Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới - ( Giới Cáo Thứ Tám )


Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới

 ( Giới Cáo Thứ Tám )

Vạn cổ kỳ duyên nhiều ảo-diệu
Tam-kỳ mạt kiếp Trời mở khoa
Tam-nguyên vận hội Long-Hoa tuyển
Tuyển khảo Phật-Tử chứng Đại-La


Tám giới cáo, Nguyên-phật-tử, lòng buồn tê tái
Đưa mắt nhìn, chúng nhi nữ, còn mê trần-sa
Nhận vui giả, chịu khổ thật, bận suốt vất vả
Đối Thiên-Đạo, chẳng thiết tha, ứng phó qua loa
Biết bao người, tham cảnh phàm, trái lý quên Thánh
Biết bao người, sợ ma khảo, tâm chí thối lui
Chân-Đạo tất, có chân khảo, lý này chẳng đổi
Để mài ra, chí kim cang, ngọc chẳng vết tì
Ngọc không giũa, không tinh xảo, lời ấy không giả
Vàng thật cũng, trải trăm luyện, mới hiện sáng loà
Muốn lấy cây, làm cột trụ, phải trừ cành nhánh
Làm công trình, cất cao ốc, móng phải chắc bền
Nếu đem so, người với vật, lý như nhau cả
Chịu đả kích, chịu mài giũa, tuệ càng phát tăng
Nhà nghèo khó, mới lộ ra, con hiếu thật lòng
Quốc gia loạn, mới hiện ra, trung lương ái quốc
Trải cuồng phong, càng lộ ra, cây cỏ khoẻ chắc
Không khảo trừng, sao phân biệt, kẻ nguỵ người chân
Nếu luận khảo, người tu hành, chẳng riêng ai cả
Bấm ngón tay, tính không hết, lược thuật qua loa
Nhớ lúc xưa, Khương-Thái-Công, bột mì từng bán
Chịu ma khảo, luyện tâm tánh, khốn ách đủ điều
Châu Văn Vương, nơi Dữu-Lí, bảy năm tù đày
Đã đoán biết, số Trời định, không hờn không oán
Lại còn có, Khổng Trọng-Ni, cũng bị đại nạn
Qua Tống Vệ, chịu tai ách, xoá vết, đốn cây
Nơi Trần-Thái, bị tuyệt lương, nhịn đói bảy ngày
Người xem Thánh, như điên dại, khó nói, trao đổi
Khưu-Trường-Xuân, lúc tu đạo, xiết bao khốn khổ
Gặp nạn đói, bảy tám lần, chí vững thêm bội
Diệu-Thiện nữ, vì tu đạo, bị chém, thắt cổ
Tôn-Bất-Nhị, lấy vạc dầu, huỷ hoại dung nhan
Lấy tu đạo, thời hiện tại, so với thời cổ
Ma khảo ít, không đáng kể, nhẹ hơn trăm bề
Qua cơn khảo, mới rõ được, căn cơ cao thấp
Có ma luyện, Tự-tánh Phật, đại hiển chói loà
Ma và khảo, là bậc thang, thành Tiên Phật Thánh
Hiểu thấu được, chân cơ này, khả đạt Niết-Bàn
Mẫu sắp đặt, định diệu kế, huyền diệu vô kể
Dùng sóng gió, che ngoài cửa, tối ngoài sáng trong
Tu Thiên-Đạo, nếu không có, ma khảo tôi luyện
Kẻ ăn chơi, chốn lầu xanh, đều lên Thiên-Đàng
Không có khảo, làm sao rõ, ngu hiền chân giả
Nào ai chịu, nhường ai trước, lên ngồi sen vàng
Chớ nói rằng, đắc thiên tước có khảo có nghiệm
Cầu nhân-tước, cũng phải khổ, mười năm sách đèn
Không rõ khảo, nhiều đứa thối, làm khổ lòng Mẫu
Không kìm nổi, tiếng bi xót, lệ rớt sa bàn
Mẫu vì con, đã nhiều lần, viết thư nhắn nhủ
Thư Mẫu gửi, không một người, hiểu rõ căn nguyên
Dặn dò đi, dặn dò lại, sao không thức tỉnh
Nếu chấp mê, trái lời Mẫu, sẽ áp âm-sơn
Kêu một tiếng, con của Mẫu, sớm rõ tâm tánh
Mặc ngàn ma, cùng vạn khảo, tâm không vết tì
Đạo-tâm vững, ý chí bền, trước sau không đổi
Lòng chí thành, khảo tự dứt, phiền loạn đâu còn
Từ ngàn xưa, tu đại đạo, băng sông vượt núi
Rời vợ con, bỏ gia sản, đi khắp chân trời
Vượt ngàn núi, lội vạn sông, chân-tông khó gặp
Giày sắt mòn, vẫn khó gặp, chân-đạo Minh Sư
Chịu ma khảo, khổ trăm điều, không sao kể xiết
Lòng chí thành, mới cảm động, Chân-nhân điểm hoá
Qua khảo nghiệm, tấm lòng thành, chân thật không giả
Mới truyền pháp, về động cổ, tu luyện Thánh thai
Ba ngàn công, tám trăm quả, đắc thành chánh quả
Cũng chẳng qua, về Khí-Thiên, tạm hưởng vinh hoa
Thời hiện nay, tu Thiên-Đạo, xiết bao dễ dãi
Thụ điểm trước, tu hành sau, lập đức độ trần
Thiên thời đến, ứng thời vận, thiên cơ mới lộ
Mẫu khai ân, nay tu trì, nửa Thánh nửa phàm
Nay đương lúc, thiên thời cấp, khinh phàm trọng Thánh
Phải ân cần, và thực tiễn, chẳng nên vui nhàn
Muôn vạn lời, trong huyết thư, mong con tỉnh ngộ
Đây chẳng phải, văn khuyên đời, rỗi nói cho vui
Mẫu vì con, phí tâm huyết, lòng như tơ rối
Chúng Phật-Tử, khắc ghi lòng, Phật-pháp rộng tuyên
Phê đến đây, Mẫu ngưng bút, tam-tài tạm nghỉ
Mẫu lên Đàn, mượn cơ bút, tiếp tục phê thư.

Ngưng

Chú Thích:

Khương-Thái-Cống: Tức Khương-Tử-Nha, theo Nguyên-Thuỷ-Thiên-Tôn học đạo, giúp Võ-Vương diệt vua Trụ, lập nên sự nghiệp nhà Châu 800 năm. Khi chưa gặp thời, Khương Tử Nha phải câu cá ở nơi sông Vị, bán gàu dai, sau lại bán bột mì ở ngoài chợ, nhưng không một việc nào thành. Vợ là Mã thị chê ông già và nghèo nên bỏ ông.


Văn-Vương : Là một chư-hầu của nhà Thương, được phong ấp ở Tây-Bá. Văn-Vương là người lấy đức trị dân, dân trong nước giúp đỡ lẫn nhau, nên không bao giờ có chuyện trộm cắp, giết người xảy ra. Khi vua Trụ bị Đắc-Kỷ làm mê hoặc, nhiều trung thần bị hãm hại. Văn-Vương cũng bị bọn gian thần làm hại, bị giam ở Dữu-Lí đến bảy năm.

Đức Khổng Tử cùng đệ tử chu du liệt quốc, giảng nhân nghĩa đạo đức, nhưng các nước chư hầu thời đó đều muốn lấn áp thiên-tử nhà Châu. Khanh-đại-phu lại muốn đoạt quyền của chư-hầu, những bọn gian thần tặc tử này đều không thích Khổng-Tử. Một hôm đức Khổng Tử đến nước Tống, ngồi dưới gốc cây giảng đạo cho môn đồ, khi đức Khổng Tử đi rồi, quan tư-mã nước Tống là Hoàn-Khôi bèn sai người đốn cây đó, chẳng những thế, trên mặt đất thấy có dấu chân của thầy trò đức Khổng-Tử, Hoàn-Khôi đều ra lệnh lấp đi dấu vết.

Đức Khổng Tử được vua Sở trọng dụng, sang nước Sở làm quan. Khi đi qua biên giới của hai nước Trần và Thái, quan đại phu của hai nước này biết Khổng-Tử là người có tài an bang trị thế, lại biết được Sở Chiêu-Vương là người có dã tâm muốn thôn tính những nước láng giềng nhỏ, sợ rằng khi Khổng-Tử qua giúp nước Sở, Sở sẽ mạnh và hai nước Trần và Thái sẽ là mục tiêu đầu tiên của Sở Chiêu Vương, nên hai nước đều sai người đến vây lấy đức Khổng-Tử. Ngài cùng môn đệ bị vây khốn, bảy ngày không có lương thực.

Khưu Trường-Xuân theo Vương Trùng-Dương tổ sư học đạo. Trong số các môn đồ của Trùng-Dương tổ sư, Khưu chân-nhân là người gặp ma khảo nhiều nhất. Có một lần đi hoá duyên, Khưu chân-nhân gặp một tướng sĩ. Tướng sĩ xem tướng của chân-nhân nói rằng : “ Tướng của các hạ là tướng Đằng-xà toả khẩu, sau này thế nào cũng bị chết đói”. Nhưng với ý chí cương quyết và tử vì đạo, Khưu chân-nhân được Tiên Phật ngầm trợ, và sau cùng chứng được quả vị Tiên-Thiên Trạng-Nguyên.

Diệu-Thiện : Là công chúa Diệu-Thiện, con thứ ba của vua Diệu-Trang, tính háo Phật từ nhỏ. Khi công chúa xuất gia tu đạo, nhà vua không cho và bắt hoàn tục, nhưng công chúa vẫn một lòng tu hành. Vua giận, sai đao phủ bắt công chúa ra pháp trường hành hình. Vì ý chí kiên cố và lòng thành, công chúa được Thần-nhân trợ giúp. Khi đao của đao phủ chém tới cổ của công chúa thì bị gãy đôi. Diệu Trang Vương cho rằng công chúa là yêu ma nên mới chém không chết, lại sai người lấy dây thắt cổ công chúa. Trong lúc hành hình, công chúa cũng được Thần-nhân cứu thoát. Về sau công chúa chứng đạo, tức là đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Tôn-Bất-Nhị : Là vợ của Mã Đơn-Dương, hai vợ chồng theo Vương Trùng-Dương tổ sư học đạo. Vì là người có nhan sắc, sợ bị người làm hại nên Tôn chân-nhân lấy vạc dầu huỷ hoại dung nhan của mình để tiện bề tu đạo, về sau chứng đạo.

Thiên-tước : Tước vị ở trên Trời ( Phật, Bồ Tát, Thánh, Hiền, Kim-Tiên )

Nhân-tước : Tước vị ở cõi phàm, đó là công danh lợi lộc. Thánh Mạnh-Tử nói : “ Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín là phần thiên-tước. Công, Khanh, Đại Phu là phần nhân-tước”.

Ân Sư Tế Công Hoạt Phật dạy : “ Nhân-tước sao bằng thiên-tước quý, công-danh không bằng đạo-danh cao”.
Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới - ( Giới Cáo Thứ Tám ) Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới - ( Giới Cáo Thứ Tám )
910 1

Bài viết Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới - ( Giới Cáo Thứ Tám )

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »