Nhận Biết Đối Với Điểm Truyền Sư


Điểm Truyền Sư là phụng mệnh của thầy, có nhiệm vụ trọng đại đại biểu cho Minh Sư truyền đạo. Minh Sư là vị Hoạt Phật, Bồ Tát sống phụng thiên mệnh mà đảo trang giáng thế, đến rộng cứu độ người đời. Điểm Truyền Sư là phụng Sư Mệnh của tổ sư đời thứ 18, đi khắp nơi khai hoang độ người, đương nhiên cũng có thiên mệnh trên mình.
  
Điểm Truyền Sư nghĩa là gì ? Điểm tức là điểm phá sự mê muội của chúng sanh luỹ kiếp đến nay. Truyền là truyền thụ tâm ấn đại pháp của Chư Phật Bồ Tát, chỉ thẳng con đường đại đạo quang minh sáng ngời siêu sanh liễu tử. là người truyền đạo lãnh thụ “ thiên mệnh ”, có thể đại biểu cho Sư Tôn, Sư Mẫu truyền đạo, do đó gọi là Điểm Truyền Sư. Đạo mà chúng ta đã đắc là tâm pháp mà các đời tổ sư đã truyền thừa xuống. Vị tổ sư đạo thống đời thứ 18 là Sư Tôn, Sư Mẫu, là phụng thiên mệnh của Vô Cực Hoàng Mẫu, đảm nhiệm trách nhiệm trọng đại phổ độ Tam Tào đến cứu độ vô số chúng sanh trong thiên hạ cùng trở về lại Vô Cực Lí Thiên. Do bởi Sư Tôn, Sư Mẫu chẳng cách nào phân thân để độ hoá mỗi chúng sanh ở mọi ngóc ngách trong thiên hạ, vậy nên tuyển chọn những nhân tài có đức hạnh, có học vấn, có nguyện lực sâu rộng, có thể đơn độc phụ trách nhiệm vụ trọng đại, giao phó thiên mệnh đại biểu cho Sư Tôn, Sư Mẫu truyền đạo, gọi là Điểm Truyền Sư hoặc gọi là Đại Biểu Sư. Nếu như Sư Tôn, Sư Mẫu phụng thiên mệnh truyền đạo, thì Điểm Truyền Sư lại là phụng thiên mệnh của Sư Tôn, Sư Mẫu bàn đạo, đi khắp nơi khai hoang cứu người, đương nhiên cũng có thiên mệnh trên thân, vậy nên chúng ta tôn kính Điểm Truyền Sư cũng giống như tôn kính Sư Tôn, Sư Mẫu vậy, Thế nhưng cái mà chúng ta tôn kính không phải là nhục thể hay là quyền lực, địa vị của Điểm Truyền Sư, mà là tôn kính thiên mệnh đã giao phó gánh vác.
  
Đức Khổng Tử nói rằng : “ quân tử hữu tam uý, uý thiên mệnh, uý đại nhân, uý thánh nhân chi ngôn ”, cũng có nghĩa là nói một người quân tử có tu dưỡng, có đạo đức thì có 3 thứ phải kính sợ. Thứ nhất là kính nể thiên mệnh của thượng thiên, cũng chính là thiên mệnh của Minh Minh Thượng Đế thượng thiên, hay cũng có thể nói là lương tâm, phật tánh mà thượng thiên ban cho chúng ta, chẳng dám làm việc trái với thiên lý lương tâm. Thứ hai là kính nể bậc đại nhân, cũng có nghĩa là kính nể bậc quân tử có đạo đức, có tu dưỡng, đức cao vọng trọng. Thứ ba là kính nể lời của các bậc Thánh Nhân, lời của thánh nhân đại biểu cho lời của thượng thiên, tuyệt đối không thể làm trái, hoặc những lời cách ngôn ( lời răn dạy ) về cách làm người xử sự mà thánh nhân đã để lại, hoặc các kinh điển mà thánh nhân để lại, thảy đều phải kính nể mà phụng hành. Thiên mệnh là ý chỉ của thượng thiên, có tính tuyệt đối và tính tôn nghiêm vô thượng, vì vậy nên tôn kính, và còn phải tín thụ phụng hành. Do vậy thiên mệnh tuyệt đối không thể làm trái lại; làm trái lại thiên mệnh thì tội lỗi giống như làm trái với trời vậy, vậy nên chúng ta phải cẩn thận lời nói, hành động, việc gì cũng phải tôn sư trọng đạo, tuyệt đối không thể vi phạm thiên mệnh mà rước lấy tội lỗi sai trái.
  
Tuy rằng là Điểm Truyền Sư khôn đạo, hoặc là tài năng không bằng mình, tiền tài giàu sang, học vấn, địa vị đều không bằng mình, thế nhưng đều không thể xem thường mà khinh miệt. Có khi Điểm Truyền Sư có những yêu cầu vô lý, phận làm hậu học phải nghĩ rằng đấy là Tiền Hiền đang khảo nghiệm hậu học, vì vậy không thể nói lời cự cãi lại. Phải biết rằng ông trời có lúc cũng sẽ nổi cơn tam bành, chẳng hạn như bão chớp, hay sét đánh. Người trên thế gian gặp phải bão chớp, sét đánh thì đều sẽ né tránh, vì thế khi gặp phải sự trách móc của Tiền Hiền hoặc Điểm Truyền Sư, hoặc những yêu cầu vô lý, thì phận là hậu học nhất định phải nhẫn nại, không thể mạo phạm đắc tội, dẫn đến tổn thương hoà khí; phải chờ đợi Tiền Hiền hoặc Điểm Truyền Sư sau khi đã tâm bình khí hoà rồi mới đi giải thích, hoặc khéo lời khuyên bảo, như thế mới được xem là tôn sư trọng đạo. Người xưa nói rằng : “thiên hạ chẳng có phụ mẫu không đúng”, thiên hạ cũng chẳng có Sư Tôn, Sư Mẫu, hay Điểm Truyền Sư, Tiền Hiền không phải; chớ có bởi vì cha mẹ nói mình vài câu thì mình bèn không nhận cha mẹ thân sinh nữa, lại đi nhận người khác làm cha mẹ; cũng không thể bởi vì Điểm Truyền Sư nói mình vài câu thì mình bèn lại nhận Tiền Hiền hoặc Điểm Truyền Sư của tổ tuyến khác làm thầy. Cái gọi là trung, chính là tận tâm tận sức, cả đời trung với một chủ. Điểm Truyền Sư vì cứu độ chúng sanh mà phải bôn tẩu bận rộn vất vả khắp nơi, đi sớm về khuya, thậm chí là hy sinh tánh mệnh, gia sản cũng không tiếc rẻ, Điểm Truyền Sư vẫn mang cái tâm thay trời tuyên hoá, độ hoá chúng sanh, phụng thiên mệnh hiệp trợ trời phổ độ bàn việc thâu viên, cầu mong các Nguyên Nhơn sớm nghe đạo tu đạo, sớm ngày về cội nhận Mẫu. Tinh thần hy sinh phụng hiến ấy rất đáng để chúng ta học tập noi theo. Vậy nên chúng ta phải tôn kính. Lúc Điểm Truyền Sư đến thì phải tiếp giá, lúc đi thì phải tiễn giá, để biểu thị sự sùng kính đối với thiên mệnh. Điểm Truyền Sư nói chuyện thì mình phải đứng trang nghiêm cung kính, thái độ sắc mặt vui vẻ ôn hoà. Có việc quan trọng thì phải báo cáo Điểm Truyền Sư, thỉnh thị Điểm Truyền Sư xử lý. Có chỗ không hiểu thì phải thỉnh thị Điểm Truyền Sư từ bi khai thị. Những việc lớn nhỏ trong đạo đều phải cung thình Điểm Truyền Sư quyết định. Chẳng phải là Điểm Truyền Sư vạn năng đâu, mà bởi vì Điểm Truyền Sư là phụng thiên mệnh đại biểu Sư Tôn, Sư Mẫu bàn đạo, chúng ta gọi là vị Minh Sư đại biểu, khả năng chuyên môn sâu, kinh nghiệm phong phú, vậy nên phận là hậu học thì nhất định phải dùng sự lễ phép để tôn kính lẫn nhau, bất luận là bưng trà nước, dâng khăn, lời nói, cử chỉ hành động, đều phải cung cung kính kính, như thế mới gọi là tôn sư trọng đạo, trên dưới nhất thể, đạo vụ mới có thể hồng triển.

Câu Chuyện Tôn Sư Trọng Đạo Tu Thành Chánh Quả

Người xưa có câu : “ một ngày làm thầy, cả đời là cha ”. Ơn thầy vì sao lại lớn như vậy ? Tuy rằng là phụ mẫu sanh cái thân thể của chúng ta, thế nhưng phụ mẫu chưa thể liễu dứt sự sanh tử luân hồi của chúng ta, còn thầy truyền đại đạo cho chúng ta, có thể cứu linh tánh của chúng ta thoát lìa khỏi biển khổ luân hồi, vậy nên cái lớn của ơn thầy còn nặng hơn so với cha mẹ. Nếu chẳng tôn kính Tam Sư ( Điểm Truyền Sư, Dẫn Bảo Sư, Giảng Sư ) thì là vong ơn, vong ơn thì làm sao có thể thành đạo ? Trong kinh A-hàm, Phật có nói : “ Người biết ơn và đền ơn, thì dù ở xa ta ngàn dặm, cũng như hầu cận bên ta, ngược lại người không biết ơn và không đền ơn dù ở hầu cạnh bên ta cũng cách xa ta ngàn dặm ”. Phật dạy, đạo đức bắt nguồn từ chỗ biết ơn và đền ơn. Người lương thiện, người đạo đức chân thật là người biết ơn và nhớ ơn, thọ ơn ai rồi thì không bao giờ quên. " Uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây ", đấy là đạo đức căn bản của con người.
  
Còn tôn sư trưởng ( thầy và trưởng bối ), đấy là lấy đạo làm tôn, lấy đức làm quý, dẫu rằng tuổi tác nhỏ hơn mình, tài năng học vấn chẳng bằng mình, công danh chẳng như mình, lời nói chẳng như mình, nhưng nay đã được Sư khai thị, biết tiến đạo tu thân, thì cũng nên tôn kính. Gặp phải vị sư mà mài luyện đủ thứ đủ kiểu ( như xưa kia tổ sư Vương Trùng Dương mài luyện Khâu Trường Xuân Chân Nhân ) thì cũng nên “ nghịch đến thuận chịu ”. Cái sai của Sư thì cũng không thể nhiều lời, tự có thiên lý, vậy nên chớ có manh động. Nay xin dẫn đưa ví dụ về câu chuyện do tôn sư trọng đạo mà tu thành chánh quả để cho các vị tiền hiền cùng tham khảo :

Ngày xưa, có một vị chăn bò tên là Lam Thái Hoà, từ nhỏ cha mẹ đã qua đời. Lam Thái Hoà chăn bò cho người ta, có khi than thở đời người như đám mây thoáng nổi lên rồi tan ngay, chẳng qua chỉ là biển khổ, do vậy mà tâm tường mang ý niệm tu hành. Có một hôm, cậu đi ngang qua một ngôi chùa, vừa đúng lúc vị Sư Phụ trụ trì đang giảng kinh thuyết pháp, thính chúng rất đông. Lam Thái Hoà bèn dừng lại để nghe, cảm thấy khá hứng thú, đợi đến khi pháp hội giải tán rồi thì bèn vào chùa muốn bái vị sư phụ ấy làm thầy. Nào ai ngờ đâu vị Sư Phụ ấy là “ con quỷ tham tiền ” xem tiền tài như mạng sống, trọng tiền chẳng trọng đạo. Những đồ đệ của ông ta, người có tiền thì ông ta đối tốt, không có tiền thì xem bằng con mắt khác, vì vậy mà khi nhìn thấy Lam Thái Hoà cả người mặc đồ rách rưới thì trong lòng nghĩ rằng cái tên nghèo mạt kiếp này thân chẳng có lấy một đồng xu mà cũng muốn đến bái mình làm thầy, vậy sao được, bèn mặc kệ cậu ta, hỏi Lam Thái Hoà rằng : “ Cậu có tiền hay không ? ”. Lam Thái Hoà nói rằng : “ không có ”. Vị Sư phụ ấy nói rằng : “ Không có tiền thì làm sao có thể tu đạo ? ”. Lam Thái Hoà trả lời : “ Con có thể lên núi đốn củi, nấu cơm để kính Phật Tổ đấy ! ”. Sư phụ bèn nói rằng : “Đấy là cậu tự nguyện đấy, được thôi ! Cậu hãy lưu lại đây vậy ! ” Từ đấy trở đi, Lam Thái Hoà bèn sống ở trong chùa đốn củi, nấu cơm nước để kính Phật Tổ. Trải qua một khoảng thời gian, cậu bèn hỏi Sư Phụ rằng khi nào thì mới có thể đắc đạo thành Tiên ? Có lúc Sư Phụ bị hỏi đến bực cả mình, bèn mắng rằng : “ăn chưa đến 3 bó rau thì đã muốn lên tây thiên rồi, làm gì có chuyện đơn giản như thế ? ”
  
Có một hôm, Lam Thái Hoà lại hỏi Sư Phụ rằng : “ Sư Phụ ơi ! khi nào mới có thể đắc đạo thành tiên ? ”. Sư phụ nổi giận, trong lòng nghĩ rằng cái tên nghèo kiết xác này không nghĩ đến chuyện thân chẳng có đồng xu, mỗi ngày đều nghĩ đến chuyện đắc đạo thành Tiên, quả thật là phiền chết người đi được, chi bằng thôi thì như vậy, Sư phụ bèn nói “ ngày mai canh ba là ngày đắc đạo thành tiên của con đấy, thế nhưng con không được bảo với người khác. Canh ba sáng mai con hãy đến phòng thiền để tìm Sư Phụ, biết không ? ” Lam Thái Hoà ngây ngô chẳng biết rằng trong lòng Sư Phụ muốn hại cậu ấy, bèn vui mừng khôn xiết, đợi đến nửa đêm canh ba bèn đến trước phòng thiền của Sư Phụ mà gõ cửa. Sư phụ nghĩ rằng cái tên tự đưa mình vào chỗ chết này tự chui vào vòng lưới rồi, bèn nói : “ trước hết con hãy đến phía sau núi đã ”. Lam Thái Hoà ngây ngô chỉ biết kính trọng lời của Sư Phụ, chẳng biết rằng Sư Phụ muốn hại cậu ta. Khi đến sau núi rồi, Sư Phụ nói rằng nơi này là nơi mà con đắc đạo thành Phật đấy, con nếu như có thể nhảy xuống vực sâu vạn trượng thì có thể đắc đạo thành Tiên rồi. Lam Thái Hoà tin rằng là thật, dùng cái tâm cung kính muôn phần mà cảm tạ chỉ thị của Sư Phụ, quỳ xuống hành lễ tứ bái rồi bèn nhảy xuống vực sâu vạn trượng.
  
Chính vào lúc này, vừa đúng lúc Bát Tiên thiếu một vị Tiên. Bảy vị Tiên bay ngang qua núi này, nhìn thấy cái tâm trẻ thơ trong sáng của Lam Thái Hoà, bèn hoá thành một đạo kim quang, đem Lam Thái Hoà độ về núi Tiên học đạo. Sư Phụ nhìn thấy cảnh tượng này, nghĩ rằng Lam Thái Hoà quả nhiên đã thành đạo rồi, cớ sao mình muốn hại cậu ta mà trái lại còn thật sự giúp cậu ta thành đạo rồi ? Cái cơ hội này mình không thể để lỡ mất đi, thế là Sư Phụ bèn nhảy theo xuống vực sâu, thế nhưng chẳng có Tiên Phật lại đến độ hoá ông ta, kết quả đã rớt xuống tan xương nát thịt mà chết mất rồi.
  
Trải qua vài năm sau, xương cốt của Sư Phụ bị tinh hoa của nhật nguyệt soi chiếu đã trở thành một con cóc ba chân, khắp nơi ăn thịt người. Lữ Tiên Tổ nơi núi Tiên nói với Lam Thái Hoà rằng : “ cậu đã tu thành chánh quả rồi, thế nhưng Sư Phụ của cậu thì lại biến thành một con cóc ba chân, cậu nên xuống núi đi độ hoá ông ta. Ở đây có một cây mây phật, lại có hai đồng tiền, cậu hãy đi độ sư phụ của cậu vậy ! ” Lam Thái Hoà sau khi tiếp nhận lấy cây mây Phật và đồng tiền rồi thì bèn đến chỗ vực sâu mà lớn tiếng kêu “ Sư Phụ ! Sư Phụ ! ”. Con cóc ba chân cảm thấy xấu hổ vô cùng, vốn dĩ là muốn hại cậu ta, ngờ đâu trái lại còn trợ giúp cho cậu ta thành đạo, thật chẳng còn mặt mũi nào nhìn Lam Thái Hoà nữa, bèn né tránh, ẩn núp vào bên trong động, chẳng dám ra ngoài. Lúc này Lam Thái Hoà bèn dùng cây mây Phật đã buộc hai đồng tiền, đặt vào bên trong động. Con cóc ba chân nhìn thấy đồng tiền thì bèn dùng miệng cắn lấy đồng tiền. Lam Thái Hoà bèn đem con cóc ba chân kéo lên núi, mang để trên vai ngồi yên, rồi bay vọt lên cao mà đi, đấy là học trò độ thầy.
  
Như Lam Thái Hoà có thể tôn sư trọng đạo mà liệt vào vị trí một trong bát tiên; Sư Phụ của Lam Thái Hoà thì lại yêu tiền như mạng sống, chẳng chăm lo cho đồ đệ nên chịu sự báo ứng của nhân quả, biến thành con cóc ba chân. Nay khuyên các vị đồng tu rằng giữa thầy trò, trên dưới phải tương ứng, không thể dùng Sư quyền mà hiếp đáp các hậu học. Hậu học cũng không thể bởi vì trí tuệ cao siêu mà lừa dối, khinh khi Sư phụ. Thầy từ bi, hậu học tôn kính, trên dưới một lòng, tích cực tu bàn, như vậy thì đại đạo mới có thể hồng triển.

Nhận Biết Đối Với Điểm Truyền Sư Nhận Biết Đối Với Điểm Truyền Sư
910 1

Bài viết Nhận Biết Đối Với Điểm Truyền Sư

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »