( Hoạt Phật Sư Tôn từ huấn )
Các đồ nhi ưa thích đi đến các chùa miếu,
hoặc đi đến các nhà thờ để chầu lạy, thích đi lễ lạy Phật Tổ, lễ lạy các tượng
Phật tượng Thần. Các tượng Phật, tượng Thần là các thứ vật chất, bản thân nó vốn
dĩ là chết, chẳng có linh, chẳng có hồn đâu, thế nhưng Ơn trên sẽ phái xuống
các vị thần linh, gọi là “ các thần linh đại biểu cõi khí thiên ” để trấn giữ ở
các ngôi chùa miếu hoặc các nhà thờ. Bản thân các ngài ấy vẫn chưa là Tiên Phật,
bởi vì các ngài ấy vẫn chưa có cầu đạo, cũng chẳng hiểu biết các đạo lý của thời
kì Bạch Dương, chẳng biết sự chuyển biến của thiên thời, thiên vận, cho nên chỉ
có thể được gọi là “ các vị thần linh đại biểu cõi khí thiên ”.
Ở cõi “ Khí Thiên ” thì không phải chỉ
có các vị thần linh đại biểu cõi khí thiên tại các ngôi chùa miếu mới là thần của
cõi khí thiên, mà trên thực tế vẫn còn có rất nhiều các vị thần linh đang tu
luyện ở cõi khí. Các ngài ấy chẳng có đến các chùa miếu của cõi nhân gian để
giúp đỡ người đời, các ngài ấy lưu lại ở cõi khí để tu luyện. Ngoài ra còn một
loại khác nữa chính là đảm nhiệm loại chức vị nào đó ở khí thiên, hoặc đảm nhiệm
làm tướng quân, quỷ sai ở địa phủ, ở địa ngục, hoặc đảm nhiệm các loại công việc
ở địa phủ, địa ngục, đấy đều là thuộc về phạm vi của các vị thần linh cõi khí
thiên. Các ngài ấy sao lại có tư cách trở thành các vị thần linh cõi khí thiên
vậy ? Thầy đây vẽ một bức vẽ phân chia rất đơn giản để đồ nhi nghe càng hiểu rõ
hơn.
Vô Cực Lí Thiên
- - - - - - - - - - - -
Cõi Khí Thiên
- - - - - - - - - - -
Các Tầng Trời
( Các tầng trời nằm ngoài Khí Thiên, sự tu dưỡng, tố chất, hàm dưỡng, đạo
đức và công đức lực đều ở dưới khí thiên )
- - - - - - - - - - - -
Cõi Nhân Gian
- - - - - - - - - - - - -
Cõi Địa Tào
- - - - - - - - - - -
Cõi Lí Thiên cao nhất, đã vượt ra khỏi sự luân hồi, vượt ra khỏi bên ngoài khí thiên và các tầng trời, là cảnh giới chẳng có sanh tử, cảnh giới này cũng chính là nơi mà các đồ nhi phải tu để quay về, gọi là “ Vô Cực Lí Thiên ”. Đồ nhi nếu như ở trong các tiết học nghe thấy người giảng bài nói đến hai từ “ hồi thiên ” ( về trời ), nơi mà phải quay về chính là Vô Cực Lí Thiên đấy, cũng có nghĩa là các đồ nhi nay phải nghiêm túc mà tu đạo, tu đến mức có thể quay trở về Vô Cực Lí Thiên.
Dưới cõi Vô Cực Lí Thiên thì có Khí Thiên. Tầng thứ tu dưỡng, tầng thứ
công đức, công lành của những vị thần linh cõi Khí Thiên mà khi nãy thầy đã nói
đến chính là thuộc Khí Thiên. Thế nhưng do bởi các ngài ấy vẫn chưa cầu đạo, vẫn
còn rất nhiều đạo lí còn chưa hiểu, vậy nên chẳng cách nào trở về đến Vô Cực Lí
Thiên.
Dưới Khí Thiên còn có các tầng trời, cõi nhân gian, địa tào, đều là phạm
vi của sự luân hồi tam giới. Chúng sanh tam giới không ngớt luân hồi sanh tử
chính là ở cái không gian này bên ngoài Vô Cực Lí Thiên, không ngớt luân hồi
bên trong cái không gian đa chiều này. Đồ nhi tu đạo chính là muốn ngừng dứt sự
luân hồi, muốn ngừng dứt sự luân hồi của cá nhân, sự luân hồi của chúng sanh
Tam Tào, thì phải chớ có lại tạo nghiệp, sau đó có thể tu phục hồi đến mức độ
Vô Cực Lí Thiên tầng cao nhất. Cái mà gọi là “ Nguyên Nhơn Tam Tào ” trong việc
phổ độ Tam Tào chính là chỉ các Nguyên Nhơn của cõi Khí Thiên, các Nguyên Nhơn
của các tầng trời, con người của cõi nhân gian, và các Nguyên Nhơn vô hình của
cõi địa tào. Đấy đều là phạm vi của Nguyên Nhơn Tam Tào. Vậy nên cái mà hiện
nay gọi là phổ độ Tam Tào, cứu độ Tam Tào chính là chỉ việc cứu các chúng sanh
tam giới của cõi Khí Thiên, các tầng trời, nhân gian, địa tào.
Cái mà gọi là thần linh cõi Khí Thiên :
Loại thứ nhất là các vị thần linh đại lý ở các địa điểm của các tôn giáo. Trình độ tu dưỡng và công lành của các ngài ấy là tầng thứ của cõi Khí Thiên, là tầng thứ rất cao. Các ngài ấy lúc còn tại thế đã từng lưu lại công lành khá lớn, cũng có nghĩa là các ngài ấy khi còn tại thế đều rất thích giúp đỡ bá tánh, rất thích hy sinh bản thân để đi làm lợi ích cho người khác, giúp đỡ người khác. Hành vi của các ngài ấy nhận được sự tán thưởng của Thượng Đế, của Hoàng Mẫu, vậy nên Tiên Phật bèn điều phái các ngài ấy đến nhân gian, đảm nhiệm làm thần linh đại lý ở các địa điểm của các tôn giáo. Các ngài ấy dựa vào tầng thứ tu dưỡng, dựa vào mức độ công lành của cõi Khí Thiên để đến nhân gian tương trợ cho con người, bởi vì các ngài ấy lúc còn tại thế vốn dĩ vô cùng thích hy sinh bản thân để giúp đỡ người khác, vậy nên ơn trên bèn theo như nguyện của các ngài ấy để các ngài ấy lại về đến nhân gian tiếp tục hoàn thành nguyện vọng lúc còn sống ưa thích giúp đỡ người đời của các ngài ấy.
Loại thứ hai là các tu luyện sĩ cõi khí thông thường đều là những vị mà
lúc còn tại thế đã từng để lại những tinh thần tiết tháo khá vĩ đại, chẳng hạn
như là các hiếu tử, các tiết phụ, liệt nữ … cũng có nghĩa là các ngài ấy lúc
còn tại thế khá ư là hạ công phu đối với luân lí đạo đức. Hiếu tử thì là vô
cùng hiếu thuận với phụ mẫu của các ngài ấy, tiết phụ thì là giữ trinh tiết của
cá nhân các ngài ấy, liệt nữ thì là những người đàn bà con gái ngay thẳng không
chịu khuất phục, không sợ sự ức hiếp áp bức của kẻ xấu … các ngài ấy lúc còn tại
thế thật ra vốn chẳng có lợi ích đến rất nhiều người ! Cũng có nghĩa là nói hiếu
tử chủ yếu nhất là hiếu thuận song thân của các ngài ấy, lợi ích cho song thân
của các ngài ấy chớ chẳng phải là hiếu thuận đến song thân của mỗi một nhà, các
ngài ấy vốn chẳng phải là lợi ích đến quần chúng khá đông. Trên tuy là thuộc về
tiết tháo của cá nhân, thế nhưng đã để lại những tấm gương mẫu mực khá tốt để học
tập noi theo cho hậu thế, cho những người đời sau. Thông thường loại tình huống
này thì sẽ trở thành các tu luyện sĩ cõi khí tại Khí Thiên, tu luyện ở Khí
Thiên.
Loại thứ ba là những vị nhậm chức ở Khí Thiên và các tầng trời. Ở Khí
Thiên và các tầng trời có rất nhiều các công việc cần phải làm. Ở Địa Tào, bất
luận là địa phủ hay là địa ngục thì đều có rất nhiều công việc cần phải xử lí,
lúc này chính là do các vị thần linh Khí Thiên đi nhậm chức. Có những vị thần
linh Khí Thiên lưu lại ở Khí Thiên nhậm chức, trở thành vị quan, vị Trưởng nào
đó. Có vị thì ở địa tào có thể trở thành tướng quân địa phủ, hoặc là nhậm chức
quỷ sai thực thi các hình phạt ở địa ngục. Các vị thần linh khí thiên lúc còn tại
thế có đặc trưng chung chính là vô cùng xem trọng các quan niệm luân lí đạo đức.
Các ngài ấy dựa vào các quan niệm luân lí đạo đức để quy định chặt chẽ các hành
vi, ý niệm của bản thân, cũng có nghĩa là cuộc sống sinh hoạt của các ngài ấy
là dựa theo quan niệm luân lí đạo đức để làm chuẩn tắc, vậy nên mới có nội hàm,
sự tu dưỡng, đạo đức như thế có thể thăng đến cõi Khí. Một người mà lúc tại thế
rất tuân giữ các quan niệm luân lí đạo đức thực thi hình phạt đối với của Nguyên
Nhơn ở địa ngục thì các Nguyên Nhơn mới phục. Bản thân các tội hồn địa ngục đã
phạm tội đều là những người mà cá tính rất tệ, quan niệm không đúng đắn, thông
thường đều là những người đã phạm các tội lỗi chồng chất. Nếu như là một người
bình thường thực thi hình phạt đối với họ thì họ nhất định cảm thấy không phục,
“ ngươi cũng đâu phải là tu vô cùng cao siêu, dựa vào cái gì để thực thi hình
phạt đối với ta ? ”. Nếu như là một người mà sự hàm dưỡng đạo đức không tốt
đánh các con, thì các con nhất định cảm thấy rất không vui. Nếu như là Thầy
đánh các con, thì đồ nhi các con lại còn cảm thấy rất vinh hạnh, đúng không ? (
vâng đúng ). Cũng cùng là sự “đánh ”, cớ sao sự cảm nhận lại khác biệt nhiều
như vậy ? Đồ nhi hãy đứng trên cùng lập trường để mà nghĩ xem, thì sẽ biết tiếng
lòng của các Nguyên Nhơn cõi địa ngục ! Những quỷ sai mà muốn thực thi hình phạt
đối với họ thì nhất định phải là trình độ của Khí Thiên Thần trở lên, có những
quỷ sai có sự hàm dưỡng nội tu như thế để thực thi hình phạt đối với họ thì họ
mới phục.
Các đồ nhi đã từng lạy qua các vị thần linh trong miếu, đã từng cầu
nguyện qua các vị thần đại lý chúa Giê-Su ở nhà thờ … các ngài ấy đều là lúc
còn tại thế đã có sự hàm dưỡng đạo đức tầng thứ rất cao, đã từng làm qua rất
nhiều những việc có lợi ích cho người khác, thì ơn trên mới phái các ngài ấy đến
nhân gian để tiếp nhận sự lễ lạy của các tín chúng, chớ nếu không, nếu như bản
thân các vị thần đại lý Khí Thiên công lành chẳng đủ, sự tu dưỡng nội đức chẳng
đủ, được người ta kính bái quỳ lạy thì các ngài ấy nhận chịu không nổi đâu, vả
lại còn sẽ tiêu giảm phước đức cá nhân của các ngài ấy nữa. Vậy nên, các vị thần
đại lý khí thiên ở các địa điểm của các tôn giáo có thể để người ta quỳ lạy, dập
đầu sát đất lễ lạy thì là các ngài ấy lúc còn tại thế trình độ nội tu rất cao,
công lành cũng đủ nhiều, thì ơn trên mới sắp xếp để các ngài ấy ở nhân gian tiếp
tục tâm nguyện giúp người, các ngài ấy cũng mới nhận chịu nổi sự quỳ lạy của
các tín chúng. Còn các vị thần linh Khí Thiên nói cho cùng thì vẫn chưa có cầu
đạo, cũng chưa biết được sự chuyển biến của thiên thời, thiên vận, chẳng biết
được những đạo lý của thời kì Bạch Dương, chẳng hiểu biết các đạo nghĩa Bạch
Dương, đấy là chỗ khác biệt rất lớn giữa các ngài ấy với Tiên Phật. Do bởi các
ngài ấy chưa đắc đạo, chưa hiểu rõ đạo nghĩa, vậy nên khi các ngài ấy tương trợ
người thường thì thật ra là dựa theo những quan niệm luân lí đạo đức của bản
thân lúc còn tại thế, dựa theo những quan niệm luân lí đạo đức mà người thường
biết để đi giúp đỡ người, đấy là phương thức giúp người của thần Khí Thiên. Thần
Khí Thiên dựa theo các quan niệm luân lí đạo đức để đi giúp đỡ người, chớ không
phải dựa theo chân lí bạch dương để đi giúp đỡ người, vậy nên trong cách tương
trợ của thần Khí Thiên cũng có thể sẽ có những hành vi sai lầm sản sinh, chẳng
hạn như trong câu chuyện của Nhị Thập Tứ Hiếu có câu chuyện “ nằm trên băng chờ
cá chép ” rất nổi tiếng. Có một đứa con hiếu thảo tên là Vương Tường, sống vào
đời Tấn, mẹ mất sớm nên sống với người mẹ kế là Chu thị, một người không được
hiền từ. Trước mặt cha của Tường bà thường hay nói lời gièm pha khiến cho Tường
không nhận được tình yêu thương của cha mẹ. Vào độ tiết trời lạnh lẽo, nước
đóng thành băng, bà ấy bị bệnh, lại thèm ăn cá tươi. Do bởi nhà Tường rất
nghèo, vậy nên cậu ta đã chạy đến trên con sông đóng băng rồi cởi trần, dùng
nhiệt độ ấm của thân thể để làm tan chảy băng tuyết, hy vọng là cá có thể nhảy
ra. Bỗng dưng băng bị nứt ra rồi có hai con các chép nhảy ra. Tường bắt lấy và
mang về dâng lên mẹ. Hai con cá này nhảy ra, thật ra chính là do sự giúp đỡ của
thần Khí Thiên. Do bởi Thần Khí Thiên nhìn thấy sự hiếu thuận của đứa con trai
này vậy nên đã giúp đỡ cậu ấy, khiến cho cá dưới lớp băng đóng ấy nhảy lên. Nếu
như theo quan niệm luân lí đạo đức mà nói, thì việc mà Thần Khí Thiên giúp đỡ cậu
ấy là đúng, do ngài ấy đã giúp đỡ đứa con hiếu thảo này, cũng đã giúp được mẫu
thân của đứa con hiếu này, thế nhưng dựa theo đạo lý Bạch Dương mà nói thì việc
mà vị Thần Khí Thiên đã trợ giúp là việc nửa đúng nửa sai. Sai ở chỗ nào ? Sát
sanh ! Thần Khí Thiên giúp đỡ đứa con hiếu thảo, giúp cho mẫu thân của đứa con
hiếu này là đúng, thế nhưng Ngài ấy dùng phương pháp sát hại cá thì là sai rồi.
Việc này sẽ dẫn đến đứa con hiếu thảo này phạm vào nghiệp sát của giết cá, và
cũng dẫn đến việc mẫu thân của đứa con hiếu thảo này đã phạm vào nghiệp sát của
việc ăn cá, vậy nên tuy rằng hành vi hiếu thuận của đứa con hiếu thảo được đáp
lại, được thưởng cho có cá mang về cho mẫu thân ăn, và mẫu thân của cậu ta quả
thật cũng nhận được sự ích lợi từ hành vi hiếu thuận của con trai bà, thế nhưng
mẹ con họ đã tạo nghiệp sát. Đấy là Thần Khí Thiên đi giúp đỡ chúng sanh trong
tình trạng không hiểu chân lý Bạch Dương, thì rất có khả năng giúp phải chỗ
sai. Các đồ nhi hiện nay là do đến phật đường Bạch Dương lắng nghe chân lý Bạch
Dương, vậy nên mới hiểu biết rằng thì ra việc làm tổn thương, gây hại cho động
vật là hành vi tạo nghiệp sát ”. Nếu như các con chẳng có học chân lý Bạch
Dương, thông thường đều sẽ cho rằng : “Đúng đấy ! Đứa con hiếu thảo này rất hiếu
thuận, mẫu thân bị bệnh cũng quả thật là cần dinh dưỡng của thịt cá. ” Đồ nhi
nay thì có thể hiểu rằng thần Khí Thiên là dựa theo các quan niệm luân lí đạo đức
khi tương trợ con người, thế nhưng có khả năng cũng sẽ khiến cho các tín chúng phạm
xuống sai lầm, vậy nên một trong các đối tượng của Tam Tào Phổ Độ bao hàm
Nguyên Nhơn Thiên Tào, cũng chính là các vị thần linh cõi Khí Thiên.
Có rất nhiều các vị thần linh cõi Khí Thiên Thần do bởi trình độ nội tu
của bản thân rất cao, lại thêm sức công đức đủ, cũng từng có duyên phận rất sâu
với người tu đạo Bạch Dương, vậy nên ơn trên xoay chuyển cho các ngài ấy đên
các phật đường Bạch Dương để trợ đạo, hoặc là theo nhân viên khai hoang đến các
nước đi trợ đạo, hoặc lưu lại ở các chùa miếu hoặc nhà thờ nơi bản thân các
ngài ấy đang chủ quản trông coi để tương trợ cho các Bạch Dương Tu Sĩ lân cận gần
đấy. Nếu như là những vị thần Khí Thiên đã đắc được lệnh bài trợ đạo, thì ơn
trên sẽ sắp xếp rất nhiều các khoá học Bạch Dương để các ngài ấy nghe lớp, sẽ
xoay chuyển các ngài ấy đến các phật đường Bạch Dương để lắng nghe chân nghĩa
Tam Tào, và cũng sẽ trong cõi vô hình sắp xếp cho các ngài ấy nghe học chân lý
Bạch Dương rồi mới có thể trợ đạo một cách đúng đắn. Thần linh Khí Thiên cũng
là các linh, các hồn, chẳng phải là muôn việc đều thông suốt, chẳng phải là cái
gì cũng đều hiểu biết cả. Có rất nhiều các đạo lý đều vẫn phải thông qua học tập,
học hiểu chân lý Bạch Dương rồi thì các ngài ấy mới có thể dùng chân lý Bạch
Dương một cách đúng đắn để giúp người tu đạo tu đạo. Do đó những vị thần Khí
Thiên có lệnh bài trợ đạo trong lúc trợ đạo bèn có thể chỉnh sửa lại cho ngay
đúng một cách mạnh mẽ những quan niệm sai lầm của người tu đạo, cũng có thể
giúp cho sự hàm dưỡng phẩm cách của người tu đạo nâng lên một cách rất nhanh
chóng. Những vị thần Khí Thiên có thể trợ đạo có một chỗ rất vĩ đại chính là
các ngài ấy sẽ nghĩ cách đi tìm kiếm các tín chúng bình thường, những người
bình thường, khiến cho họ có cơ hội có thể quen biết được các Bạch Dương tu sĩ.
“ Quen biết các Bạch Dương tu sĩ ” cái nhân duyên này rất quan trọng, bởi vì
quen biết các Bạch Dương tu sĩ rồi thì người tu đạo bèn có cơ hội bảo với các
tín chúng bình thường, rồi họ bèn có thể đắc được cơ hội cầu đạo, đấy chính là
chỗ tấm lòng của các vị thần Khí Thiên vô cùng rộng lớn. Bản thân các vị thần
Khí Thiên đều vẫn còn ở trong giai đoạn trợ đạo, bản thân còn chưa cách nào cầu
đạo, thế nhưng lại giúp cho những người bình thường, nhanh chóng tìm cơ hội khiến
cho người bình thường có thể quen biết các Bạch Dương tu sĩ, rồi tiến đến cầu đạo,
đấy chính là chỗ phẩm cách thần Khí Thiên rất cao thượng. Các ngài ấy sở dĩ có
thể sau khi chết trở thành thần linh Khí Thiên đều là do bởi các ngài ấy lúc
còn sống tại thế cứ mãi mang giữ tinh thần ý chí rất kiên định, cũng có nghĩa
là nói một đứa con hiếu thảo không phải chỉ hiếu thuận phụ mẫu hai, ba năm thì
có thể làm thần linh cõi Khí Thiên đâu, mà là cứ mãi tiếp tục duy trì làm đứa
con hiếu, cứ mãi tiếp tục duy trì hiếu thuận phụ mẫu mãi đến khi qua đời, vậy mới
có tư cách thăng đến cõi Khí. Sức ý chí của bản thân các vị thần linh cõi Khí
Thiên đều rất kiên cường, các quan niệm luân lí đạo đức đều rất cao thượng, rất
cao quý. Các ngài ấy lúc còn tại thế là những người có lòng bền bỉ kiên trì, có
ý chí kiên định, không dễ dàng bị nghịch cảnh đánh bại. Cũng có nghĩa là nói, Một
Hiếu tử cõi Khí lúc còn tại thế sẽ không bởi vì người khác huỷ báng, hay bạn
gái kích động xúi giục, hay là vợ châm dầu vào lửa nói bên tai những lời không
tốt về mẹ chồng, thì bèn trở nên không hiếu thuận. Một đứa con hiếu bất kể là vợ
có nói xấu mẹ chồng đến thế nào đi chăng nữa, thì cậu ta vẫn rất hiếu thuận với
mẫu thân. Bất kể là bạn gái với mẫu thân không hoà hợp đến thế nào đi chăng nữa,
cậu ta vẫn cứ là hiếu thuận với mẫu thân, sẽ chẳng bởi vì mối tình ái này, vì mối
tình duyên phu thê này mà bèn không hiếu thuận song thân nữa. Thần linh cõi Khí
là cứ mãi kiên trì những quan niệm đạo đức cao quý này, sẽ không vì chịu phải bất
cứ hoàn cảnh nào mà thay đổi.
Hình icon Show icon