con                             

phủ phục trăm lạy

Tây Nguyên năm ... Tuế Thứ năm ..., lập ngày ... tháng ... âm lịch

Biểu Văn Lập Nguyện Giảng Sư Giảng Viên Biểu Văn Lập Nguyện Giảng Sư Giảng Viên
910 1

Bài viết Biểu Văn Lập Nguyện Giảng Sư Giảng Viên

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »