Nhận Chuẩn Kim Tuyến Và Hộ Trì Thiên Mệnh

Nhận Chuẩn Kim Tuyến và Hộ Trì Thiên Mệnh


Thời kỳ hồng dương, chúng sanh thế giới ta bà duyên chín muồi, có duyên với đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến đây giáo hoá chúng sanh. Một người thì đóng không nổi một vở kịch, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đóng vai chính, lại còn phải có rất nhiều các vai diễn phụ. Đi đâu tìm các vai diễn phụ đây ? Chư Phật Bồ Tát đến đóng vai diễn phụ, giữa các ngài với nhau nơi bổn địa này là tuyệt đối bình đẳng, chẳng có phân cao thấp, thế nhưng lên biểu diễn ở trước sân khấu thì có sự phân cao thấp, có người đóng vai chính, có người đóng vai phụ. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm thầy, những vị còn lại làm học trò, có sự phân thầy trò, chớ thật ra thì trong số đó có rất nhiều vị đã thành Phật trước cả đức Thích Ca Mâu Ni. Phật Phật đồng đạo, giữa Phật với Phật ủng hộ lẫn nhau để đến thành tựu mọi chúng sanh, tuyệt đối chẳng có sự tranh giành danh phận của bản thân, thảy đều vì chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Đấy là nơi mà chúng ta cần phải học tập.

Thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc bấy giờ không chỉ các đệ tử bên trong tăng đoàn là do các đại sĩ pháp thân, chư Phật đến hoá thân, đến biến hiện, mà còn các đệ tử hộ pháp tại gia, các quốc vương đại thần cũng đều là các đại sĩ pháp thân đến biến hiện, như đức vua Ba Tư Nặc, thái tử Kì Đà, ông Trưởng Giả Cấp Cô Độc, đều là các đại sĩ pháp thân đến biến hiện cả, cùng đến trước và sau sân khấu để diễn tốt vở kịch này. Nếu như chẳng phải là Phật Bồ Tát đến, thì ai mà chịu đem hoàng kim trong nhà ra để lát đất ? Bồ Tát đến biểu diễn, biểu diễn cho đại chúng xem. Trưởng giả Cấp Cô Độc dùng vàng lát đất thỉnh mời đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng pháp thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhất định là người phi thường, chớ nếu không thì ông ấy sao lại chịu làm như vậy ? Thế nên đối với những lời mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng, nghe rồi liền tin, vậy thì được thụ dụng. Đấy là biểu diễn đấy, điều này nhất định phải biết, phàm phu làm không nổi đâu. Những vị ấy đến biểu diễn, Phật vì chúng ta thuyết giảng pháp không thể nghĩ bàn, những người này làm chứng cho chúng ta. Họ không có phản đối, nghe rồi thì ai ai cũng ủng hộ, ai ai cũng hoan hỷ, ai ai cũng tán dương ca ngợi, đấy chính là đến để làm chứng minh cho chúng ta, giúp đức Phật hoằng dương cái pháp môn này, vậy nên gọi là “Đại A La Hán”, chẳng phải là người bình thường. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Thiên Mệnh Minh Sư thời kì hồng dương. Các vị tổ sư Đại Ca Diếp, A Nan, ... Bồ Đề Đạt Ma, cho đến các vị tổ sư trung hoa kế thừa tiếp nối đạo mạch kim tuyến.

Nay thời đã đến mạt pháp, lòng người chẳng còn tốt như xưa, đạo đời suy yếu; Hoàng Thiên đại khai hồng ân, lại phái Thiên Mệnh Minh Sư Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát đảo trang giáng phàm cứu thế, chưởng quản đạo bàn, phò trợ cho đức Di Lặc Tôn Phật đang nắm quản  thiên bàn, cùng phổ độ chúng sanh Tam Tào ( thiên tào, nhân tào, địa tào ), khiến cho người người quay về lại với bổn lai diện mục, khôi phục lại linh tánh bất muội vốn có ban đầu ( gọi là đạt bổn hoàn nguyên ) , liễu thoát sanh tử, thoát lìa biển khổ luân hồi. Các Đại sĩ pháp thân cùng Chư Phật, vạn tiên bồ tát hộ pháp, thảy đều hạ phàm giúp đỡ trợ đạo. Một đời Thiên Mệnh Minh Sư phụng thiên thừa vận, ứng thời ứng vận vì chúng sanh thắp sáng ngọn “ tâm đăng ”, dẫn đạo chúng sanh nhận biết bổn tâm, thấy tự bổn tánh. Trong cuộc sống sinh hoạt nhập thế, tu trì pháp môn Nhất Quán, người người thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia mà rốt ráo xuất thế, thành tựu đức tánh của Thánh Hiền Tiên Phật.

Vào thời kì mạt pháp, tuy rằng có ngàn môn vạn giáo dùng các loại phương pháp khác nhau để giáo hoá chúng sanh, cứu vãn độ hoá lòng người, mong chúng sanh có thể bỏ ác tồn thiện, hành thiện hướng đạo. Thế nhưng những sự giáo hoá phổ biến thông thường đều nặng ở chỗ thực hiện “ chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành ” ( nghĩa là không làm tất cả mọi điều ác, mà làm tất cả mọi điều thiện ), nhưng lại chẳng cách nào minh tâm kiến tánh, liễu thoát sanh tử. Chính là vào cái thời khắc cuối cùng nhất này, Hoàng Thiên khai ân giáng xuống một đường kim tuyến, phái Minh Sư giáng thế dẫn đạo về mặt tâm linh cho những chúng sanh bơ vơ không chỗ nương tựa. Chỉ cần có thể nắm chặt lấy đường kim tuyến, nhận lí quy chơn thì tất được cứu trợ, siêu sanh liễu tử, chính là cái gọi là “ nắm bắt được cái gốc rễ thì thành Phật tổ, chẳng nắm bắt được gốc rễ thì thành mù tu quáng luyện ”. Nếu chẳng thể nhận chuẩn đường kim tuyến, cứ mãi mù tu quáng luyện, thì e rằng cả đời uổng tu một phen. Vậy nên phải nhận chuẩn đường kim tuyến, hộ trì cho thiên mệnh vĩnh viễn hưng vượng, khiến cho tuệ mệnh trường tồn bất hủ.

1.Nghĩa thật của một đường kim tuyến
Kim tuyến đại biểu cho sự “ thường mà bất biến ”. Tổ Sư đời thứ 18 – Sư Tôn, Sư Mẫu phụng thiên thừa vận, phổ độ Tam Tào.

Kim tuyến từ trời mà giáng, quán xuyên Tam Tào ( Thiên, Địa, Nhân ) , truyền khắp tam giới thập phương, khiến cho phật đường trở thành chiếc pháp thuyền cứu đời. Bởi vì có sự gia trì của thiên mệnh, sự truyền xuống của kim tuyến càng là “ nguồn nước chảy dài ”, chẳng chút ngừng nghỉ. Chư Thiên Tiên Phật, Vạn Tiên Bồ Tát giúp đỡ trợ đạo, vậy nên chỉ trong vài chục năm ngắn ngủi mà đã có thể đạo hoằng khắp vạn quốc cửu châu. Các tu sĩ Bạch Dương phổ biến khắp các nước trên thế giới, người người chơn tu chơn hành, chánh kỉ thành nhân, độ mình độ người, vĩnh siêu sanh tử, chẳng ở trong sáu nẻo luân hồi.

Kim tuyến từ đời tổ thứ 18 thì truyền giáng Tam Tào. Thông qua các tu sĩ Bạch Dương lập chí phát tâm tế thế cứu nhân, trong sự chơn tu chơn bàn liên miên chẳng dứt thì đường kim tuyến sẽ không ngưng ở nơi cá nhân, cũng sẽ không ngưng ở Điểm Truyền Sư. Sự phát triển của đạo vụ tuy rằng có sự dẫn độ của Dẫn Bảo Sư, cũng có sự thay thầy truyền đạo của Điểm Truyền Sư, nhưng nếu như Dẫn Bảo Sư, thậm chí là Điểm Truyền Sư ở trong quá trình tu bàn, nếu như có tồn những thành kiến thiên lệch, những tâm tư ích kỉ, độc sáng tạo ý mới, lập môn hộ riêng, thậm chí là từ bỏ tổ sư đời thứ 18 để bái sư khác làm thầy, thì tất nhiên sẽ mất đi đường kim tuyến, tất nhiên sẽ chấm dứt sự kéo dài tiếp tục của đường kim tuyến, cũng có nghĩa là đã bị tịch thu tước bỏ tuệ mệnh. Khi đã đánh mất đi đường kim tuyến, cho dẫu tự tưởng rằng tiếp tục vì đạo, nhưng cũng chỉ là một khâu giáo hoá khuyến thiện mà thôi, chớ chẳng cách nào điểm siêu sanh.

Kim tuyến có oai đức của thiên mệnh, hằng cổ chẳng đổi dời. Nếu muốn nắm bắt lấy kim tuyến, thì cần phải có sự nội hàm của chánh tri, chánh kiến, chánh pháp, chánh truyền, cũng có nghĩa là nói rằng nếu như chẳng có chánh tri chánh kiến, rơi vào tả đạo bàng môn, chẳng có lòng công chánh và lòng từ bi yêu thương, thì sẽ mất đi bản chất của chánh pháp chánh truyền, cũng sẽ đánh mất đi sự gia trì của thiên mệnh, tất nhiên chẳng cách nào có được kim tuyến, đánh mất đi sự truyền thừa của tuệ mệnh, cũng sẽ vĩnh viễn mất đi chỗ dựa vững chắc của thiên ân sư đức.

Đường kim tuyến của đạo trường Phát Nhất có sự gia trì của thiên mệnh, là các bậc Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân bỏ nhà xả nghiệp, xả thân bàn đạo, từ bi hỷ xả, hy sinh phụng hiến, được lòng trời, được kế thừa thiên mệnh của Sư Tôn Sư Mẫu. Đường kim tuyến của đạo trường từ quá khứ kéo dài tiếp tục cho đến hiện tại, còn phải vĩnh viễn tiếp tục kéo dài cho đến vị lai mãi mãi không kết thúc ngưng nghỉ.

Kim tuyến chẳng có sự gián đoạn, thế nhưng sinh mệnh của con người thì có hạn. Làm thế nào có thể khiến cho đường kim tuyến kéo dài chẳng gián đoạn đây ? Các tu sĩ bạch dương đều nên có chánh tri chánh kiến, nỗ lực hành lục độ vạn hạnh của bồ tát, noi theo tinh thần từ bi hỷ xả của Chư Phật Bồ Tát, lấy lòng trời làm lòng mình, lấy chí hướng của thầy làm chí hướng của mình, cứ từng thế hệ tiếp tục thay thế nhau, khiến cho sự truyền thừa của đạo trường được vĩnh viễn tiếp tục, tuệ mệnh trường tồn.

Dựa theo sự vận hành và khung tổ chức của đạo trường, mỗi một nhóm công tác trên cương vị trong khung tổ chức đều có thể phát tâm liễu nguyện, mang chánh tri chánh kiến, chơn tu thật bàn; còn ở sự vận hành tổ chức và thúc đẩy đạo vụ thì có thể trên hợp lòng trời, dưới thuận ý người, dựa theo chánh pháp chánh truyền, tinh thần trung thành không hai, thì tự nhiên cấu thành một đường kim tuyến thông thiên vĩnh viễn truyền thừa tiếp nối trên đạo trường.

2. Làm thế nào nhận chuẩn kim tuyến và hộ trì thiên mệnh ?
Lấy Nhất Quán Chơn Truyền làm pháp môn tu trì, đi sâu vào một môn. Trong cái thời kì mạt pháp mà vạn giáo cùng phát thì nhất định càng phải thể ngộ sâu sắc sự tôn quý của đạo và sự đáng kính nể của thiên mệnh. Trong sự tu hành cũng cần phải lấy diệu pháp thù thắng của Nhất Quán Chơn Truyền phụng làm pháp môn vô thượng, ôm đạo phụng hành, thuỷ chung đầu cuối như một, thì mới có thể đạt đến sự viên mãn rốt ráo, liễu thoát sanh tử.

Có sự tu trì nội ngoại công khăng khăng giữ mãi chơn đạo, kiên giữ cương vị phụ trách trên đạo trường, tận tâm liễu nguyện thì mới có thể thật sự thực hiện, duy trì một đường kim tuyến, hộ trì cho sứ mệnh thần thánh của thiên mệnh.

Theo đuổi đại đạo trường, đầu cuối chẳng biến đổi : Đại đạo trường là pháp thuyền lớn cứu độ chúng sanh, phổ độ Tam Tào. Khung tổ chức và sự vận hành của đại đạo trường là chế độ tốt đẹp vĩnh viễn tiếp tục truyền thừa của kim tuyến thiên mệnh, ở trong sự Thiên-Nhân hợp nhất và Thần-Nhân cộng bàn, thúc đẩy đạo cứu vãn thiên hạ, đạo hoằng khắp vạn quốc cửu châu. Vậy nên để bảo đảm tu đạo thuỷ chung đầu cuối như một, vĩnh viễn không thoái chuyển thì duy chỉ có theo đuổi đại đạo trường, tham bàn sự vận hành đạo vụ của khu vực, thì mới có thể bảo đảm chơn tu chơn bàn, mỗi người có thể khéo dùng sinh mệnh của bản thân để đạt đến thành công viên mãn.

Chân thành không hai, từ bi hỷ xả, bên trong tu bản thân, bên ngoài độ người, tôn sư trọng đạo, cẩn thận tuân thủ phật quy lễ tiết, khiến cho trên dưới có thứ tự, đồng tâm đồng đức, cùng nắm tay nhau, lấy thân mình để thị hiện đạo, nỗ lực thực hành tiêu chuẩn, hiển hiện sự tôn quý của đạo, hộ trì thiên mệnh. Mọi người tu bàn đạo có lòng tin, đoàn kết nhất khí, khiến cho chiếc pháp thuyền lớn bạch dương có thể tiến về trước một cách bình an vững chắc.

Vào cái lúc vạn giáo cùng phát, ngàn môn vạn giáo mỗi mỗi đều hiển thần thông, thì tuyệt đối không thể nhất thời mê muội mà đi sai lầm vào tả đạo bàng môn; tự mình sai lầm, làm trễ lỡ tuệ mệnh của bản thân thì còn là chuyện nhỏ; nếu làm trễ lỡ tuệ mệnh của ngàn vạn chúng sanh thì tội chẳng gì lớn bằng, vậy nên nhất định phải nắm bắt lấy thật chặt một đường kim tuyến của Sư Tôn, Sư Mẫu, đi theo bước chân của các bậc Tiền Nhân, thừa thượng khải hạ, dùng chánh tri chánh kiến để dẫn lãnh các đạo thân đi trên đại đạo chân lí, nhất định phải có thể quy căn nhận Mẫu, trở về lại cõi Vô Cực.

Chiếc pháp thuyền bạch dương phải làm thế nào để có thể chở vô số chúng sanh lái hướng đến bờ bên kia một cách bình an, trở về thánh vực Lí Thiên đây ? Muốn vậy thì nhất định cần phải tất cả các tay thuỷ thủ đều đồng tâm đồng đức, cùng nắm tay nhau, đồng tâm hợp sức, mục tiêu nhất trí, người người phát ra tâm chí mạnh mẽ kiên quyết, gánh vác lên trọng trách đại nhiệm phổ độ chúng sanh, dũng cảm đi khai sáng thánh nghiệp, thì tất nhiên sứ mệnh có thể đạt thành.

Dùng tứ nhiếp pháp – 4 loại phương tiện bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự để đi vào cộng đồng, phục vụ xã hội, rộng kết thiện duyên, nỗ lực thành hành bồ tát đạo; dùng tinh thần lục độ vạn hạnh để độ hoá chúng sanh, rộng bố thánh đức thay Sư Tôn, Sư Mẫu, khiến cho càng nhiều chúng sanh được triêm thiên ân, được nhận chánh pháp, cùng trở về cõi cố hương cực lạc.

Mọi người hợp tác với nhau một cách hài hoà, hoà bình, cùng sáng tạo ra một vườn nhà Di Lặc, thiên đường chốn nhân gian.

Không ngớt thúc đẩy “ ba nhiều bốn tốt ” :

Nhiều người cầu đạo, khiến cho càng nhiều chúng sanh cầu được chân lí đại đạo, tánh mệnh được cứu.

Nhiều người dự pháp hội, khiến cho càng nhiều đạo thân đi tham dự pháp hội, khải phát trí tuệ lương tri, phát ra cái tâm bồ đề.

Nhiều người tham dự các lớp tiến tu, khiến cho tâm tánh đạo thân càng trưởng thành, cứu độ chúng sanh trên phạm vi càng rộng lớn, cùng lên pháp thuyền.

Lại tích cực nghiêm túc đạt thành bốn tốt : học đạo học được tốt, tu đạo tu được tốt, giảng đạo giảng được tốt, bàn đạo bàn được tốt, khiến cho người người tu đạo đều đạt tiêu chuẩn, đều trở thành tấm gương sáng mẫu mực trong đạo, khiến cho thiên mệnh vĩnh viễn hưng vượng, tuệ mệnh vĩnh truyền !

Nhận chuẩn đường kim tuyến, hộ trì thiên mệnh, không chỉ là sự bắt rễ sâu chánh tri chánh kiến trong lòng, mà càng phải có sự thực tiễn của việc chơn tri và nỗ lực thực hành, thì mới có thể thật sự hiệu quả, mới có thể duy trì và hộ trì Nhất Quán Chơn Truyền, hoằng dương lâu xa, thiên thu vạn thế, vĩnh viễn tiếp tục truyền thừa. Vậy nên thân là đệ tử của đại đạo Nhất Quán thì đều nên nỗ lực học tu giảng bàn hành, ở trong đạo trường, tam thí song tiến, chú trọng sự tu trì của nội đức, phát huy cái tâm từ bi, bên ngoài độ người, lấy nội hàm của bậc chánh nhân quân tử để lập thân xử thế, noi theo hành động của các bậc Thánh Hiền Tiên Phật, lập thân hành đạo. Như vậy thì mới có thể phát triển đại cách cục của đại đạo trường, thực hiện việc nhận chuẩn đường kim tuyến, hộ trì thiên mệnh, truyền thừa vĩnh viễn tiếp tục một cách rất tự nhiên.

3. Toàn thể đạo thân đồng tâm đồng đức, tận tâm vì sự truyền thừa thiên mệnh
Trường Sanh Đại Đề từ bi huấn thị rằng : “ Cái gọi là “ thiên mệnh đáng kính nể ” chính là thiên mệnh chẳng phải là nói trên đầu môi lưỡi không thôi, mà còn là phải kính nể một cách thật lòng, thực tế đi hộ trì, bảo vệ, tôn kính một cách thật lòng, thì mới có thể đời đười tương truyền, đời đời truyền thừa. Cái công phu truyền thừa này, cái mệnh truyền thừa này là duy trì bảo vệ ở trên thân của mỗi một người. Mỗi một người đều là gánh vác sứ mệnh mà đến !”

“ Có năng lực, có tâm, thì cũng phải đề bạt các hậu học ! hy vọng các con, những người có năng lực càng nên dốc sức làm nhiều, hiệp trợ nhiều cho các Tiền Hiền. Thiên mệnh không những phải truyền thừa, mà công tác hộ trì càng là không đơn giản, càng là quan trọng đấy ! Cả đạo trường phải dựa vào lực lượng sức mạnh của mọi người để hộ trì, ủng hộ, củng cố ”

Sư Tôn từ bi huấn thị rằng : “ Thiên mệnh không chỉ thiên thượng truyền, không chỉ nhân gian truyền, mà là một thể lưu hành, không chỉ một người gánh vác, mà còn là ngàn ngàn vạn vạn người đều phải cùng nhau gánh vác. Chẳng phải là nói cái sứ mệnh này là của ai đâu, mà mỗi người đều có sứ mệnh đấy ! Chỉ là làm sao để lãnh đạo, làm thế nào để khiến cho càng thêm viên mãn mà thôi. ”

Sự truyền thừa của thiên mệnh thì mỗi người đều có trách nhiệm; con con cháu cháu, đời đời muôn năm đều phải khiến cho tiếp tục truyền thừa xuống, chẳng thể gián đoạn. Chẳng có cái thiên mệnh này thì trời tất loạn, địa tất loạn, người tất loạn, vậy nên chỉ chỉ có sự lưu hành rộng lớn của cái thiên mệnh này, lưu hành một cách đúng đắn, thì mới khiến cho mọi người đều bình an, toàn bộ mọi người mới có thể triêm được sự xán lạn. ”

Sự ổn định của nhân gian ở đâu vậy ? Ở những người đức cao vọng trọng, những người có tâm bàn đạo, có tâm độ hoá chúng sanh. Tâm của con càng mãnh liệt thì sứ mệnh càng mạnh; con qua loa cho xong chuyện thì ơn trên cũng chẳng dám đem sứ mệnh giao phó cho đâu … Những người tu hành thì nhiều đến muôn vạn, nhưng có mấy người thật sự đang gánh vác sứ mệnh ? Hay là các con chỉ là nối đuôi theo người ta ? Các con muốn làm thuỷ thủ, làm thuyền trưởng, hay chỉ là muốn bị cuốn trôi theo sóng, phiêu dạt trôi nổi đó đây ? Điều này thì tuỳ bản thân các con lựa chọn đấy. Tay thuỷ thủ của sinh mệnh thì chớ có mà phiêu dạt trôi nổi chẳng có định hướng theo thế tục … nghỉ ngơi là sự nghỉ nơi của nội tâm, chớ chẳng phải là sự nghỉ ngơi của bước chân; bước cân phải tích cực, thế nhưng tâm cảnh phải đạm bạc, đương nhiên con làm việc cần phải mọi người “ chúng chí thành thành ” ( vạn chúng nhất tâm, đoàn kết nhất trí khắc phục mọi khốn khó ).

Lúc con làm việc làm một cách vô vi, ơn trên tự nhiên sẽ cho con sức mạnh vô cùng; nếu làm mà có chỗ mong cầu thì vẫn cứ sẽ là lực bất tòng tâm; vậy nên truyền đăng, truyền cái tuệ mệnh này, giống như ngọn đèn biển ngàn năm chỉ dẫn chúng sanh cứ mãi tiếp tục mà đi. Quay về nhà các con phải thật tốt mà độ hoá chúng sanh. Hy vọng các con đều ngay lúc ấy chính là Phật, vĩnh viễn chính là Phật, chớ chẳng phải chỉ có sự hiển hiện phật tánh một phút một giây thôi, mà là phải mỗi ngày đều hiển hiện phật tánh, ngày ngày đều có thể chỉ dẫn chúng sanh, truyền cảm hứng cho chúng sanh. Gia đình càng phải viên mãn, gia đình viên mãn mới là nền tảng lớn nhất của các con … ”

Các hiền đồ dùng một lòng chẳng hai để hộ trì thiên mệnh, hộ trì pháp thuyền, hộ trì chúng sanh, hộ trì Tiên Phật, thì mới có được công đức lớn. ”

Tóm lại, các tu sĩ Bạch Dương phải lấy việc nhận chuẩn kim tuyến làm bước đầu, lấy việc duy trì bảo hộ kim tuyến kéo dài chẳng dứt làm kết quả. Kim tuyến thật sự tất được sự gia trì của thiên mệnh, khiến cho rộng bố khắp tam giới thập phương, ân huệ ban khắp Tam Tào. Kim tuyến chơn thường bất biến quán xuyên quá khứ, hiện tại, vị lai. Việc hộ trì thiên mệnh quý ở chỗ theo đuổi và thực hiện thì mới có thể gầy dựng đại đạo trường to lớn lâu dài.

Ở trong sự cùng phát của vạn giáo, người bình thường dễ bị mê muội mất, cũng dễ dàng sai loạn, vậy nên nhất định cần phải dùng trí tuệ để nhận chuẩn kim tuyến, càng phải lấy nhân nghĩa tồn tâm, phát huy tinh thần nhân ái, hoằng pháp lợi sanh, cứu độ muôn dân bá tánh, càng phải lấy tinh thần quả cảm cương quyết, dũng cảm gánh vác, khiến cho thiên mệnh vĩnh viễn hưng vượng, nguồn xa dòng dài.

Thiên mệnh kim tuyến, pháp thuyền bạch dương là chiếc pháp thuyền quý báu trong biển khổ có thể khiến chúng sanh lìa khổ được vui, là một con đường tắt từ thế giới sa bà thông đạt đến tây phương, cũng là pháp môn phương tiện rốt ráo thành phật của thời mạt hậu nhất trước, phổ độ thâu viên. Tất cả chúng ta cần phải khéo thêm hộ trì, khiến cho có thể chở được 92 ức Nguyên Phật Tử có thể lái hướng đến bờ bên kia một cách an toàn, trở về đến cõi Vô Cực Lí Thiên.

Thầy Tế Công Hoạt Phật từ bi khai thị :
  
Sau khi cầu Đạo bái Phật làm thầy, bái một đời Minh Sư làm thầy ( không phải là bái người phàm làm thầy ) , lại đến các pháp môn khác tu hành thì sẽ như thế nào ?

Lúc bấy giờ, rất nhiều các đồ nhi trong lúc lập nguyện, ơn trên ban cho các con thiên chức, sứ mệnh gánh vác. Các con như thế sao còn phải đi các pháp môn khác tu hành ? Tu đạo thì đạo lý phải rõ ràng, bàn đạo thì phải cẩn thận tuân giữ phật quy. Nếu như các con đi đến các tôn giáo khác để tu hành ( bái người làm thầy ), thì những nguyện lập, những thiên chức đã ban cho các con lúc ấy, lại còn cả đạo thống truyền đạo, biểu văn cầu đạo, họ tên trên đó, và cả họ tên đã ghi danh nơi Tam Quan Đại Đế nữa đều bị xoá huỷ, trả về lại “ sổ sanh tử ” cho Diêm La Vương chưởng quản. Đó là lý do vì sao mà sau khi cầu đạo xong, các con phải cẩn thận, cẩn giữ phật quy, đạo mạch đạo thống phải rõ ràng, chớ không phải là mơ màng hồ đồ chẳng biết gì. Thâu hồi thiên chức của các con rồi, sau đó các con biết bản thân mình đã đi sai đường vì lại đi bái người làm thầy, mà con người thì không thể thập toàn thập mĩ, càng bái càng mê tín, thì con phải quay trở về thánh điện Bạch Dương để sám hối, phải cầu đạo trở lại, thì ở trên biểu văn vẫn sẽ ghi là cầu đạo trở lại, khẩu nguyện vẫn còn tồn tại, phát lại tâm nguyện, sám hối lập lại thiên chức ( Đàn Chủ hoặc Giảng Sư ). Điểm Truyền Sư thì không còn là Điểm Truyền Sư nữa rồi, nói như vậy các con có hiểu không ?

Ơn trên giáng đạo là để cho các con một kiếp tu, một kiếp thành, chẳng cần phải luân hồi khổ tu, khổ luyện nữa. Ơn trên biết các chúng sanh thời mạt pháp trầm luân mê muội rất sâu nặng rồi nên mới đại khai phổ độ, phải độ trở về chín mươi sáu ức Nguyên Thai Phật Tử.

Nhận Chuẩn Kim Tuyến Và Hộ Trì Thiên Mệnh Nhận Chuẩn Kim Tuyến Và Hộ Trì Thiên Mệnh
910 1

Bài viết Nhận Chuẩn Kim Tuyến Và Hộ Trì Thiên Mệnh

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »