Thế Nào Gọi Là “Đạo Vụ Hồng Triển” Và “Đạo Vụ Trung Tâm” ?

 Thế nào gọi là “Đạo Vụ Hồng Triển ”và “ Đạo Vụ Trung Tâm” ?



Thế nào gọi là đạo vụ hồng triển ?

Thế nào gọi là đạo vụ hồng triển ? Đạo vụ hồng triển vốn không nhất định là phải bàn ra một mảng đạo trường to lớn bao nhiêu. Để thầy làm một sự ví von vậy, một quả trái rất to, thế nhưng bên trong quả trái đó có sâu đục khoét, thì cái quả trái này có còn hữu dụng không ? Những thói hư tật xấu, tánh khí nóng nảy của con chẳng chịu sửa đổi, thì là sâu đục khoét đấy. Trái lại, nếu như đạo vụ tuy bàn chẳng được nhiều, quả trái nho nhỏ thôi, thế nhưng chẳng có sâu bọ đục khoét ở bên trong, thì nó vẫn là có giá trị của nó, đúng không ?

Vậy nên nói, thành tựu chẳng ở chỗ lớn nhỏ, mà là ở chỗ chân thật, xác thật mà đi làm người, vững chắc thiết thực mà đi làm, đồ nhi à ! … các con phải hiểu rõ điểm này. Đạo chính là thiết thực mà đi làm người, thiết thực mà đi thành toàn người, có bao nhiêu người thì con thành toàn bấy nhiêu người. Các con chỉ cần thật tốt mà dẫn dắt các đạo thân tu bàn đạo, thật tốt mà đi làm, thì người ít lại có gì quan trọng đây ? 

Đạo Vụ vì sao chẳng thể hồng triển ?

1. Phật quy lỏng lẻo

2. Sự bất hoà về mặt nhân sự

3. Nguyện lực chẳng đủ

4. Nhận lí chẳng thật

Các con phải có thể cư xử qua lại một cách hài hoà với những người, việc, vật bên mình, dung nạp ý kiến của mỗi một người đối với con, như vậy thì có phải là bèn sẽ không có những sự tranh cãi nữa rồi không ? Chẳng có những sự tranh cãi thì tự nhiên bèn sẽ hiển hiện cái bầu không khí hoà thuận.

Đạo vụ sở dĩ rút ngắn thu nhỏ lại, tản mạn, thì tuyệt đối là do cái “ trực tâm ” của một số người nào đó đã xảy ra vấn đề, cái bầu không khí hoà thuận đã bị phá hoại rồi, lấy nhân tâm thay thế Thiên tâm, lấy ý người thay thế ý trời, quên mất đi sự phản tỉnh tự thân, quên mất đi những yếu tố rất quan trọng nào đó của việc tu bàn đạo … hoàn toàn quên mất rằng “đạo” là do ơn trên đang nắm quyền, chớ chẳng phải là con người có thể nắm quyền. Dưới đây quy nạp một vài điểm các nhân tố khiến cho đạo vụ chẳng thể hồng triển, dùng để phản tỉnh suy ngẫm :

1. Phật quy lỏng lẻo

Phật quy lễ tiết, bao gồm sự ứng đối tiến lui, thừa thượng khải hạ, tôn sư trọng đạo, tam thanh tứ chánh … đều là những quy tắc để giữ gìn duy trì sự hài hoà, tiến bộ của đạo trường. Một đạo trường mà phật quy lễ tiết giữ được tốt thì độ phối hợp trên dưới của đạo trường ấy khá cao; những quan niệm, tâm tánh, hành vi của toàn thể cũng khá chỉnh tề, đấy là bởi vì họ chịu buông xuống cái Tôi, lấy đạo làm tôn kính. Trái lại, hễ một khi phật quy lễ tiết đã sơ suất, khinh suất rồi, mặc cho con có nỗ lực thêm đi nữa để khai sáng đạo vụ, thành toàn đạo thân, thì cũng là cái vỏ rỗng tuếch bên ngoài, hiển hiện không ra cái tinh thần và nội hàm của đạo.

2. Sự bất hoà về mặt nhân sự

Thiên thời, địa lợi, nhân hoà, lấy sự hoà hợp, hoà thuận nhân sự làm trọng. Đạo trường cho dẫu có nhân lực, tài lực to lớn, hoặc đạo vụ còn sớm khai phát hơn so với những đạo trường khác, thế nhưng nếu như mỗi người trên đạo trường đều dùng mưu trí tranh đấu gay gắt với nhau, tự cho rằng mình là Tiền Hiền lâu năm, tư tâm dụng sự, thì cái đạo trường này bèn sẽ không bình an, đạo vụ sẽ không thuận lợi. Duy chỉ có tuân thủ theo tông chỉ tu bàn đạo nguyên thuỷ, bất cứ lúc nào cũng cảnh giác bản thân mình phải “ lấy đại thể làm trọng, lấy Thiên Tâm làm tâm ”, thì cái đạo trường này mới có thể bình an trưởng thành một cách trôi chảy êm thắm, đạo vụ mới có thể hồng triển.

3. Nguyện lực chẳng đủ

Nếu như không đủ dũng khí gánh vác đạo vụ, sợ phải bỏ ra tâm sức, sợ phiền phức, sợ mệt, sợ chịu uỷ khuất ( lòng buồn khổ do chịu những sự chỉ trích hoặc đối đãi không công bằng ), sợ được mất …, “ cảm giác bất lực ” bèn tự nhiên sản sanh thôi ! Đấy là nguyên nhân gì đây ? Do “ nguyện lực ” hy sinh phụng hiến chẳng đủ ! Bởi vì tâm nguyện từ bi của chúng ta chẳng đủ lớn mạnh, vốn dĩ là có năng lực, có điều kiện để xả bàn, có thể đem đạo vụ thúc đẩy khai triển một cách rất tốt, có thể thành toàn càng nhiều người hơn nữa, thế nhưng do bởi chúng ta do dự chẳng quyết, khoanh tay đứng nhìn, vậy nên đã để lỡ mất đi cơ hội tốt đẹp, để lãng phí uổng trôi năm tháng, dẫn đến làm lỡ trễ sự tiến triển của đạo vụ, làm lỡ trễ tuệ mệnh của chúng sanh. Đấy lẽ nào chẳng phải là “ nguyện lực không đủ ” đó sao ? Tâm phát thì chúng sanh có thể độ, nguyện lập thì Phật đạo có thể thành ! Duy chỉ có hồi tiểu hướng đại ( từ tiểu thừa hồi tâm hướng về đại thừa ) , hy sinh sự hưởng thụ, thì mới có thể tạo tựu thánh nghiệp vô lượng vô hạn trong tương lai.

4. Nhận lí chẳng thật

Những đạo trường mà nhận tình cảm con người, nhận bầu không khí, nhận thiên cơ, nhận thiên thời mới tích cực tu bàn đạo, thì đạo vụ chắc chắn nhất định lúc tiến lúc lui, lưỡng lự chẳng quả quyết. Điểm Truyền Sư đối tốt với mình thì mình mới có lòng tin. Pháp hội phải nhiều người, Tiên Phật từ bi hiển hoá thì mới cảm động mà phát tâm. Thiên thời khẩn cấp, tai nạn sắp đến rồi thì mới tích cực bàn đạo…Những nhân tố này đều sẽ không tạo dựng nên đạo trường vững chắc hay đạo vụ xuất sắc. Duy chỉ có “ nhận lí thật tu ” thì mới có thể khiến cho đạo trường  có thể lâu xa.

Bàn đạo phải có điều kiện gì đây ?

1.Hợp tác

2.Khai sáng

3.Vun bồi giáo dục

4.Quan tâm yêu thương

5.Giữ giới

6.Chỉnh tề

7.Đoàn kết

8.Chuyên tâm

9.Tinh thần

10.Lòng tin

Thế nào gọi là Đạo vụ trung tâm ?

Các con ở trong đạo trường của mỗi Tiền Nhân đều có cái gọi là “đạo vụ trung tâm”, phải không ? Thế nhưng là “đạo vụ trung tâm” 「道務中心 – dào wù zhōng xīnhay là “đạo lầm trung tâm” 「道誤中心dào wù zhōng xīnvậy ? Những nhân viên các con đây ở đạo trường lâu năm phụ trách đạo vụ hoặc khi lên kế hoạch đạo vụ có từng nghĩ kĩ qua vấn đề này hay chưa ? Thầy ở trên núi Nam Bình, mỗi lần nhìn thấy các con lúc quy hoạch đạo vụ, thì thầy đều không thể không hồi hộp lo lắng. Các đồ nhi ơi, nếu như khi sự thể hội của các con đối với đạo còn chưa đủ, thì lại làm sao có thể thật sự mà gánh lên cái chức trách thần thánh của “đạo vụ trung tâm” đây !

Các con nói rằng “đạo vụ trung tâm” là trung tâm vận hành các việc của đạo trường. thầy phải bảo với các con rằng, “đạo vụ trung tâm” thật sự là “ trung tâm lấy đạo để phục vụ chúng sanh ”, nó chẳng có những sự tranh chấp của đạo quyền, chẳng có sự phân biệt nhân ngã, chỉ có một cái Thiên Tâm ( lòng trời ) thật sự lấy đạo, dựa theo đạo vì chúng sanh mà phục vụ. Bất kể là nhân gian các con thiết lập bao nhiêu “đạo vụ trung tâm”, nếu như chẳng thể lấy Thiên Tâm để làm việc, thì chẳng thể được xem là làm việc trời, ấy cùng lắm chỉ là nhân sự của thế gian mà thôi ! Bởi vì con chẳng phải là dùng Thiên Tâm để làm việc, tất nhiên sẽ chẳng được Chư Phật che chở giúp đỡ, tất chẳng thể nhiếp thụ các chúng hữu tình, cũng tất nhiên chẳng thể lưu xuống sự vĩnh hằng ở tam thiên đại thiên thế giới ! Đồ nhi ơi ! Hãy ghi nhớ kĩ, hãy nhớ kĩ, chỉ có lúc con khởi niệm lành, chân thành hy sinh, phục vụ vì chúng sanh, thì mới có thể thật sự nếm vị đạo, cũng tất nhiên được sự trợ hoá của Tiên Phật, mà từ tận sâu nơi đáy lòng cảm nhận được sự to lớn vĩ đại của Thiên Ân đấy !

Khi con thật sự đang quy hoạch đạo vụ, thầy tất nhiên đều ở bên cạnh các con. Chỉ cần mỗi một người các con đều có thể “ quan tâm thấu hiểu ý trời, tạo phước cho cộng đồng ”, lấy điều này làm chuẩn tắc, vậy thì phương hướng của các con mới được xem là đúng đắn đấy, mới được xem là hợp với tâm ý của thầy. Và vào ngay cái lúc một niệm thành thật lương thiện vô tư vô ngã, một tấm lòng công vì chúng sanh, những linh cảm mà nổi hiện lên trong tâm trí của con cũng chính là những khải thị của thầy cho con đấy. Các đồ nhi ơi, chính là vào trong cái lúc này, thầy trò chúng ta mới có thể dựa vào đạo mà khế hợp với nhau, tâm tâm tương ấn đấy ! 

Vì sao mà có một số đạo vụ trung tâm trở thành “đạo lầm trung tâm” vậy ? Bởi vì người thao trì có tâm niệm bất chánh, cái tâm công chánh chưa khởi lên, cái tâm danh lợi còn chưa dẹp trừ sạch, do đó mà ma thường hay nhân cơ hội mà lẻn vào, trái lại tạo thành rất nhiều những sự tranh chấp nhân sự, thậm chí còn trở thành trung tâm quyền lực, trung tâm tranh đấu. Các đồ nhi ơi, thầy nhìn thấy rồi có thể không đau lòng hay sao ? Các con hãy tịnh xuống mà ngẫm nghĩ xem, mục đích cuối cùng các con đến đạo trường tu đạo, bàn đạo là vì cái gì vậy ? ( siêu sanh liễu tử, đạt bổn hoàn nguyên ), ý nghĩa thật sự các con dẫn đạo chúng sanh tiến vào phật đường lại là gì đây ? Nên biết rằng một niệm chẳng thể tương ứng với trời thì sợi kim tuyến thiên mệnh vô hình bèn đứt, con đường trở về trời liền cách xa ngay lúc ấy. Vậy nên những đạo vụ trung tâm mà không phải là lấy lòng thành, lấy Thiên Tâm để vận hành thì đểu không thể được Chư Phật che chở giúp đỡ, đồng tình thương xót mà âm thầm giúp đỡ trợ đạo đâu ! Vậy thì các con nói xem, những gì mà các con làm lại làm sao có thể nhất quán với trời, nhất trí với đạo mà không dẫn dắt sai lầm người khác đây ?

Ngoài ra, sự quy hoạch đạo vụ không cần thiết xoay vòng quá nhiều trên những mặt nhân sự, tình cảm con người. Các con nhất định cần phải nhắm đến “ làm thế nào để  khai mở tánh giác của chúng sanh”, “ làm thế nào để chơn tu thật luyện giải thoát ”, lấy đó làm mục tiêu, thì mới là thật sự phù hợp với ý trời, mới là thật sự làm việc trời.

Nếu như sự quy hoạch đạo vụ của các con không phải là chú trọng ở “đạo công” ( sự tu trì, nâng cao đạo tâm bên trong ), mà là chú trọng ở “ giáo công ” ( sự thúc đẩy giáo hoá bằng văn tự ) hoặc “ sự công ” ( thành quả của các việc trong đạo trường ) , vậy thì các đồ nhi à, phương hướng mà các con dẫn lãnh chúng sanh phải chăng nên suy ngẫm kĩ lại, kiểm thảo lại từ đầu và điều chỉnh lại hay không ? Đồ nhi à ! Các con phải ghi nhớ kĩ, đạo thì lẽ ra là càng tu càng buông xuống cái Tôi, càng bàn càng công tâm vì chúng sanh, một cái tâm phật sáng chói vô song như thế, tâm đăng vĩnh hằng bất diệt, thì tự nhiên tam giới thập phương chẳng có chỗ nào mà không soi chiếu, thiên lí lưu hành, pháp luân thường chuyển, đấy mới là dự dẫn lãnh chúng sanh thật sự “ từ mê chuyển ngộ ”, “ siêu phàm nhập thánh ” thật sự xứng với cái tên gọi là “đạo vụ trung tâm ” đấy !

Thế Nào Gọi Là “Đạo Vụ Hồng Triển” Và “Đạo Vụ Trung Tâm” ? Thế Nào Gọi Là “Đạo Vụ Hồng Triển” Và “Đạo Vụ Trung Tâm” ?
910 1

Bài viết Thế Nào Gọi Là “Đạo Vụ Hồng Triển” Và “Đạo Vụ Trung Tâm” ?

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »